VCCI: Thủ tục hành chính vẫn 'làm khó' các doanh nghiệp xây dựng

Nhàđầutư
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nêu rõ các TTHC liên quan đến xây dựng, dù được cải thiện trong thời gian qua, vẫn chưa thực sự dễ dàng với doanh nghiệp. Các thủ tục khó khăn nhất gồm đất đai, giải phóng mặt bằng, quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, quyết định chủ trương đầu tư…
THANH TRẦN
20, Tháng 04, 2021 | 11:18

Nhàđầutư
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nêu rõ các TTHC liên quan đến xây dựng, dù được cải thiện trong thời gian qua, vẫn chưa thực sự dễ dàng với doanh nghiệp. Các thủ tục khó khăn nhất gồm đất đai, giải phóng mặt bằng, quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, quyết định chủ trương đầu tư…

xay_dung_2612113622

Thủ tục hành chính vẫn 'làm khó' các doanh nghiệp xây dựng.  Ảnh: Báo Xây dựng.

Các biện pháp cải thiện môi trường kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp vẫn được tiếp tục thực hiện, bất chấp bối cảnh dịch bệnh COVID-19, đặc biệt giai đoạn này lại trùng với thời điểm chuyển giao nhiệm kỳ.

Theo báo cáo "Chương trình cải cách môi trường kinh doanh Việt Nam: Góc nhìn từ doanh nghiệp" (đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết 02/2020 và Nghị quyết 35/2016 của Chính phủ), tốc độ cải thiện dường như chậm lại so với các năm trước, và xu hướng thay đổi của các lĩnh vực tương đối trái ngược: các lĩnh vực có điểm số thấp (phá sản, bảo vệ nhà đầu tư và xuất nhập khẩu) tăng điểm, trong khi các lĩnh vực có điểm cao (thành lập doanh nghiệp, tiếp cận điện năng) lại giảm điểm.

Đáng chú ý, cùng liên quan đến tài chính doanh nghiệp, trong khi tiếp cận tín dụng năm 2020 được cảm nhận khó khăn hơn so với năm 2019, thì thủ tục thuế lại trở nên dễ dàng hơn nhiều. Xét theo địa phương, các chỉ số vẫn thể hiện tích cực hơn so với năm 2019, nhưng tốc độ cải thiện đã chậm lại.

Ngành xây dựng, bất động sản 'gặp khó'

Tại buổi công bố báo cáo, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết các thủ tục hành chính (TTHC) liên quan đến xây dựng, dù được cải thiện trong thời gian qua, vẫn chưa thực sự dễ dàng với doanh nghiệp. Các thủ tục khó khăn nhất gồm đất đai, giải phóng mặt bằng, quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, quyết định chủ trương đầu tư…

Theo đó, các doanh nghiệp dân doanh và các doanh nghiệp quy mô nhỏ gặp nhiều khó khăn hơn khi làm các thủ tục về xây dựng so với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp có quy mô lớn. Chi phí không chính thức là vấn đề lớn nhất doanh nghiệp gặp phải. Nguyên nhân lớn nhất gây ra sự phiền hà của doanh nghiệp chính là cán bộ giải quyết hồ sơ và các quy định của pháp luật.

Trong năm 2020, vấn đề cấp phép xây dựng được doanh nghiệp đánh giá giảm điểm so với năm 2019, dù vẫn cao hơn so với năm 2017 và 2018. Điều này cho thấy tốc độ cải cách trong lĩnh vực này cần được duy trì và đẩy mạnh hơn nữa.

VCCI nhấn mạnh rằng, Nghị quyết 02/2020 yêu cầu tăng cường kỷ luật khi làm TTHC về xây dựng, rút ngắn thời gian cấp phép và thanh tra, kiểm tra không quá 50 ngày và phải áp dụng quản lý rủi ro. Tuy nhiên, nhiều nội dung yêu cầu này chưa được thực hiện và các doanh nghiệp không cảm nhận được tác động tích cực từ các biện pháp này.

Không chỉ vậy, việc thực hiện thủ tục về đất đai vẫn còn nhiều khó khăn và chưa được chú trọng cải thiện thực tế trong năm 2020. Tỷ lệ doanh nghiệp không gặp khó khăn về thủ tục đất đai trong 2 năm qua giảm từ 39% năm 2019 xuống 29% năm 2020. Các khó khăn có thể kể đến là cán bộ không hướng dẫn đầy đủ, chi tiết, việc xác định giá trị quyền sử dụng đất mất nhiều thời gian và quy trình, thủ tục giải quyết hồ sơ không đúng quy định.

Dù vậy, việc cung cấp thông tin về đất đai vẫn được cải thiện trong năm 2020 so với năm 2019. Tỷ lệ doanh nghiệp cho rằng thông tin về đất đai không được cung cấp một cách thuận lợi, nhanh chóng đã giảm từ mức 32,65% năm 2019 xuống còn 30,19% năm 2020.

Giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp

Nhằm tháo gỡ cho các doanh nghiệp, VCCI khuyến nghị rằng nên liên thông các TTHC có liên quan đến xây dựng như nhóm thủ tục thẩm định thiết kế, cấp phép xây dựng với thẩm duyệt phòng cháy chữa cháy, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường; nhóm thủ tục kiểm tra hoàn công, nghiệm thu phòng cháy chữa cháy, và cấp phép môi trường.

Ngoài ra, Chính phủ cần sớm sửa đổi Luật Đất đai, tập trung vào vấn đề giảm thời gian làm thủ tục về đất đai, công khai, minh bạch thông tin về đất đai, gồm cả các thông tin về quy hoạch sử dụng đất, bản đồ địa chính, tranh chấp và giải quyết tranh chấp đất đai; Tiếp tục kiểm soát việc ban hành các điều kiện đầu tư kinh doanh mới và việc sửa đổi các văn bản pháp luật chứa đựng điều kiện đầu tư kinh doanh, sao cho các điều kiện này đáp ứng tốt các yêu cầu về tính minh bạch, tính hợp lý và tối đa hoá môi trường cạnh tranh; Loại bỏ các điều kiện đầu tư kinh doanh chủ quan, định tính, không rõ ràng, cản trở các doanh nghiệp gia nhập thị trường.

Báo cáo nêu rõ các vấn đề về đơn giản hoá TTHC, cắt giảm điều kiện đầu tư kinh doanh, cắt giảm kiểm tra chuyên ngành đã đạt được những tiến bộ nhất định và cần được tiếp tục duy trì. Tuy nhiên, trọng tâm cải thiện nên tập trung vào nhóm các TTHC liên quan đến đầu tư xây dựng.

Bên cạnh đó, việc cải thiện môi trường kinh doanh và hỗ trợ các doanh nghiệp trong ngành kinh tế số cũng cần được coi là nhiệm vụ quan trọng để có thể giúp ngành này theo kịp tốc độ phát triển và củng cố năng lực cạnh tranh quốc gia trong bối cảnh mới.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