Chỉ số xanh lần đầu tiên được VCCI công bố tại Đồng bằng sông Cửu Long

Nhàđầutư
Ngày 9/5, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã công bộ "chỉ số xanh - PGI" về phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường tại tỉnh Trà Vinh. Đây là lần đầu tiên bộ chỉ số này được công bố tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).
AN HÒA
09, Tháng 05, 2023 | 15:30

Nhàđầutư
Ngày 9/5, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã công bộ "chỉ số xanh - PGI" về phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường tại tỉnh Trà Vinh. Đây là lần đầu tiên bộ chỉ số này được công bố tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

hoi thao

Lần đầu tiên VCCI công bố chỉ số PGI tại khu vực ĐBSCL. Ảnh An Hòa

Chỉ số PGI gồm 4 chỉ số thành phần: Giảm thiểu ô nhiễm môi trường và tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu; Đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn môi trường tối thiểu; Vai trò lãnh đạo của chính quyền tỉnh trong bảo vệ môi trường; Chính sách và dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp trong bảo vệ môi trường.

Theo ông Đậu Anh Tuấn, Phó tổng thư ký, Trưởng ban pháp chế VCCI, "Chỉ số xanh-PGI" lần đầu tiên được VCCI công bố tại TP. Hà Nội vào ngày 11/4, trong khuôn khổ lễ công bố chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI). Riêng đối với vùng ĐBSCL, đây là lần đầu tiên VCCI tổ chức công bố chỉ số PGI.

ong tuan

Ông Đậu Anh Tuấn, Phó tổng thư ký, Trưởng ban pháp chế VCCI cho biết PGI sẽ kích thích sản xuất xanh hơn. Ảnh An Hòa

"Lý do chúng tôi chọn vùng ĐBSCL để tổ chức hội thảo và công bố chỉ số PGI là do vùng này được dự báo sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu, việc triển khai các mô hình sản xuất gắn với bảo vệ môi trường là yêu cầu cấp bách và đặc biệt quan trọng đối với vùng", ông Tuấn cho biết.

Cũng theo ông Tuấn, kinh tế thế giới, nền kinh tế Việt Nam và cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đứng trước nhiều thay đổi, trong đó có 2 xu hướng lớn:

Xu hướng thứ nhất là phải thích ứng tốt hơn với điều kiện bất thường, khó đoán định.

Sau hai năm chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh đã cho thấy được ảnh hưởng của dịch bệnh tới thế giới lớn như thế nào. Không chỉ dịch bệnh mà còn biến đổi khí hậu, diễn biến bất thường của thời tiết, thiên tai. Việt Nam được đánh giá là một trong năm quốc gia trên toàn cầu dễ bị tổn thương nhất bởi biến đổi khí hậu. Chính vì vậy các hoạt động đầu tư kinh doanh cần phải trong tâm thế và tinh thần cần phải thích ứng tốt hơn với những thay đổi và nguy cơ.

Xu hướng thứ hai là phải phát triển xanh hơn. Đây là vấn đề toàn cầu quan trọng, là trách nhiệm của tất cả các quốc gia, doanh nghiệp, người dân. Phát triển xanh phải nằm trong mọi yếu tố của quá trình phát triển.

Với những xu hướng trên, Việt Nam đã định hướng thu hút đầu tư FDI trong thời gian tới phải xanh hơn, có chất lượng hơn, công nghệ cao hơn, mang lại giá trị gia tăng cao hơn. Vốn tín dụng cũng ưu tiên cho vay những dự án xanh, thân thiện với môi trường. Và Việt Nam cũng đang xây dựng một môi trường đầu tư không chỉ thuận lợi về thủ tục mà phải xanh hơn, bền vững hơn.

ca mau

Khu vực ĐBSCL được dự báo sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, nước biển dâng. An Hòa

Tại Hội nghị COP26, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã cam kết thực hiện đưa mức phát thải ròng về "0" vào năm 2050. Điều này thể hiện cam kết chính trị và quyết tâm rất lớn của Đảng, Nhà nước  trong đẩy mạnh chuyển đổi nền kinh tế, góp phần giải quyết những thách thức lớn toàn cầu về biến đổi khí hậu và vấn đề môi trường hiện nay. Đây là một bước tiếp theo quan trọng của tiến trình hội nhập mạnh mẽ khi Việt Nam đã là một thành viên chủ động và tích cực của thế giới.

