Chủ tịch Hà Nội: Đầu tư đường sắt đô thị sẽ giảm ùn tắc và tai nạn giao thông

QUANG TUYỀN
15:30 17/01/2024

Theo Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh, việc đầu tư sớm, vận hành hiệu quả hệ thống đường sắt đô thị sẽ nâng cao tỷ trọng vận tải hành khách công cộng, giảm phương tiện giao thông cá nhân, giảm ùn tắc và tai nạn giao thông,...

Sáng nay (17/1), UBND TP. Hà Nội và UBND TP.HCM đồng tổ chức khai mạc "Hội thảo khoa học về Phát triển hệ thống đường sắt đô thị Hà Nội và TP.HCM".

Đầu tư đường sắt đô thị sẽ giảm ùn tắc và tai nạn giao thông

Phát biểu khai mạc hội thảo, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, Thủ đô Hà Nội và TP.HCM là hai đô thị đặc biệt, 2 đầu tàu kinh tế của cả nước, giữ vai trò trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học và an ninh quốc phòng, cũng là 2 đô thị có diện tích và dân số lớn nhất cả nước.

Thực hiện Kết luận số 49 ngày 28/2/2023 của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 178 của Chính phủ về định hướng phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, UBND TP. Hà Nội và UBND TP.HCM đồng tổ chức hội thảo khoa học về phát triển hệ thống đường sắt đô thị tại hai thành phố.

tran sy thanh1

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh. Ảnh: Cổng thông tin UBND TP. Hà Nội

Theo Chủ tịch UBND TP. Hà Nội, cùng với xu thế phát triển, giao thông công cộng ngày càng có vai trò quan trọng, nhất là đối với các đô thị lớn như Hà Nội và TP.HCM.

Trong đó, hệ thống đường sắt đô thị được coi là trục "xương sống" của mạng lưới kết cấu hạ tầng giao thông. Việc đầu tư sớm, vận hành hiệu quả hệ thống đường sắt đô thị sẽ nâng cao tỷ trọng vận tải hành khách công cộng, giảm phương tiện giao thông cá nhân, từ đó đem lại hiệu quả tích cực trong phát triển kinh tế-xã hội, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, ùn tắc và tai nạn giao thông,...

Thời gian vừa qua, TP. Hà Nội và TP.HCM đã và đang dành nguồn lực để đầu tư xây dựng các dự án đường sắt đô thị. Tuy nhiên, quá trình triển khai còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, đòi hỏi phải tiếp tục nghiên cứu các giải pháp, hoàn thiện cơ chế, chính sách; tìm hiểu, học tập những kinh nghiệm, phương thức mới, "đột phá" nhằm triển khai đồng bộ và sớm hoàn chỉnh mạng lưới đường sắt đô thị theo Kết luận số 49 của Bộ Chính trị, đáp ứng sự nhu cầu và mong mỏi của người dân hai thành phố.

Tại Hội thảo, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Bùi Xuân Cường cũng nhấn mạnh, Hà Nội có nhiều điểm tương đồng với TP.HCM. Với 1 khối lượng công việc, thông qua hội thảo hai thành phố sẽ cùng rút kinh nghiệm, đề xuất với trung ương các cơ chế đặc thù để tháo gỡ khó khăn liên quan.

"Để thực hiện mục tiêu tại Kết luận số 49 của Bộ Chính trị, đòi hỏi hai thành phố phải quyết tâm lãnh đạo thực hiện quyết liệt, toàn diện, mạnh mẽ và đột phá trên các lĩnh vực liên quan.

Đồng thời, cần có sự phối hợp triển khai chặt chẽ và hiệu quả trong: Quy hoạch, chỉnh trang đô thị gắn với TOD, huy động nguồn lực, công tác thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư, kể cả khu phụ cận để triển khai TOD, về việc lựa chọn công nghệ, về mô hình tổ chức, quản lý và triển khai các dự án Metro…", Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Bùi Xuân Cường nói.

