Căn cứ nào cho mức giá 128.000 đồng mỗi cổ phần Techcombank?

NGHI ĐIỀN
07:05 25/05/2018

Hơn 1,16 tỷ cổ phần TCB sẽ "lên sàn" HoSE từ ngày 4/6 tới với mức giá 128.000 đồng/ CP, gấp 2,5 lần thị giá cổ phiếu ngân hàng cao nhất hiện nay (VCB) và gấp 8-9 lần so với bản thân TCB trên sàn OTC cách đây hai năm.

techcombank-nhadautu.vn

Căn cứ nào?

Theo bản cáo bạch niêm yết, Techcombank định giá tham chiếu phiên giao dịch đầu tiên dựa vào phương pháp so sánh hệ số P/E, P/B và phương pháp giá trị sổ sách.

Các chỉ số P/E, P/B được lấy tại thời điểm 9/4/2018, trong khi EPS, BVPS được lấy theo năm 2017.

Năm 2017, EPS và BVPS của Techcombank lần lượt đạt 7.719 đồng và 32.251 đồng.

Techcombank đã dùng một số cổ phiếu ngân hàng đang niêm yết để làm dữ liệu so sánh, cụ thể là BID, CTG, VCB, MBB, VPB và ACB.

Tại thời điểm 9/4/2018, P/E và P/B bình quân của 6 ngân hàng này lần lượt là 23,1 và 2,8.

Theo phương pháp P/E, mỗi cổ phiếu TCB có giá trị 178.309 đồng. Còn nếu tính theo phương pháp P/B, con số này là 90.303 đồng.

Techcombank đồng thời kết hợp trọng số 60% cho phương pháp P/E, 30% cho phương pháp P/B và 10% cho phương pháp giá trị sổ sách, từ đó tính ra giá cổ phiếu là 137.301 đồng/ CP.

Cuối cùng, mức giá được lựa chọn cho phiên chào sàn vào ngày 4/6 tới là 128.000 đồng/CP. Đây cũng là mức giá bình quân Techcombank đã bán cổ phiếu quỹ cho nhà đầu tư nước ngoài vào đầu tháng 5 vừa qua.

Cách thức xác định giá cổ phiếu chào sàn của Techcombank khá tương đồng với VPBank (trọng số phương pháp P/E là 70%, phương pháp P/B là 30%), TPBank (tỷ lệ 50:50). Trường hợp HDBank có phần khác biệt khi ngân hàng này chỉ chọn xác định giá tham chiếu theo phương pháp P/B.

Đắt hay rẻ?

Lâu nay, tổ chức đăng ký niêm yết chứng khoán tại Việt Nam được quyền tự định giá tham chiếu trong phiên giao dịch đầu tiên. Đây là chủ đề gây nhiều tranh cãi khi việc thiếu vắng các tổ chức định giá và đánh giá độc lập đang làm lệch lạc thị trường. Bởi nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư nhỏ lẻ tự thân họ rất khó nhận định giá cổ phiếu đắt hay rẻ, thấp hay cao, mà phải phụ thuộc vào cuộc chơi của những nhóm cổ đông, quỹ đầu tư lớn.

Ở trường hợp Techcombank, có hai lý do chính khiến cổ phiếu TCB chào sàn ở mức kỷ lục. Thứ nhất là giá trị nội tại doanh nghiệp, thứ hai là phương pháp xác định giá. Với phương pháp tương đối giống nhau, khác biệt sẽ nằm ở thời điểm xác định các bộ chỉ số so sánh.

Không khó để thấy lãnh đạo Techcombank đã khôn khéo chọn mốc thời gian so sánh các cổ phiếu là ngày 9/4/2018. Đây là phiên giao dịch lịch sử của VnIndex khi chỉ số này vượt mốc 1.200 điểm. Tuy nhiên cho đến nay, chỉ số chứng khoán chính của Việt Nam đã giảm liên tục và chỉ còn 985 điểm. Các mã cổ phiếu mà Techcombank đưa ra so sánh cũng đã mất từ 20-36% thị giá. Nếu "dời" mốc về 24/5/2018, giá mỗi cổ phần TCB sẽ lùi về dưới 100.000 đồng.

