Liên kết vùng Đồng bằng sông Cửu Long không hiệu quả nếu không có TP.HCM

Nhàđầutư
Đó là ý kiến chỉ đạo của Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn tại Diễn đàn Mekong Connect 2022.
AN HÒA
24, Tháng 11, 2022 | 20:11

Nhàđầutư
Đó là ý kiến chỉ đạo của Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn tại Diễn đàn Mekong Connect 2022.

dien dan 1

Diễn đàn Mekong Connect 2022 xác định "muốn đi xa thì phải đi cùng". Ảnh An Hòa

Diễn đàn Mekong Connect 2022 diễn ra ngày 24/11, do các tỉnh, thành trong Mạng lưới liên kết ABCD Mekong (An Giang – Bến Tre – Cần Thơ – Đồng Tháp) và Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao tổ chức tại TP Cần Thơ.

Theo Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của cả nước.ĐBSCL bao gồm 13 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương với tổng diện tích hơn 40.000km2; dân số vùng khoảng 17,5 triệu người, chiếm gần 18% dân số cả nước.

Vùng ĐBSCL được đánh giá có nhiều tiềm năng, lợi thế cho phát triển; là một trong những đồng bằng lớn nhất, phì nhiêu nhất ở Đông Nam Á và thế giới; sản xuất và xuất khẩu lương thực, thực phẩm, thuỷ hải sản và trái cây lớn nhất của cả nước; đóng góp khoảng 50% sản lượng lúa, 95% lượng gạo xuất khẩu, gần 65% sản lượng thuỷ sản nuôi trồng, 60% lượng cá xuất khẩu và gần 70% các loại trái cây của cả nước.

Là khu vực có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt và nhiều vườn cây, rừng cây rộng lớn, với 4 khu dự trữ sinh quyển, vườn quốc gia, khu bảo tồn tự nhiên được công nhận là khu Ramsar của thế giới. Đồng thời, trong vùng cũng có nhiều tiềm năng về dầu khí và năng lượng tái tạo, như năng lượng gió, năng lượng mặt trời…

10 tháng năm 2022, trong bối cảnh đất nước gặp không ít những khó khăn, thách thức nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng tâm, hiệp lực của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và cộng đồng doanh nghiệp, đất nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng trên hầu hết các lĩnh vực về kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, phòng chống tham nhũng, tiêu cực và công tác xây dựng Đảng; an sinh xã hội được bảo đảm, đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện.

Tăng trưởng 9 tháng đầu năm 2022 đạt 8,83% mức cao nhất từ năm 2011 đến nay. Thu ngân sách nhà nước 10 tháng đạt 103,7% dự toán, tăng 16,2%; vốn FDI thực hiện đạt 17,45 tỷ USD, tăng 15,2%; tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 616 tỷ USD, tăng 14,1%, xuất siêu 9,4 tỷ USD; trên 178 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động, tăng 58,3% so với cùng kỳ.

Tuy nhiên, theo Phó chủ tịch Thường trực Quốc hội, đất nước đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức đan xen về ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, giá xăng dầu, lương thực, thép, phân bón, chi phí sản xuất, vận tải gia tăng.

Riêng đối với Vùng ĐBSCL, mặc dù có nhiều thế mạnh rõ rệt, song vùng đã và đang đối diện nhiều thách thức lớn, đó là: Nền nông nghiệp của vùng chậm hiện đại hóa, nguồn vốn đầu tư hạn chế; kết cấu hạ tầng thiếu đồng bộ; sự chênh lệch về mức sống và cơ hội việc làm dẫn đến tỷ lệ di cư, tỷ lệ hộ nghèo còn cao; các công trình thủy điện thượng nguồn làm giảm đáng kể lượng phù sa và cát do bị các hồ chứa giữ lại. Hệ quả là gây ra sạt lở bờ sông và làm đất bạc màu, nước mặn từ biển xâm lấn làm hơn một nửa diện tích tự nhiên bị nhiễm mặn…

dien dan 2

Vùng ĐBSCL không thể "đi nhanh" khi thiếu liên kết với TP. Hồ Chí Minh. Ảnh AS

Đứng trước những khó khăn thách thức đó, đòi hỏi các địa phương, phải có sự liên kết chặt chẽ với nhau trong ứng phó với các thách thức và tương hỗ nhau trong các hoạt động phát triển kinh tế, đảm bảo an ninh, an toàn khu vực.

