Chủ tịch SSI: 'Thu hút được các công ty Mỹ dịch chuyển đầu tư sang Việt Nam là một cơ hội hiếm'

Nhàđầutư
Theo ông Nguyễn Duy Hưng - Chủ tịch HĐQT Công ty Chứng khoán SSI, 'thu hút được công ty Mỹ dịch chuyển đầu tư sang Việt Nam sẽ mang lại lợi ích kép, kinh tế và an ninh quốc phòng, một cơ hội hiếm!"
PHƯƠNG LINH
22, Tháng 05, 2020 | 11:04

Nhàđầutư
Theo ông Nguyễn Duy Hưng - Chủ tịch HĐQT Công ty Chứng khoán SSI, 'thu hút được công ty Mỹ dịch chuyển đầu tư sang Việt Nam sẽ mang lại lợi ích kép, kinh tế và an ninh quốc phòng, một cơ hội hiếm!"

Nói về việc thời gian gần đây nhiều tập đoàn Mỹ dịch chuyển đầu tư sang khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, ông Nguyễn Duy Hưng - Chủ tịch HĐQT Công ty Chứng khoán SSI nhận định trên trang Facebook cá nhân, 'thu hút được công ty Mỹ dịch chuyển đầu tư sang Việt Nam sẽ mang lại lợi ích kép, kinh tế và an ninh quốc phòng, một cơ hội hiếm!"

Mới đây, theo Policy Times, 27 công ty Mỹ sẽ tiến hành di dời nhà máy từ Trung Quốc tới Indonesia trong thời gian tới. Đây được xem một phần trong nỗ lực rút chuỗi cung ứng toàn cầu khỏi Trung Quốc đang được chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump thúc đẩy trong thời gian qua.

Tuy nhiên, Chủ tịch SSI vẫn tự tin khẳng định, vẫn còn rất nhiều doanh nghiệp Mỹ chưa dịch chuyển đầu tư, và "Việt Nam có nhiều lợi thế hơn Indo mà chưa biết cách khai thác thôi!"

1026de7081eaf4f3a7b4735f3a48d9dc5f3145a231f8c1f7cca2affb62apimgpshfullsizedistr-1521608771

 

Trong Báo cáo đánh giá triển khai Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh, đại dịch COVID-19 dẫn đến xu hướng gia tăng cạnh tranh giữa Việt Nam - Trung Quốc do các nước dịch chuyển hoạt động từ Trung Quốc sang Việt Nam.

Thực tế, khi cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung bắt đầu, nhiều doanh nghiệp đã tính đến việc dịch chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc để tránh các hàng rào thuế quan. COVID-19 xuất hiện khiến chuỗi cung ứng toàn cầu đứt gãy khiến các doanh nghiệp càng thấy rõ sự cần thiết của việc đa dạng hóa danh mục sản xuất, tránh phụ thuộc vào một quốc gia.

“COVID-19 có thể là chất xúc tác mới thúc đẩy quá trình dịch chuyển sản xuất diễn ra nhanh hơn, sau khi đã được thúc đẩy bởi căng thẳng thương mại hồi năm ngoái. Do đó, khu vực Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng sẽ càng hấp dẫn hơn cho các doanh nghiệp trong lương lai”, báo cáo của JLL nhận định.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, khi phát biểu tại Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp vào cuối tuần qua, cũng đã cho rằng, hiện nay, uy tín và vị thế của Việt Nam đang được cộng đồng quốc tế đánh giá cao qua những thành công đạt được từ công cuộc phòng, chống đại dịch COVID-19 vừa qua. Và đây chính là “cơ hội vàng” để thế giới biết tới Việt Nam, với lợi thế đặc biệt về “sự tin cậy chiến lược”, là điểm đến đến đầu tư an toàn và sẵn sàng đón nhận các dòng vốn chuyển dịch tới Việt Nam.

Về đối thủ cạnh tranh, ông Phạm Sỹ Thành, Giám đốc Chương trình Nghiên cứu Chiến lược Mekong - Trung Quốc (MCSS) nhận định, Việt Nam sẽ phải cạnh tranh với Indodesia, Malaysia và Thái Lan về sự hấp dẫn của môi trường đầu tư và chất lượng thể chế. Điều này không dễ dàng, bởi việc thu hút được các doanh nghiệp FDI chất lượng cao vào các khu công nghiệp gặp nhiều khó khăn mang tính dài hạn mà Việt Nam chưa xử lý được.

Khẳng định rằng, cơ hội đón sóng đầu tư dịch chuyển từ Trung Quốc là có thật, song GS-TSKH. Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) cho rằng, đón được hay không là phụ thuộc vào chính Việt Nam.

Năm ngoái, khi làn sóng dịch chuyển khỏi Trung Quốc bắt đầu, Thái Lan đã công bố gói “tái định cư” cho các nhà sản xuất đang tìm cách rời khỏi Trung Quốc, với hàng loạt chính sách ưu đãi lớn. Ngay cả Trung Quốc cũng đã ban hành Luật Đầu tư mới để giữ chân các nhà đầu tư nước ngoài.

GS-TSKH. Nguyễn Mại cho rằng, cần hành động nhanh chóng hơn nữa. Tại Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp, VAFIE cũng đã gửi một bản đề xuất gồm 4 điểm quan trọng để Việt Nam có thể đón đầu sự dịch chuyển của dòng vốn đầu tư nước ngoài.

Theo đó, điều quan trọng nhất, là các khu kinh tế, khu công nghiệp phải chuẩn bị sẵn đất đai, hạ tầng, thông tin về giá thuê đất, cung ứng điện nước, nguồn nhân lực cho các nhà đầu tư dịch chuyển nhà máy sang Việt Nam.

“Đã gọi là dịch chuyển, thì không nên coi là ‘nhập khẩu trang thiết bị cũ’, do đó không cần thẩm định. Song khi bắt đầu vận hành, cần kiểm tra để đảm bảo các yêu cầu về công nghệ, môi trường, an toàn lao động”, GS-TSKH. Nguyễn Mại đã nói như vậy với phóng viên Báo Đầu tư và cho biết, đây là đề xuất thứ hai, rất quan trọng.

Thứ ba, công khai, minh bạch, đơn giản hóa thủ tục cấp phép để đảm bảo rút ngắn thời gian thẩm định và cấp giấy chứng nhận đầu tư; và thứ tư, phải hỗ trợ nhà đầu tư triển khai nhanh dự án bằng cơ chế một cửa.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24610.00 24635.00 24955.00
EUR 26298.00 26404.00 27570.00
GBP 30644.00 30829.00 31779.00
HKD 3107.00 3119.00 3221.00
CHF 26852.00 26960.00 27797.00
JPY 159.81 160.45 167.89
AUD 15877.00 15941.00 16428.00
SGD 18049.00 18121.00 18658.00
THB 663.00 666.00 693.00
CAD 17916.00 17988.00 18519.00
NZD   14606.00 15095.00
KRW   17.59 19.18
DKK   3531.00 3662.00
SEK   2251.00 2341.00
NOK   2251.00 2341.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