Chứng khoán HSC: Nhọc nhằn đường tăng vốn

NGỌC ĐIỂM
10:41 29/08/2024

Rào cản cổ đông Nhà nước khiến quá trình tăng vốn của Chứng khoán HSC bị kéo dài hơn dự kiến, mất cơ hội kinh doanh. HFIC sẽ thoái toàn bộ vốn tại Chứng khoán HSC cho đến 2025.

Cổ đông Nhà nước có chủ trương thoái vốn khỏi Chứng khoán HSC. Ảnh minh họa: Trọng Hiếu.

Cách đây 5 năm, Chứng khoán HSC (HSC - mã: HCM) là doanh nghiệp đứng thứ 2 về thị phần môi giới cổ phiếu tại HoSE với tỷ lệ lên đến trên 10%. Tuy nhiên, sau giai đoạn bùng lên mạnh mẽ của nhà đầu tư cá nhân, thị phần của công ty sụt giảm mạnh về 5,32% (năm 2023) và rớt xuống vị trí thứ 5. Tình hình có cải thiện trong nửa đầu năm nay khi thị phần tăng lên 6,17%, vẫn ở vị trí thứ 5 nhưng thu hẹp đáng kể so với đơn vị đứng thứ 4 (VNDirect - 6,24%).

Việc mất dần vị thế luôn là vấn đề quan trọng được cổ đông đề cập tại các kỳ họp ĐHĐCĐ thường niên của Chứng khoán HSC. Ban lãnh đạo lý giải bên cạnh những yếu tố về cơ cấu giao dịch thị trường thay đổi chuyển sang giao dịch ETF, cạnh tranh gay gắt khi nhiều công ty chứng khoán (CTCK) áp dụng phí giao dịch bằng 0 thì một nguyên nhân quan trọng là công ty bị hạn chế nguồn vốn.

Trong giai đoạn thị trường bùng nổ 2021 - 2022, hàng loạt CTCK tăng vốn gấp nhiều lần, ban lãnh đạo HSC cũng nhìn thấy được là phải tăng vốn nhưng quá trình khá gian nan do có cổ đông Nhà nước - Công ty Đầu tư Tài chính Nhà nước TP.HCM (HFIC).

2 năm cho một đợt tăng vốn của Chứng khoán HSC

Vào tháng 12/2021, HSC cho biết đã phát hành thành công 152,5 triệu cổ phiếu với giá 14.000 đồng/cp, giá trị thu về 2.135 tỷ đồng. Tuy nhiên, BCTC các năm 2021 và 2022 cho thấy có đến gần 32,8 triệu cổ phiếu thuộc sở hữu của Công ty Đầu tư Tài chính Nhà nước TP.HCM (HFIC) nằm trong diện hạn chế giao dịch.

Cụ thể, UBCKNN vào tháng 1/2022 có Công văn số 376 yêu cầu HSC chưa được sử dụng phần vốn góp của HFIC liên quan đợt phát hành này (32,8 triệu cổ phiếu, tương đương giá trị là 459,2 tỷ đồng). UBCKNN cũng có Công băn số 377 yêu cầu Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam hạn chế giao dịch đối với lô cổ phiếu phân phối cho HFIC.

Trước đó, thực hiện kết luận của Chủ tịch UBND TP.HCM, HĐTV HFIC đã ban hành Nghị quyết số 70 ngày 25/10/2021 về phê duyệt phương án chuyển nhượng hơn 72,9 triệu quyền mua cổ phiếu HSC theo phương thức bán đấu giá công khai. Tuy nhiên, do số lượng quyền mua lớn nên HFIC chỉ bán thành công gần 7,4 triệu quyền mua. Số lượng quyền mua còn lại (không bán hết) là gần 65,6 triệu quyền, tương đương số cổ phiếu HSC được quyền mua thêm là gần 32,8 triệu cổ phiếu. Nhằm bảo vệ lợi ích cổ đông Nhà nước, HFIC đã nộp hơn 459,1 tỷ đồng để thực hiện quyền mua.

