Chủ tịch Nguyễn Thành Phong: 'Khai thác mạnh mẽ nguồn lực tài chính trong và ngoài nước để đầu tư phát triển TP.HCM'

Nhàđầutư
"TP.HCM cần huy động và khai thác mạnh mẽ tiềm năng các nguồn lực tài chính trong nước, ngoài nước để đầu tư phát triển thành phố. Đồng thời, đề xuất cơ chế điều phối, hợp tác vùng hiệu quả; phát huy vai trò nòng cốt của thành phố trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội…." Chủ tịch TP.HCM nói.
LÝ TUẤN - NHÂN TÂM
15, Tháng 10, 2020 | 13:39

Nhàđầutư
"TP.HCM cần huy động và khai thác mạnh mẽ tiềm năng các nguồn lực tài chính trong nước, ngoài nước để đầu tư phát triển thành phố. Đồng thời, đề xuất cơ chế điều phối, hợp tác vùng hiệu quả; phát huy vai trò nòng cốt của thành phố trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội…." Chủ tịch TP.HCM nói.

ong nguyen thanh phong

Chủ tịch UBND TP.HCM, ông Nguyễn Thanh Phong. Ảnh: Long Hồ/Trung tâm thông tin triển lãm TP.HCM

Sáng 15/10, trình bày các nhiệm vụ và giải pháp để phát triển kinh tế TP.HCM trong giai đoạn 2020 - 2025, tại Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố lần thư XI, ông Nguyễn Thành Phong, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP.HCM cho biết, trước tiên cần phát triển kinh tế nhanh và bền vững trên cơ sở ứng dụng mạnh mẽ khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và tăng năng suất lao động.

Chủ tịch TP.HCM cho rằng thành phố nâng cao chất lượng tăng trưởng, phát triển nhanh các ngành kinh tế chủ lực có giá trị gia tăng cao; ứng dụng mạnh mẽ khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo; phát huy vai trò Khu đô thị sáng tạo tương tác cao phía Đông thành phố; phát triển kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế xanh; thực hiện hiệu quả các giải pháp phát triển kinh tế nhanh, bền vững gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Bên cạnh đó, tập trung quy hoạch, đầu tư phát triển các ngành dịch vụ tài chính, ngân hàng, du lịch, thương mại, quy hoạch hạ tầng dịch vụ. Triển khai thực hiện Đề án phát triển TP.HCM trở thành trung tâm tài chính khu vực và quốc tế, Kế hoạch phát triển ngành logistics giai đoạn 2020 - 2030.

Chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng khuyến khích sản xuất và xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao và xuất khẩu phần mềm, sản phẩm nội dung số. Đẩy mạnh mở rộng thị trường, phát triển hệ thống phân phối hàng hóa. Khuyến khích ứng dụng thương mại điện tử, phát triển các hình thức mua sắm hiện đại, thông minh.

Đồng thời, phát triển du lịch kết hợp phát triển công nghiệp văn hóa trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Đẩy mạnh hợp tác du lịch với 13 tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long và vùng Đông Nam bộ. Tập trung phát triển công nghiệp theo chiều sâu, nhất là những ngành, lĩnh vực, những công đoạn có hàm lượng khoa học - công nghệ, giá trị gia tăng cao; đẩy mạnh phát triển công nghiệp hỗ trợ; tiếp tục phát triển 4 ngành công nghiệp trọng yếu.

Đối với ngành nông nghiệp, người đứng đầu chính quyền TP.HCM nhận định cần tập trung phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, nông nghiệp đô thị. Huy động nguồn lực, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển kinh tế biển. Hỗ trợ nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường lao động, thị trường bất động sản, thị trường tài chính, theo chuẩn mực của kinh tế thị trường đầy đủ, hội nhập quốc tế.

Đặc biệt, cần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực gắn với chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động trong 8 lĩnh vực trọng yếu đạt trình độ quốc tế tạo lợi thế cạnh tranh lâu dài cho thành phố.

Cùng với đó tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển kinh tế tư nhân. Khuyến khích, hỗ trợ để hình thành các tập đoàn, doanh nghiệp có quy mô lớn, tiềm lực mạnh, có khả năng cạnh tranh cao ở khu vực và quốc tế. Đẩy mạnh thực hiện việc sắp xếp, đổi mới và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước theo kế hoạch.

“TP.HCM cần huy động và khai thác mạnh mẽ tiềm năng các nguồn lực tài chính trong nước, ngoài nước để đầu tư phát triển thành phố. Đề xuất cơ chế điều phối, hợp tác Vùng hiệu quả. Phát huy vai trò nòng cốt của thành phố trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, phấn đấu xây dựng thành phố sớm trở thành trung tâm về kinh tế, tài chính, thương mại, khoa học - công nghệ và văn hóa của khu vực Đông Nam Á”, ông Phong nhấn mạnh.

Chủ tịch Nguyễn Thành Phong cũng cho rằng, phát triển văn hóa - xã hội phải đồng bộ với phát triển kinh tế, làm nền tảng cho thành phố phát triển bền vững: Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, phát huy vai trò trung tâm giáo dục - đào tạo của cả nước. Hoàn thiện hệ thống giáo dục theo hướng giáo dục mở, học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập, nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp theo hướng linh hoạt, chuẩn hóa, hiện đại và hội nhập quốc tế.

Quy hoạch, đầu tư phát triển các bệnh viện thành phố trở thành trung tâm y tế chuyên sâu của khu vực phía Nam và khu vực Đông Nam Á. Chủ động kiểm soát và ứng phó kịp thời với các dịch bệnh. Tăng cường bảo đảm an toàn thực phẩm, tập trung phát triển hệ thống sản xuất và phân phối thực phẩm sạch.

