Chủ đầu tư Marina Hill gửi đơn xin cứu xét thay đổi quyết định tháo dỡ bức tường 'khủng' MSE

Nhàđầutư
Nếu lãnh đạo Khánh Hòa đồng thuận phương án khắc phục và gia cố tường chắn thay cho việc tháo dỡ tường chắn MSE thì chủ đầu tư Marina Hill sẽ ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản trên đất với tất cả 11 hộ dân và giải tỏa toàn bộ nhà dân sát tường chắn dự án.
PV
26, Tháng 02, 2019 | 14:05

Nhàđầutư
Nếu lãnh đạo Khánh Hòa đồng thuận phương án khắc phục và gia cố tường chắn thay cho việc tháo dỡ tường chắn MSE thì chủ đầu tư Marina Hill sẽ ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản trên đất với tất cả 11 hộ dân và giải tỏa toàn bộ nhà dân sát tường chắn dự án.

marina-hill-dddd-1105

 

Bà Lê Thị Tú Anh - Giám đốc Công ty TNHH Đồi Xanh Nha Trang, chủ đầu tư dự án Khu biệt thự nghỉ dưỡng Marina Hill, vừa có đơn xin "cứu xét" gửi lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa sau khi nhận quyết định về việc thực hiện lệnh cưỡng chế tháo dỡ bức tường MSE được cho là xây trái phép tại dự án này. 

Bà Tú Anh cho biết, việc thi hành Quyết định số 190/QĐ-CCXP ngày 18/1/2019 của UBND tỉnh Khánh Hòa về việc cưỡng chế tháo dỡ toàn bộ tường chắn MSE vi phạm trong vòng 15 ngày là công việc khó khăn vì phải tháo dỡ hơn 70.000 m3 đất đá, thời gian tháo dỡ rất dài từ 10-12 tháng, kinh phí tháo dỡ cao và sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống của dân cư và giao thông khu vực do thời gian tháo dỡ xuyên qua mùa mưa bão tháng 10/2019 mà chưa kịp xây tường chắn mới.

Chủ đầu tư dự án cho rằng, do tường chắn MSE được thi công từ dưới thấp lên cao (12m), từng lớp đất 40cm trải một lớp lưới địa HDPE dài 12m, nên khi tháo dỡ bằng phương pháp thủ công từng lớp một từ trên cao xuống dưới thấp. Lượng mưa suốt 3 tháng qua đã làm đất nén chặt và kết sâu vào lớp lưới địa kỹ thuật HDPE hơn. Ngoài ra, do các công trình hạ tầng khác đã thi công bên trên phần lưới địa đã trải (12m) như tường chắn MSE số 3, hệ thống móng cọc của 15 biệt thự đơn lập, hệ thống ống nước, điện ngầm... Muốn tháo dỡ tường chắn số 4 phải đập bỏ toàn bộ các công trình này gây lãng phí rất lớn.

Hơn nữa, do tháo dỡ bằng phương pháp thủ công với khối lượng đất đá hơn 70.000 m2 nên thời gian tháo dỡ không thể làm nhanh được. Tất cả phải huy động 10 xe múc, 10 xe ben chở đất và hơn 100 lao động nhưng phải làm thủ công vì phải tháo dỡ từng lớp một song song với đập phá các công trình xây dựng. Tổng thời gian tháo dỡ từ 10 - 12 tháng xuyên qua mùa mưa bão tháng 10.2019. Do vậy việc tháo dỡ tường chắn MSE sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và sinh hoạt của toàn bộ khu dân cư sát tường chắn và xung quanh dự án.

Ngoài ra, với hơn 6.000 lượt xe ben chở đất đá ra khỏi công trường khi tháo dỡ trong mùa khô và mùa mưa sẽ làm ách tắc giao thông bởi lòng đường Nguyễn Xiển chỉ có 10m, trong khi mật độ giao thông con đường này rất cao. 

Trong đơn cứu xét gửi lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa, Công ty Đồi Xanh Nha Trang viết: "Chúng tôi đã biết việc xây dựng tường chắn MSE khi chưa được điều chỉnh giấy phép là sai nên phải chấp hành quyết định tháo dỡ tường chắn của UBND tỉnh Khánh Hòa ban hành. Tuy nhiên, chúng tôi mong lãnh đạo tỉnh cứu xét cho chúng tôi, cho phép thay phương án tháo dỡ tường chắn bằng phương pháp khắc phục và gia cố tường chắn bằng taluy giật cấp".