Tuy vậy, theo quy định tại khoản 12 Điều 2 Nghị định số 140 ngày 30/11/2020 của Chính phủ, thầm quyền quyết định về việc góp vốn mua cổ phần trong lĩnh vực chứng khoán thuộc về Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở đề nghị của UBND TP.HCM. Điều này đồng nghĩa trong thời gian chờ quyết định của Thủ tướng Chính phủ, HSC chưa được sử dụng phần vốn góp của HFIC liên quan đến đợt phát hành này (tức số tiền hơn 459,1 tỷ đồng).

Lãnh đạo HSC cho biết trong năm 2021 đã phải tổ chức 52 cuộc họp HĐQT để giải quyết vấn đề. Đến năm 2022, công ty cũng trải qua 2 lần hủy họp ĐHĐCĐ thường niên và tại cuộc họp chính thức diễn ra vào tháng 8 (muộn hơn so với quy định 2 tháng) vấn đề chưa được giải quyết.

Vướng mắc kể trên tiếp tục ảnh hưởng đến kế hoạch tăng vốn của HSC. Theo đó, HSC trong năm 2022 tiếp tục xin ý kiến cổ đông với phương án chào bán 228,7 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, giá 10.000 đồng/CP. Song, do đợt tăng vốn năm 2021 chưa hoàn thành, công ty đến đầu năm 2023 mới nộp hồ sơ lên UBCKNN. Lưu ý rằng, gần như cùng thời điểm này, VSD có Công văn số 100 về việc lô cổ phiếu của HFIC được điều chỉnh sang chứng khoán tự do chuyển nhượng.

Cuối năm 2023, HSC mới công bố Nghị quyết HĐQT thông qua ngày chốt danh sách cổ đông thực hiện quyền mua cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu. Trải qua nhiều lần gia hạn thời gian đăng ký và nộp tiền, đầu tháng 4 vừa qua, đợt chào bán được hoàn thành với 178 triệu cổ phiếu phân phối thành công và 50.426.740 cổ phiếu không được thực hiện quyền. Nhiều khả năng là các cổ đông Nhà nước gồm HFIC, Ngân hàng Thương mại TNHH MTV Xây dựng Việt Nam, Liên hiệp Hợp tác xã thương mại TP.HCM (Saigon Co.op) không thực hiện quyền.

HFIC sẽ thoái hết vốn đến năm 2025
Hiện, HFIC sở hữu 121,6 triệu cổ phiếu HCM, tương đương 17,26% vốn Chứng khoán HSC – là cổ đông lớn thứ 2 sau Dragon Capital Markets Limited (32,18% vốn). Theo đại diện HFIC, đơn vị này chắc chắn thoái vốn khỏi Chứng khoán HSC theo quy định pháp luật, phương án tái cơ cấu được trình UBND TP.HCM phê duyệt trong năm 2024. Sau khi được phê duyệt, HFIC sẽ thực hiện thoái vốn toàn bộ theo lộ trình nhưng chia thành nhiều giai đoạn cho đến 2025 phù hợp tình hình thực tế, hiệu quả và đúng quy định.

Không chỉ vấn đề tăng vốn, việc chia cổ tức bằng cổ phiếu của công ty cũng vấp phải sự phản đối của cổ đông lớn. Trong thời điểm phương án tăng vốn bằng chào bán cho cổ đông gặp trắc trở, HĐQT Chứng khoán HSC đã đề xuất đổi hình thức chia cổ tức đợt 2/2021 hoàn toàn bằng tiền mặt như các năm trước thành kết hợp 2 hình thức gồm 2,5% tiền mặt và 15% cổ phiếu. Tuy nhiên, phương án chỉ được 66,6% phiếu đồng thuận và 32,74% không tán thành.

Liên tiếp 2 năm 2022 và 2023, các tờ trình chi trả cổ tức, kế hoạch chi trả cổ tức do HĐQT đề xuất chỉ được thông qua với tỷ lệ 62,21% và không tán thành 37,79%.