Mức giá tham chiếu 128.000 đồng cho mỗi cổ phần TCB là cao gấp 3 lần con số tương tự của đối thủ "đồng cân đồng lạng" VPB (39.000 đồng), gấp 4 lần HDB (33.000 đồng) hay TPB (32.000 đồng), bỏ xa các mã ngân hàng trên sàn hiện nay và vượt VCB trong phiên IPO năm 2007 (108.000 đồng) để trở thành cổ phiếu ngân hàng có mức giá chào sàn cao nhất lịch sử.

Thực ra, dù sử dụng phương pháp định giá nào, thì giá cổ phiếu phải phản ánh thực trạng hoạt động của Techcombank. Nhà băng này có lý do để tự tin khi kết quả kinh doanh tỏ ra vượt trột so với các đối thủ.

Năm 2017, Techcombank báo lãi sau thuế 6.446 tỷ đồng, tăng khoảng 3.300 tỷ đồng so với kết quả 2016. Đóng góp phần lớn là lãi thuần từ "hoạt động dịch vụ" tăng thêm khoảng 1.900 tỷ đồng và lãi thuần từ "hoạt động khác" tăng thêm hơn 800 tỷ đồng lên 1.715 tỷ đồng, chủ yếu nhờ thu hồi nợ đã xoá sổ trong các năm trước. Tuy nhiên báo cáo lưu chuyển tiền tệ cho thấy thực thu từ "hoạt động khác" chỉ là gần 600 tỷ đồng, vênh hơn 1.100 tỷ đồng so với kết quả kinh doanh. Thực trạng này đã kéo dài nhiều năm qua tại Techcombank, song biên độ mạnh nhất rơi vào các năm 2016, 2017.

Quyền lực nhà chủ tịch

Trong một bài báo gần đây, chúng tôi đã nêu hiện tượng hàng chục triệu cổ phiếu TCB liên tục được sang tay. Gia đình Chủ tịch Hồ Hùng Anh nhờ vậy sở hữu khoảng 198,44 triệu cổ phần TCB, tương đương 17,03% vốn của Techcombank. Nếu quy ra giá tham chiếu 128.000 đồng/ CP, số cổ phiếu này tương đương 25.400 tỷ đồng (1,1 tỷ USD), qua đó đưa gia đình ông Hồ Hùng Anh trở thành một trong những gia tộc giàu có nhất Việt Nam. Lưu ý rằng suốt nhiều năm ông Hồ Hùng Anh cùng người thân nắm giữ lượng cổ phần không đáng kể tại Techcombank.

Sau khi thay thế "Madame" Nga giữ chức Chủ tịch HĐQT từ năm 2008, vai trò của ông Hồ Hùng Anh nói riêng và nhóm cổ đông Masan nói chung ngày càng đậm nét ở Techcombank. Bản thân Tập đoàn Masan đang sở hữu gần 15% vốn Techcombank. Tỷ lệ này cộng cả gia đình ông Hùng Anh vào khoảng hơn 32%. Dĩ nhiên đây chưa hẳn đã phản ánh đúng ảnh hưởng của nhóm cổ đông Masan.

Hội đồng quản trị Techcombank hiện có 7 người, trong đó trừ Thành viên HĐQT độc lập Nguyễn Đoan Hùng, Thành viên HĐQT Lee Boon Huat (trước đây là thành viên độc lập), ông Nguyễn Cảnh Sơn liên quan đến nhóm Eurowindow, thì 4 cái tên còn lại đều có liên hệ tới nhóm cổ đông Masan, gồm Chủ tịch Hồ Hùng Anh, Phó Chủ tịch thứ nhất Nguyễn Đăng Quang, Phó Chủ tịch Nguyễn Thiều Quang và Phó Chủ tịch kiêm Phó Tổng giám đốc Đỗ Tuấn Anh.