Cần ưu tiên đầu tư phát triển giao thông công cộng

Sau phần khai mạc, hội thảo đã diễn ra chuyên đề "Tổng quan phát triển đường sắt đô thị tại TP. Hà Nội và TP.HCM theo mô hình TOD" gồm 2 phần: Tổng quan về TOD và Quy hoạch TOD, với 22 bài tham luận của các chuyên gia trong nước và quốc tế.

Bên cạnh các tham luận về các vấn đề trong thực hiện quy hoạch và đầu tư xây dựng hệ thống các tuyến đường sắt đô thị Hà Nội và phát triển hệ thống đường sắt đô thị TP.HCM, các chuyên gia quốc tế tham dự hội thảo đã chia sẻ về mô hình TOD trong phát triển đường sắt đô thị ở góc độ toàn cầu, góc độ các quốc gia, thành phố đã áp dụng rất thành công như: Paris - Pháp; Nhật Bản, Hồng Kông, Quảng Châu, Thâm Quyến - Trung Quốc, Singapore,...

Tại hội thảo, Giáo sư Akash Deep, Trường Harvard Kennedy đã trình bày khái niệm về thu giá trị từ đất, phương pháp thu giá trị đất dựa trên phát triển và các phương pháp tính thuế/phí theo giá trị đất. Đồng thời, giới thiệu về mô hình đường sắt kết hợp cùng bất động sản của Hồng Kông, giới thiệu về hệ thống MRT, phân tích tuyến South Island. Tích hợp thu giá trị đất và phát triển cơ sở hạ tầng với phân tích mô hình "đường sắt và bất động sản" của Hồng Kông và ưu, nhược điểm của việc nắm bắt giá trị đất.

toan canh

Toàn cảnh hội thảo. Ảnh: Cổng thông tin UBND TP. Hà Nội

Trình bày tham luận "Chiến lược TOD toàn thành phố: Kinh nghiệm quốc tế và đề xuất cho TP.HCM", PGS. TS. Vũ Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu giao thông vận tải Việt Đức, Đại học Việt Đức cho biết về các con đường phát triển đô thị, thách thức và sự thay đổi.

Trong đó, chiến lược thành phố là ưu tiên đầu tư phát triển giao thông công cộng, thành phố được thiết kế xung quanh việc sử dụng giao thông công cộng. Thách thức hiện nay của các đô thị là phụ thuộc vào phương tiện xe ô tô, xe máy, vì vậy tiếp cận bền vững là chìa khóa để phát triển bển vững, cần đổi mới tư duy thay đổi ưu tiên cho đi bộ, xe đạp và giao thông công cộng.

Đưa đến một góc nhìn khác, ông Shin Kimura, Giasm đốc Kinh doanh quốc tế, cơ quan phục hưng đô thị Nhật Bản (UR) đã chia sẻ tại hội thảo tham luận "Tổng quan về TOD Nhật Bản". Trong đó, ông nêu lên mục đích xây dựng một thành phố nhỏ gọn, dễ sử dụng phương tiện giao thông công cộng và không phụ thuộc quá nhiều vào phương tiện cá nhân.

Hội thảo đã chỉ ra tầm quan trọng của việc phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (TOD), trong đó lấy đầu mối giao thông công cộng, thường là các nhà ga đường sắt, để tích hợp các chức năng sử dụng khác. Từ TOD sẽ trực tiếp giảm thiểu nhu cầu sử dụng phương tiện cá nhân, khuyến khích người dân sử dụng giao thông công cộng và tạo ra các khu đô thị bền vững, thân thiện với môi trường.

Theo quy hoạch hiện nay, Hà Nội sẽ có 10 tuyến đường sắt đô thị gồm 9 tuyến chính và 1 tuyến nối các đô thị vệ tinh, với tổng chiều dài 417,8km, trong đó có 75,6km đi ngầm.