Đối với các công ty chứng khoán, quy mô vốn chủ sở hữu đóng vai trò quan trọng trong xác định quy mô cho vay (theo quy định dư nợ cho vay không được vượt quá 200% vốn chủ sở hữu). Lãnh đạo HSC thời điểm đó chia sẻ việc chia hết lợi nhuận còn lại cho cổ đông chẳng khác nào giảm vốn và trở thành công ty chứng khoán nhỏ.

Tính đến cuối quý II, các khoản cho vay (margin) của công ty là 18.542 tỷ đồng, tăng thêm khoảng 6.400 tỷ đồng so với đầu năm. Tỷ lệ cho vay trên vốn chủ sở hữu tiệm cận mức trần với 1,73 lần. Đây là tỷ lệ khá lớn so với nhiều CTCK lớn khác trên thị trường như Chứng khoán SSI (0,82 lần), VPBankS (0,55 lần), SHS (0,33 lần), Chứng khoán VPS (1,2 lần) hay Chứng khoán Techcombank (1 lần).

  • Cùng chuyên mục
Lãi suất tiền gửi VND kỳ hạn từ 1 đến dưới 6 tháng là 4,75%/năm

Lãi suất tiền gửi VND kỳ hạn từ 1 đến dưới 6 tháng là 4,75%/năm

Tại Quyết định 2411/QĐ-NHNN, Ngân hàng nhà nước giữ nguyên mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi VND kỳ hạn từ 1 đến dưới 6 tháng là 4,75%/năm

Tài chính - 14/11/2024 17:22

Becamex IDC khởi động ‘bom tấn’ đấu giá trên HoSE

Becamex IDC khởi động ‘bom tấn’ đấu giá trên HoSE

Becamex IDC sẽ đấu giá 300 triệu cổ phiếu giá không thấp hơn 50.000 đồng/cp qua HoSE. Thời điểm thực hiện trong quý IV/2024 và năm 2025.

Tài chính - 14/11/2024 16:17

DIC Corp: Đường về đích xa vời

DIC Corp: Đường về đích xa vời

DIC Corp mới thực hiện 4% kế hoạch lợi nhuận sau 9 tháng và kỳ vọng có đột biến quý cuối năm để hướng tới chào mừng 35 năm thành lập tập đoàn vào năm tới.

Tài chính - 14/11/2024 11:00

Vì sao tiền vẫn ùn ùn vào ngân hàng?

Vì sao tiền vẫn ùn ùn vào ngân hàng?

Lượng tiền gửi của khách hàng cá nhân tiếp tục đổ vào hệ thống ngân hàng và vượt qua các tổ chức kinh tế dù lãi suất tiết kiệm vẫn ở mức thấp.

Tài chính - 14/11/2024 10:43

Lạm phát tại Mỹ đạt 2,6% vào tháng 10

Lạm phát tại Mỹ đạt 2,6% vào tháng 10

Theo báo cáo mới nhất của Cục Thống kê Lao động Mỹ (BLS), lạm phát Mỹ đã tăng lên vào tháng 10. Diễn biến này đã nằm trong kỳ vọng của Phố Wall.

Tài chính - 14/11/2024 09:31

Lợi nhuận Bệnh viện TNH lao dốc

Lợi nhuận Bệnh viện TNH lao dốc

Lợi nhuận Bệnh viện TNH lao dốc mạnh trong quý III do kinh tế khó khăn, cạnh tranh tăng, bão Yagi, tăng giá viện phí và Bệnh viện TNH Việt Yên chậm đi vào hoạt động hơn dự kiến.

Tài chính - 14/11/2024 06:30

Cơ chế CCP quan trọng thế nào với nâng hạng thị trường?

Cơ chế CCP quan trọng thế nào với nâng hạng thị trường?

Cơ chế CCP mới là giải pháp căn cơ và tổng thể cho câu chuyện phát triển thị trường chứng khoán theo hướng bền vững và đi đúng thông lệ quốc tế, Tổng Giám đốc VSDC cho biết.

Tài chính - 13/11/2024 11:00

Sanest Khánh Hòa muốn hạ chỉ tiêu lợi nhuận để giảm áp lực tồn kho

Sanest Khánh Hòa muốn hạ chỉ tiêu lợi nhuận để giảm áp lực tồn kho

CTCP Nước giải khát Sanest Khánh Hòa muốn hạ chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận năm 2024 nhằm giảm áp lực tồn kho cho hệ thống phân phối cũng như thực hiện chiến lược kinh doanh.