Trong cơ cấu Ban kiểm soát của Techcombank, 2/4 thành viên có gốc Masan, một người liên quan đến nhóm Eurowindow.

Theo Điều lệ năm 2018 của Techcombank, mỗi cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 10% cổ phần có quyền để cử người vào HĐQT và Ban Kiểm soát. Qua đó phần nào mường tượng ra tỷ lệ sở hữu của các nhóm cổ đông tại Techcombank.

Thực tế ở Việt Nam, do giới hạn sở hữu và quy định công bố thông tin, các lãnh đạo ngân hàng thường nắm giữ số lượng ít cổ phiếu, dù thực tế là chi phối. Cuối năm 2015, CTCP Tư vấn và Đầu tư Phú Sĩ và các bên liên quan công bố trở thành cổ đông lớn của Techcombank với tỷ lệ sở hữu 9,44%. Phú Sĩ, qua nhiều cá nhân, pháp nhân, có liên hệ nhất định đến nhóm cổ đông Masan. Phú Sĩ cũng chỉ là một trong nhiều "trung gian" sở hữu cổ phần ở Techcombank.

Trở lại vấn đề giá chào sàn 128.000 đồng trên mỗi cổ phần TCB là đắt hay rẻ. Câu hỏi này cùng với diễn biến tăng giảm sau khi niêm yết, về nguyên tắc, sẽ được thị trường trả lời. Tuy nhiên ở một thị trường có nhiều "đặc thù" như ở Việt Nam, đáp án có thể đã nằm trong một kịch bản được dựng lên từ rất lâu trước khi lên sàn.

Cách đây chưa đầy một năm, định chế tài chính hàng đầu thế giới HSBC rút khỏi Techcombank với mức giá hơn 23.000 đồng/CP, bằng 1/6 giá IPO của Techcombank.

Với tầm cỡ của HSBC, để tìm kiếm các quỹ đầu tư toàn cầu nhằm nhượng lại cổ phần TCB chắc hẳn không mấy khó khăn. Việc Techcombank kêu gọi thành công các quỹ đầu tư quốc tế mua cổ phiếu quỹ trong hai đợt với dải giá từ 90.000-128.000 đồng/CP bởi vậy không khỏi khiến giới đầu tư "lăn tăn".

Giải đáp thắc mắc, Tổng giám đốc Techcombank Nguyễn Lê Quốc Anh trong một hội thảo gần đây khẳng định việc HSBC rút vốn nằm trong chiến lược cái cơ cấu danh mục đầu tư trên toàn cầu của tập đoàn đa quốc gia này. Mức giá hơn 23.000 đồng/CP dựa trên cơ sở thuận mua vừa bán giữa hai bên. Trong khi ở các đợt bán cổ phiếu quỹ, nhu cầu của nhà đầu tư quốc tế là rất lớn, với tổng mức chào mua lên tới 4,5 tỷ USD. Bởi vậy cái giá gần 1 tỷ USD thu về là không quá bất ngờ.

Cũng trong buổi hội thảo, lãnh đạo Techcombank tiết lộ kế hoạch tăng vốn "shock" khi vốn điều lệ Ngân hàng sẽ được nâng gấp 3 lần lên 35.000 tỷ đồng, thông qua chia cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 200%. Nguồn tăng vốn là lợi nhuận chưa phân phối và thặng dư vốn cổ phần.

Để có được mức chia này, cổ đông Techcombank đã phải trải qua 8 năm liền "nhịn" cổ tức. Trong khi với nguồn thặng dư vốn cổ phần khoảng 14.000 tỷ đồng, phần lớn (hơn 12.000 tỷ đồng) đến từ hai đợt bán cổ phiếu quỹ vừa qua. Cả hai kênh tăng vốn này đều không được đánh giá cao về tính minh bạch so với hình thức phát hành rộng rãi hoặc ở mức độ nào đó, là phát hành riêng lẻ.