Xây dựng các chương trình nghiên cứu, phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo nhằm liên kết các trường, viện với doanh nghiệp, trong đó lấy doanh nghiệp là trung tâm, ưu tiên các lĩnh vực ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ 5G…. Phát triển đồng bộ khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên và công nghệ. Thực hiện chuyển đổi số trong quản trị thành phố, sản xuất - kinh doanh và tổ chức xã hội; xây dựng chính quyền số.

Theo ông Nguyễn Thành Phong, TP.HCM cần triển khai quy hoạch và xây dựng Khu đô thị sáng tạo tương tác cao phía Đông thành phố (bao gồm quận 2, quận 9 và quận Thủ Đức). Đẩy nhanh việc triển khai Công viên khoa học công nghệ thành phố là khu vực nghiên cứu, thực nghiệm, chuyển giao và ứng dụng khoa học - công nghệ; liên kết và bổ sung cho các chức năng của Khu Công nghệ cao hiện hữu…

Lãnh đạo TP.HCM yêu cầu phát huy hiệu quả mọi nguồn lực phát triển hệ thống hạ tầng đô thị đồng bộ: Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, gắn công tác quy hoạch với tổ chức thực hiện quy hoạch, xem quy hoạch là công cụ quan trọng để quản lý và điều hành phát triển kinh tế - xã hội.

Ngoài ra cần đẩy mạnh thiết kế đô thị toàn diện, đồng bộ khu trung tâm thành phố, khu đô thị mới và các khu đô thị hiện hữu; hoàn thành quy hoạch không gian ngầm, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội thành phố thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045, quy hoạch chung TP.HCM đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060.

Tiếp tục phát triển xây dựng theo hướng đô thị xanh, văn minh. Tạo quỹ đất ven sông, rạch, xây dựng chính sách phù hợp đẩy mạnh thu hút các thành phần kinh tế đầu tư để chỉnh trang và phát triển đô thị, cải tạo chung cư cũ, di dời nhà trên kênh rạch, tổ chức cuộc sống của dân cư, triển khai các dự án phát triển nhà ở xã hội, thu hút đầu tư xây dựng các khu đô thị mới: Khu đô thị sáng tạo tương tác cao phía Đông, Khu đô thị mới Thủ Thiêm, Khu đô thị Nam thành phố, Khu đô thị Tây Bắc, Khu đô thị Bình Quới - Thanh Đa, Khu đô thị lấn biển Cần Giờ.

Đẩy nhanh phát triển hạ tầng xã hội, đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới. Nâng cao hiệu quả công tác giảm ngập nước, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, phát huy hiệu quả dự án giảm ngập do triều sau khi hoàn thành; nâng cao ý thức của người dân tham gia bảo vệ môi trường sống, bảo vệ nguồn tài nguyên nước.

Thực hiện các chương trình đảm bảo vệ sinh môi trường, phát triển mảng xanh đô thị, năng lượng xanh, giao thông xanh, tiến đến xây dựng hoàn thiện hạ tầng xanh. Xây dựng và triển khai mạnh mẽ các giải pháp giảm ùn tắc, giảm tai nạn giao thông, đầu tư phát triển giao thông liên vùng, khai thác hiệu quả giao thông đường thủy, phát triển đường sắt đô thị, các đường vành đai.

Quy hoạch, xây dựng, chỉnh trang đô thị theo định hướng phát triển giao thông công cộng (TOD). Xây dựng những giải pháp mang tính chất đột phá nhằm nâng cao chất lượng vận tải hành khách công cộng, kiểm soát sử dụng phương tiện cơ giới cá nhân, có lộ trình tăng tỷ lệ xe ô tô điện toàn thành phố.

Triển khai đảm bảo tiến độ Đề án xây dựng đô thị thông minh đồng bộ với phát triển kinh tế số và xã hội số; đưa vào khai thác, vận hành có hiệu quả Kho dữ liệu dùng chung; đầu tư hoàn thiện Trung tâm điều hành thông minh và Trung tâm dự báo thuộc Đề án. Cơ bản hoàn thành chuyển đổi dữ liệu số của toàn thành phố trước năm 2025.

Đối với việc đổi mới quản lý TP.HCM, Chủ tịch UBND TP.HCM đề nghị cần tiếp tục thực hiện hiệu quả nghị quyết số 54 của Quốc hội giai đoạn 2020 - 2022, nghiên cứu đề xuất các cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố giai đoạn sau năm 2022. Xây dựng Đề án tổ chức chính quyền đô thị tại TP.HCM và xây dựng TP. Thủ Đức; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng chính quyền số; thực hiện chuyển đổi số một cách toàn diện, phát triển kinh tế số, xây dựng xã hội số.

Tăng cường sự tham gia của người dân và doanh nghiệp vào quá trình xây dựng chính sách và thể chế, đề cao vai trò giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, tạo sự thống nhất, đồng lòng chung tay xây dựng, bảo vệ và phát triển thành phố.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25187.00 25487.00
EUR 26723.00 26830.00 28048.00
GBP 31041.00 31228.00 3224.00
HKD 3184.00 3197.00 3304.00
CHF 27391.00 27501.00 28375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16226.00 16291.00 16803.00
SGD 18366.00 18440.00 19000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18295.00 18368.00 18925.00
NZD   14879.00 15393.00
KRW   17.79 19.46
DKK   3588.00 3724.00
SEK   2313.00 2404.00
NOK   2291.00 2383.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