Cụ thể, tuyến số 1: Yên Viên - Ngọc Hồi dài 38,7km; tuyến số 2: Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo dài 35,2km; tuyến số 2A: Cát Linh - Hà Đông dài 14km; tuyến số 3: Nhổn - Hoàng Mai dài 48km; tuyến số 4: Đông Anh - Mê Linh dài 54km; tuyến số 5: Văn Cao - Hòa Lạc dài 39km; tuyến số 6: Nội Bài - Tây Ngọc Hồi dài 43km; kết nối với tuyến số 4 và tuyến số 7: Hà Đông - Mê Linh dài 35km; tuyến số 8: Hoài Đức - Gia Lâm dài 28km.

Tuy nhiên, đến thời điểm này, mới chỉ hoàn thành được 13km tuyến 2A Cát Linh - Hà Đông và đang thi công 12,5km của tuyến số 3 đoạn Nhổn - ga Hà Nội.

  • Cùng chuyên mục
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm bắt đầu chuyến công tác tại Mỹ và Cuba

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm bắt đầu chuyến công tác tại Mỹ và Cuba

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao lên đường tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 79, làm việc tại Mỹ và sau đó sẽ tiến hành thăm cấp Nhà nước tới Cuba.

Sự kiện - 21/09/2024 07:47

VDF-2024:Thể chế đi trước, công nghệ, con người là nền tảng

VDF-2024:Thể chế đi trước, công nghệ, con người là nền tảng

Chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính ngân sách là một nhiệm vụ cấp bách, quan trọng, trong đó thể chế đi trước, công nghệ, con người là nền tảng

Sự kiện - 21/09/2024 07:46

Bế mạc Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Bế mạc Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nêu rõ Trung ương thống nhất cao với phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội năm 2025, về bối cảnh tình hình, quan điểm phát triển, mục tiêu, giải pháp...

Sự kiện - 20/09/2024 17:57

Hà Tĩnh ủng hộ hơn 46 tỷ đồng cho đồng bào miền Bắc

Hà Tĩnh ủng hộ hơn 46 tỷ đồng cho đồng bào miền Bắc

Ủy ban MTTQ tỉnh Hà Tĩnh cho biết, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và cá nhân trong tỉnh đã quyên góp, ủng hộ người dân các tỉnh thành phía Bắc thiệt hại do mưa lũ hơn 46 tỷ đồng.

Sự kiện - 20/09/2024 10:33

Việt Nam tăng 15 bậc trong bảng xếp hạng Chính phủ điện tử toàn cầu năm 2024

Việt Nam tăng 15 bậc trong bảng xếp hạng Chính phủ điện tử toàn cầu năm 2024

Theo Báo cáo khảo sát Chính phủ điện tử năm 2024 của Liên hợp quốc, Việt Nam đã vươn lên vị trí thứ 71 trong tổng số 193 quốc gia, tăng 15 bậc so với năm 2022.

Sự kiện - 20/09/2024 08:59

Bình Dương sẽ trở thành thành phố trực thuộc Trung ương với GRDP 15.800 USD

Bình Dương sẽ trở thành thành phố trực thuộc Trung ương với GRDP 15.800 USD

Bình Dương đặt mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030 với tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân thời kỳ 2021-2030 đạt khoảng 10%/năm, GRDP bình quân đầu người năm 2030 đạt khoảng 15.800 USD.

Sự kiện - 20/09/2024 06:30

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự khóa họp 79 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và thăm cấp Nhà nước tới Cuba

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự khóa họp 79 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và thăm cấp Nhà nước tới Cuba

Từ ngày 21-27/9/2024, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự khóa họp 79 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và sau đó sẽ thăm cấp Nhà nước tới Cuba.