  • Cùng chuyên mục
Chuyện gì đang diễn ra với cổ phiếu CTF?

Chuyện gì đang diễn ra với cổ phiếu CTF?

Hàng triệu cổ phiếu CTF đang được dùng làm tài sản đảm bảo, thế chấp các khoản vay tại ngân hàng. Tuy nhiên việc cổ phiếu giảm giá mạnh có thể ảnh hưởng đến giá trị tài sản đảm bảo.

Tài chính - 20/11/2024 16:24

Bóng nhà chủ VNDirect đằng sau các đợt tăng vốn của CIENCO4

Bóng nhà chủ VNDirect đằng sau các đợt tăng vốn của CIENCO4

2 lần tăng vốn gần nhất của CIENCO4 đều gắn với một doanh nghiệp liên quan trực tiếp tới nhà chủ CTCP Chứng khoán VNDirect, đó là CTCP Đầu tư và Dịch vụ Trustlink.

Tài chính - 20/11/2024 10:49

Chính sách tiền tệ khó nới lỏng thêm

Chính sách tiền tệ khó nới lỏng thêm

Sức ép tỷ giá vẫn là nhân tố quan trọng để lãi suất khó giảm thêm.

Ngân hàng - 20/11/2024 09:48

Ngân hàng hưởng lợi từ áp dụng các tiêu chuẩn ESG

Ngân hàng hưởng lợi từ áp dụng các tiêu chuẩn ESG

Việc thực hành ESG sẽ giúp các các tổ chức tín dụng (TCTD) cải thiện hiệu quả quản trị rủi ro, từ đó nâng cao chất lượng hoạt động và lợi nhuận.

Ngân hàng - 20/11/2024 09:36

Eximbank 'bác' thông tin NHNN thanh tra cấp tín dụng

Eximbank 'bác' thông tin NHNN thanh tra cấp tín dụng

Eximbank khẳng định rằng không nhận được bất kỳ quyết định nào của NHNN về việc tiến hành thanh tra về các hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng trong thời gian gần đây.

Tài chính - 20/11/2024 06:30

Chứng khoán liên tục điều chỉnh, dấu hiệu nào cho biết đáy?

Chứng khoán liên tục điều chỉnh, dấu hiệu nào cho biết đáy?

Thị trường chứng khoán đã điều chỉnh liên tục nhiều phiên liên tiếp, VN-Index về gần mốc 1.200 điểm. Tuy nhiên, thanh khoản kém cùng khối ngoại tiếp tục bán ròng khiến thị trường kém hấp dẫn hơn.

Tài chính - 20/11/2024 06:30

Gặp khó ở nhiều dự án, PTSC Quảng Ngãi làm ăn ra sao?

Gặp khó ở nhiều dự án, PTSC Quảng Ngãi làm ăn ra sao?

Trong 9 tháng đầu năm 2024, CTCP Dịch vụ Dầu khí Quảng Ngãi PTSC (PTSC Quảng Ngãi) ghi nhận hơn 1.184 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế hơn 22,7 tỷ đồng, tăng lần lượt 74,3% và 69,4% so với cùng kỳ 2023.

Tài chính - 20/11/2024 06:30

Thấy gì từ diễn biến bán ròng của khối ngoại?

Thấy gì từ diễn biến bán ròng của khối ngoại?

Ông Chen Chia Ken, Tổng Giám đốc CTCP Chứng khoán Phú Hưng cho rằng thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn vừa qua chưa thực sự hấp dẫn được các nhà đầu tư trong và ngoài nước, vì thế khối ngoại liên tục rút vốn và thanh khoản thị trường giảm dần qua từng tháng.