Tài chính - 13/11/2024 07:00

Chờ sóng cổ phiếu ngân hàng

Chờ sóng cổ phiếu ngân hàng

Các chuyên gia đánh giá với triển vọng nâng hạng, nhiều nhóm ngành trên thị trường sẽ được hưởng lợi, đứng đầu là cổ phiếu ngân hàng.

Tài chính - 13/11/2024 06:30

Băn khoăn khoản lợi nhuận ròng CII mang về cho cổ đông

Băn khoăn khoản lợi nhuận ròng CII mang về cho cổ đông

Từ 2018 trở đi, lợi nhuận sau thuế cho cổ đông sở hữu cổ phiếu CII chỉ còn chiếm 40% đến 50% tổng lợi nhuận sau thuế. Gánh nặng chi phí lãi vay lớn là một trong nguyên nhân gây ra tình trạng này.

Tài chính - 13/11/2024 06:30

Hồi sinh nhờ show ‘Anh Trai Chị Đẹp’, cổ phiếu YeaH1 ngược dòng tăng giá

Hồi sinh nhờ show ‘Anh Trai Chị Đẹp’, cổ phiếu YeaH1 ngược dòng tăng giá

Mạnh tay đầu tư gameshow cùng thoái vốn loạt công ty con, YeaH1 ghi nhận lãi lớn 9 tháng. Cổ phiếu YEG tăng giá trong bối cảnh thị trường chung ảm đạm 1 tháng qua.

Tài chính - 12/11/2024 16:43

Liên danh Newland- NHS Group làm dự án 1.500 tỷ đồng tại Hải Dương

Liên danh Newland- NHS Group làm dự án 1.500 tỷ đồng tại Hải Dương

Liên danh CTCP Đầu tư Newland và CTCP Đầu tư xây dựng NHS sẽ thực hiện dự án đầu tư xây dựng khu nhà ở xã hội có tổng vốn đầu tư gần 1.500 tỷ đồng tại Hải Dương.

Tài chính - 12/11/2024 09:29

Doanh nghiệp xi măng chưa thoát khó

Doanh nghiệp xi măng chưa thoát khó

Nhiều doanh nghiệp xi măng tiếp tục báo lỗ trong kỳ BCTC quý III/2024, do ảnh hưởng từ sự trầm lắng của thị trường bất động sản trong nước, xuất khẩu khó khăn...

Tài chính - 12/11/2024 06:47

Dòng tiền phân hóa mạnh, cổ phiếu logistics nổi sóng

Dòng tiền phân hóa mạnh, cổ phiếu logistics nổi sóng

Trong khi nhóm ngân hàng giao dịch kém tích cực và gia tăng sức ép lên thị trường chung, thì các cổ phiếu công nghệ và logistics nổi sóng lớn trong phiên 11/11.

Tài chính - 11/11/2024 15:26

Tín dụng tăng hơn 146.500 tỷ đồng trong tháng 10

Tín dụng tăng hơn 146.500 tỷ đồng trong tháng 10

Đến ngày 31/10/2024, tín dụng tăng 10,08% so với cuối năm 2023 và tăng 16,65% so với cùng kỳ 2023. Nếu so sánh với cuối tháng 9, tín dụng đã tăng 1,08% trong tháng 10, tương ứng tăng hơn 146.500 tỷ đồng.

Tài chính - 11/11/2024 07:40

Gói kích thích kinh tế vĩ mô lớn của Trung Quốc và những tác động tới Việt Nam

Gói kích thích kinh tế vĩ mô lớn của Trung Quốc và những tác động tới Việt Nam

Với vai trò là đối tác chiến lược toàn diện và là đối tác lớn thứ hai của Trung Quốc trong khối ASEAN, nền kinh tế Việt Nam sẽ có những tác động nhất định từ gói kích thích kinh tế của Trung Quốc.

Tài chính - 11/11/2024 07:00