Sự kiện - 19/09/2024 16:20

Nhà báo Nguyễn Thanh Đoàn giữ chức Phó tổng biên tập Tạp chí điện tử Kinh tế Chứng khoán Việt Nam

Nhà báo Nguyễn Thanh Đoàn giữ chức Phó tổng biên tập Tạp chí điện tử Kinh tế Chứng khoán Việt Nam

Ông Nguyễn Thanh Đoàn, Ủy viên Ban biên tập Tạp chí điện tử Kinh tế Chứng khoán Việt Nam được bổ nhiệm giữ chức Phó tổng biên tập.

Sự kiện - 19/09/2024 13:26

Doanh nghiệp tại Quảng Ninh cần gì sau bão lũ?

Doanh nghiệp tại Quảng Ninh cần gì sau bão lũ?

Bão số 3 đã để lại những hậu quả nghiêm trọng cho các doanh nghiệp tại Quảng Ninh, làm đứt gãy chuỗi sản xuất và kinh doanh. Ngay khi cơn bão qua đi, các doanh nghiệp đã nhanh chóng triển khai kế hoạch phục hồi hoạt động để khôi phục tình hình.

Sự kiện - 19/09/2024 12:28

Việt Nam - Singapore tăng cường kết nối hợp tác kinh tế

Việt Nam - Singapore tăng cường kết nối hợp tác kinh tế

Việt Nam khẳng định các quan điểm và mối quan tâm của mình trong hợp tác kinh tế với Singapore nhằm làm sâu sắc hơn nữa quan hệ Đối tác chiến lược giữa hai nước.

Sự kiện - 19/09/2024 12:20

Nguồn nhân lực công ty đa quốc gia: 2 'nút thắt' cần tháo gỡ

Nguồn nhân lực công ty đa quốc gia: 2 'nút thắt' cần tháo gỡ

Để giải bài toán nguồn nhân lực của công ty đa quốc gia, theo các chuyên gia Deloitte, Việt Nam cần tháo gỡ 2 "nút thắt": Đăng tuyển, thử nghiệm và giấp phép lao động.

Sự kiện - 19/09/2024 06:00

Trung ương bàn công tác nhân sự khóa XIV

Trung ương bàn công tác nhân sự khóa XIV

Trong ngày làm việc thứ nhất, Ban Chấp hành Trung ương Đảng làm việc tại tổ thảo luận về tổng kết công tác nhân sự khóa XIII và phương hướng công tác nhân sự khóa XIV.

Sự kiện - 18/09/2024 18:14

Cộng đồng quốc tế viện trợ khẩn cấp 13 triệu USD cho người dân vùng bão lũ

Cộng đồng quốc tế viện trợ khẩn cấp 13 triệu USD cho người dân vùng bão lũ

Ngoài 13 triệu USD và hơn 200 tấn hàng hóa viện trợ khẩn cấp hỗ trợ cho người dân vùng bão lũ, cộng đồng quốc tế cam kết tiếp tục đồng hành cùng Việt Nam khắc phục hậu quả của thiên tai

Sự kiện - 18/09/2024 17:58

Loạt doanh nghiệp FDI hỗ trợ đồng bào miền Bắc sau bão số 3

Loạt doanh nghiệp FDI hỗ trợ đồng bào miền Bắc sau bão số 3

Samsung, Huawei, Grab, Acecook, AIA, Manulife... cùng một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đang thực hiện những hoạt động quyên góp, hỗ trợ đồng bào miền Bắc khắc phục hậu quả bão Yagi.

Sự kiện - 18/09/2024 13:02

Toàn văn phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Hội nghị Trung ương 10

Toàn văn phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Hội nghị Trung ương 10

Sáng 18/9, Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì, phát biểu khai mạc hội nghị.

Sự kiện - 18/09/2024 11:41

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước chủ trì Hội nghị lần 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước chủ trì Hội nghị lần 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Hội nghị Trung ương lần này diễn ra sớm hơn, ngắn hơn dự kiến và sẽ làm việc cả ngoài giờ hành chính; thảo luận, cho ý kiến về 10 nội dung thuộc 2 nhóm vấn đề chiến lược và một số việc cụ thể.

Sự kiện - 18/09/2024 11:20