"Diễn đàn Mekong Connect năm 2022 đã đánh dấu bước phát triển mới trong việc mở rộng liên kết vùng với việc tham gia của TP.HCM. Đây là hướng đi cần thiết. Với vai trò là trung tâm kinh tế lớn của cả nước, đầu mối về giao thương quốc tế, TP.HCM sẽ hỗ trợ rất lớn cho khu vực ĐBSCL trong mở rộng giao thương trong nước và quốc tế, thu hút đầu tư nhất là vốn FDI vào khu vực. Trong thời gian tới, tôi hy vọng rằng, Diễn đàn sẽ tiếp tục mở rộng nhiều địa phương tham gia hơn để phát huy tinh thần liên kết cùng phát triển, liên kết tạo nên thịnh vượng", ông Mẫn nhấn mạnh.

Tại sự kiện, ông Trần Việt Trường, Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ, địa phương có vị trí chiến lược, trung tâm vùng ĐBSCL; là nơi tập trung đầu mối của nhiều tuyến giao thông: đường hàng không, đường bộ và đường thủy quan trọng và liên vận quốc tế; là trung tâm đào tạo nguồn nhân lực, khoa học – công nghệ, trung tâm y tế, chăm sóc sức khỏe của vùng.

Nghị quyết số 59-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển TP. Cần Thơ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã xác định mục tiêu phát triển Cần Thơ không thể xa rời việc liên kết, hợp tác với các địa phương trong vùng.

Nhằm cụ thể hóa Nghị quyết số 59-NQ/TW của Bộ Chính trị, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 45/2022/QH15 ngày 11/01/2022 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Cần Thơ.

Để thực hiện đạt mục tiêu đưa TP. Cần Thơ trở thành đô thị trung tâm động lực của vùng thì Cần Thơ rất cần sự phối hợp chặt chẽ của các tỉnh trong khu vực ĐBSCL và sự hỗ trợ của các tỉnh, thành bạn, đặc biệt là TP.HCM.

Do vậy, Diễn đàn này mang ý nghĩa hết sức tích cực vừa là hoạt động thường niên nhưng cũng vừa là cơ hội để chia sẻ, thấu hiểu, gắn kết cùng xây dựng mối liên kết bền vững giúp nhau cùng phát triển.

"Warren Buffett, một nhà đầu tư, doanh nhân người Hoa Kỳ đã từng nói muốn đi nhanh hãy đi một mình, muốn đi xa hãy đi cùng nhau, hay Ken Blanchard, tác giả của cuốn sách kinh điển Vị giám đốc 1 phút từng nói không một ai trong chúng ta thông minh bằng tất cả chúng ta, vì vậy, muốn phát triển bền vững, chúng ta cần có sự liên kết hợp tác giữa các địa phương, liên kết hợp tác giữa các đối tượng trong chuỗi sản xuất, chế biến, phân phối. Hy vọng rằng, qua Diễn đàn này, các địa phương, các doanh nghiệp sẽ có được thật nhiều thông tin hữu ích, hỗ trợ quá trình phát triển kinh tế – xã hội trong giai đoạn tới, có nhiều kết nối hợp tác được thiết lập, tận dụng tối đa các cơ hội do hội nhập mang lại; đây là dịp để học hỏi, chia sẻ những kinh nghiệm, ứng dụng công nghệ trong sản xuất, quản lý", ông Trường kỳ vọng.

Tại Diễn đàn Mekong Connect 2022, mỗi địa phương trong 4 địa phương "ABCD" chọn 1 dự án cụ thể cần liên kết, hợp tác thực hiện trong năm 2023 nêu ra tại diễn đàn này. Trong đó, TP. Cần Thơ đã chọn dự án cần liên kết thực hiện là Trung tâm liên kết chế biến tiêu thụ nông sản ĐBSCL, quy mô 3.300ha; tỉnh An Giang giới thiệu dự án Trung tâm đầu mối sản xuất lúa gạo 200ha, vốn đầu tư 9.000 tỷ đồng; tỉnh Bến Tre giới thiệu dự án Tăng cường kết nối liên vùng qua hoàn thiện hệ thống hạ tầng với các tỉnh duyên hải phía Đông; tỉnh Đồng Tháp giới thiệu dự án dự án thành phố thông minh Mekong (Mekong Smart City), quy mô diện tích hơn 7.500ha được triển khai trên địa bàn huyện Hồng Ngự, TP.Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp và thị xã Tân Châu của tỉnh An Giang.
Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25154.00 25454.00
EUR 26614.00 26721.00 27913.00
GBP 31079.00 31267.00 32238.00
HKD 3175.00 3188.00 3293.00
CHF 27119.00 27228.00 28070.00
JPY 158.64 159.28 166.53
AUD 16228.00 16293.00 16792.00
SGD 18282.00 18355.00 18898.00
THB 667.00 670.00 698.00
CAD 18119.00 18192.00 18728.00
NZD   14762.00 15261.00
KRW   17.57 19.19
DKK   3574.00 3706.00
SEK   2277.00 2364.00
NOK   2253.00 2341.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