Tài chính - 19/11/2024 14:22

Thủy điện Hủa Na chi hơn 235 tỷ chia cổ tức cho các cổ đông

Thủy điện Hủa Na chi hơn 235 tỷ chia cổ tức cho các cổ đông

CTCP Thủy điện Hủa Na (HoSE: HNA) vừa lên kế hoạch chi trả cổ tức năm 2023 cho các cổ đông của công ty, với tổng số tiền hơn 235 tỷ đồng.

Tài chính - 19/11/2024 11:22

InvestingPro chính thức phân phối chứng chỉ quỹ mở do VCBF quản lý

InvestingPro chính thức phân phối chứng chỉ quỹ mở do VCBF quản lý

Vừa qua, Công ty Cổ phần InvestingPro đã ký kết hợp tác với Công ty TNHH Quản lý Quỹ Đầu Tư Chứng Khoán Vietcombank (VCBF). Theo thoả thuận đã ký kết, InvestingPro sẽ chính thức trở thành đại lý phân phân phối chứng chỉ quỹ mở do VCBF quản lý.

Chứng khoán - 19/11/2024 10:29

Bimico - vì đâu nên nỗi?

Bimico - vì đâu nên nỗi?

Từng là ngôi sao sáng với chuỗi tăng trưởng ấn tượng, tình hình kinh doanh của Bimico dần đi xuống trong nhiều năm. Hiện nay, phần lớn tài sản Bimico dồn vào khu công nghiệp và đầu tư mua cổ phiếu VLB.

Tài chính - 19/11/2024 06:30

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục bán vàng miếng ra thị trường

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục bán vàng miếng ra thị trường

Hôm nay (ngày 18/11), Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tiếp tục bán vàng miếng ra thị trường qua 4 ngân hàng TMCP nhà nước và SJC. Giá bán là 83,5 triệu đồng/lượng.

Tài chính - 18/11/2024 11:16

Vinasun lãi chủ yếu từ bán xe cũ và quảng cáo, cổ đông ngoại muốn thoái sạch vốn

Vinasun lãi chủ yếu từ bán xe cũ và quảng cáo, cổ đông ngoại muốn thoái sạch vốn

Quỹ đầu tư TAEL Two Partners muốn bán hơn 6,4 triệu cổ phiếu VNS của Vinasun. Nếu thành công, quỹ ngoại này sẽ 'cắt lỗ' thành công khi hạ tỉ lệ sở hữu về 0%.

Tài chính - 18/11/2024 10:15

Đô thị Kinh Bắc cần hơn 6.000 tỷ đồng để cơ cấu nợ

Đô thị Kinh Bắc cần hơn 6.000 tỷ đồng để cơ cấu nợ

Đô thị Kinh Bắc sẽ chào bán 250 triệu cổ phiếu cho 11 nhà đầu tư, giá không thấp hơn 16.200 đồng/cp. Công ty có nhu cầu hơn 6.000 tỷ đồng để cơ cấu các khoản nợ.

Tài chính - 18/11/2024 06:30

Đằng sau sự lao dốc của cổ phiếu GKM Holdings

Đằng sau sự lao dốc của cổ phiếu GKM Holdings

Cổ phiếu GKM Holdings đã bị thao túng trong giai đoạn tăng nóng cuối 2021 và đầu 2022. Đây cũng là khoảng thời gian Chứng khoán APG gom mua thành cổ đông lớn.

Tài chính - 17/11/2024 14:15

LPBank báo lãi gần 10.000 tỷ 10 tháng đầu năm

LPBank báo lãi gần 10.000 tỷ 10 tháng đầu năm

Chia sẻ tại EGM năm 2024, lãnh đạo LPBank cho biết lợi nhuận ngân hàng 10 tháng đầu năm 2024 đạt xấp xỉ 10.000 tỷ đồng. Ngân hàng cũng tự tin sẽ vượt kế hoạch được ĐHĐCĐ giao cho từ đầu năm.

Tài chính - 16/11/2024 17:09