"Với mong muốn góp phần cùng thực hiện định hướng quan trọng này, VCCI đã có ý tưởng triển khai xây dựng bộ chỉ PGI để đánh giá về môi trường kinh doanh xanh cấp tỉnh. Dự án này được sự ủng hộ, hỗ trợ của Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ-USAID và một số tập đoàn đa quốc gia. Đây là cách tiếp cận từ dưới lên trong nỗ lực bảo vệ môi trường, phát triển bền vững, tiếp nối thành công của quá trình cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh của Việt Nam giai đoạn vừa qua.

Bằng chỉ số PGI, chúng tôi mong muốn cổ vũ các tỉnh, thành phố tại Việt Nam quan tâm hơn tới phát triển kinh tế gắn với việc bảo vệ môi trường, cung cấp thông tin kịp thời hỗ trợ chính quyền tỉnh, thành phố trong hoạch định chính sách liên quan đến đầu tư và môi trường, thúc đẩy xây dựng hệ sinh thái kinh doanh thân thiện với môi trường, định hướng các nhà đầu tư có ý thức bảo vệ môi trường, thúc đẩy nhiều dự án xanh hơn, thân thiện với môi trường hơn", ông Tuấn chia sẻ.

Theo bà Đặng Hồng Hạnh, Giám đốc điều hành Công ty Cổ phần Tư vấn Năng lượng và Môi trường (VNEEC),  Hiện tại, trái đất đã ấm hơn khoảng 1,1°C so với cuối thế kỷ XVIII với sự tăng nhiệt độ diễn ra nhanh hơn trong các thập kỷ gần đây.

Để giữ cho sự nóng lên toàn cầu ở mức nỏ hơn 1,5°C, lượng phát thải khí nhà kính cần phải giảm 45% vào năm 2030 và đạt Net-zero vào năm 2050.

Việt Nam nằm trong số các quốc gia rất dễ bị tổn thương trên thế giới, Việt Nam cũng chưa chuẩn bị tốt để đối phó với các sự kiện cực đoan, nhiệt độ nóng hơn và mực nước biển dâng cao. Trong đó khu vực ĐBSCL được dự báo là khu vực chịu sự tác động tiêu cực lớn do tác động của biến đổi khí hậu. Do đó, việc sản xuất, thích ứng với biến đổi khi hậu theo hướng tăng trưởng xanh là nhu cầu tất yếu, nhằm đạt được thịnh vượng về kinh tế, bền vững về môi trường và công bằng về xã hội; hướng tới nền kinh tế xanh, trung hòa các-bon và đóng góp vào mục tiêu hạn chế sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu.

"Để góp phần tích cực vào nền sản xuất xanh hơn, các địa phương cần xác định các giải pháp và tiêu chí đạt Net-zero và tăng trưởng xanh phù hợp với điều kiện địa phương và ban hành các chính sách, kế hoạch hành động tương ứng, tăng cường liên kết vùng và quốc gia, khuyến khích nhân rộng mô hình kinh tế tuần hoàn, phát triển năng lượng sạch để thích ứng với biến đổi khí hậu", bà Hạnh gợi ý.

Đồng tình với quan điểm đó, ông Nguyễn Phương Lam, Giám đốc VCCI Cần Thơ cho rằng, bên cạnh những thách thức về biến đổi khí hậu thì khu vực ĐBSCL cũng có nhiều thời cơ để phát triển nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn.

"ĐBSCL là vùng nông nghiệp lớn nhất cả nước, chưa có nhiều nhà máy công nghiệp nên môi trường đất, nước, không khí nơi đây còn rất "hoang sơ"; vùng này cũng có nhiều tiềm năng phát triển công nghiệp xanh như năng lượng tái tạo, du lịch sinh thái, có điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế xanh. Tuy nhiên, để kích thích phát triển kinh tế xanh thì đòi hỏi phải có chính sách hỗ trợ, khuyến khích từ cơ quan quản lý. Doanh nghiệp với vai trò chủ thể phải chuyển đổi tư duy sản xuất xanh và bền vững", ông Lam đề xuất.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