Theo Công ty Đồi Xanh Nha Trang, nếu được khắc phục và gia cố tường chắn MSE bằng cách xây taluy giựt cấp, giải tỏa toàn bộ các hộ dân sát tường chắn để không còn áp lực về tài sản và tính mạng của người dân thì hiệu quả đạt được sẽ toàn vẹn về mọi mặt chi phí, an toàn, thời gian, môi trường.

Cũng theo công ty này, ngày 11/2/2019, công ty đã ký biên bản thỏa thuận chuyển quyền sử dụng đất và nhà trên đất đối với 6/11 hộ dân sát tường chắn trái phép khổng lồ MSE tại dự án Khu biệt thự nghỉ dưỡng Đồi Xanh. Giá thỏa thuận là 22-23 triệu đồng/m2 đất ở và 21 triệu đồng/m2 đất nông nghiệp/quy hoạch giao thông. 5 hộ dân còn lại cũng đã thống nhất giá nhưng yêu cầu đưa tiền tạm ứng trước mới ký biên bản thỏa thuận.

Do vậy, nếu được UBND tỉnh và Sở Xây dựng đồng thuận phương án khắc phục và gia cố tường chắn thay cho việc tháo dỡ tường chắn thì Công ty Đồi Xanh sẽ tiến hành ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản trên đất với tất cả 11 hộ dân sát tường chắn và giải tỏa toàn bộ nhà dân sát tường chắn để tiến hành thi công, gia cố tường chắn theo phương án được Sở Xây dựng thẩm định.

"Hiện nay tất cả các hộ dân đều mong muốn nhận được tiền đền bù để đi mua nhà mới, không muốn phải đi ở nơi khác trong thời gian tháo dỡ tường chắn 12 tháng. Vì sau khi tháo dỡ tường chắn xong, họ cũng không yên tâm ở lại bên cạnh tường chắn đá hộc mới", bà Lê Thị Tú Anh cho biết trong đơn xin cứu xét. 

Phương án khắc phục và gia cố tường chắn bằng taluy giựt cấp được chủ đầu tư Marina Hill nêu cụ thể như sau:

Sau khi giải tỏa toàn bộ nhà dân phần đất cách tường chắn MSE của dự án rộng hơn 23m, chiều cao của tường chắn MSE chỉ 12m, đây là khoảng không gian an toàn tuyệt đối của tường chắn đối với các hộ dân bên kia đường, theo chủ đầu tư.

Theo đề xuất của đơn vị tư vấn thiết kế Hoàng Trung Chính, việc gia cố tường chắn sẽ được thực hiện bằng taluy giựt 2 cấp, mỗi cấp cao 4m. Chiều rộng taluy nới rộng qua phía nhà dân 7m, mỗi cấp vát nghiêng một góc 70 độ. Sau khi gia cố thì độ cao 12m của tường chắn MSE sẽ chỉ còn cao 4m cho mỗi cấp, hoàn toàn an toàn và không còn tạo cảm giác lo lắng cho người tham quan.

Hệ thống thu và thoát nước được thiết kế kỹ để phòng lưu lượng nước cao và dài ngày từ phía trên đồi đổ xuống tường chắn trong những ngày mưa bão. Cụ thể là hệ thống thoát nước bề mặt đường, thoát nước chân tường, thoát nước giữa các lớp đất và thoát nước ven tường chắn. Toàn bộ hệ thống thoát nước đều đổ vào mương thoát chung của dự án...

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24900.00 24980.00 25300.00
EUR 26270.00 26376.00 27549.00
GBP 30688.00 30873.00 31825.00
HKD 3146.00 3159.00 3261.00
CHF 27021.00 27130.00 27964.00
JPY 159.49 160.13 167.45
AUD 15993.00 16057.00 16546.00
SGD 18139.00 18212.00 18746.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 17952.00 18024.00 18549.00
NZD   14681.00 15172.00
KRW   17.42 18.97
DKK   3528.00 3656.00
SEK   2270.00 2357.00
NOK   2259.00 2348.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