[Café cuối tuần] Tín chỉ carbon: Cơ hội hay thách thức cho kinh tế Việt Nam?
Thị trường tín chỉ carbon mở ra những cơ hội rộng mở cho Việt Nam trong việc theo đuổi mục tiêu trưởng bền vững, nhưng bên cạnh đó cũng là những thách thức không nhỏ cần sớm có biện pháp để giải quyết.
Trong nỗ lực hướng tới mục tiêu phát triển bền vững và bảo vệ môi trường, một thuật ngữ mới nổi lên và thu hút sự quan tâm của các chuyên gia đến từ nhiều lĩnh vực, đó là tín chỉ carbon. Vậy bản chất của tín chỉ carbon là gì? các chủ thể liên quan tới tín chỉ carbon là ai? Và quan trọng hơn, việc trao đổi tín chỉ carbon sẽ tạo ra những cơ hội hay thách thức nào cho kinh tế Việt Nam?
Về cơ bản, một tín chỉ carbon là thuật ngữ thể hiện 1 tấn khí thải carbon có thể được giảm thiểu hoặc hấp thụ khỏi bầu khí quyển, thông qua việc sử dụng hiệu quả năng lượng hoặc thực hiện các dự án cải thiện môi trường. Với công nghệ và các kỹ thuật hiện đại, Chính phủ các quốc gia cũng như các tổ chức kiểm định quốc tế có đủ thẩm quyền, có thể hiện thực hóa khả năng đo lường lượng carbon tiêu thụ của mỗi dự án, công ty. Theo đó, các dự án được đánh giá bởi các cơ quan kiểm định về khả năng tiết kiệm và hấp thụ khí thải, và được trao cho một lượng tín chỉ carbon tương ứng. Cùng với những quyết tâm trong việc đặt ra giới hạn cho lượng phát thải theo từng ngành của các chính phủ, điều này đã tạo ra nhu cầu về một thị trường mà tại đó, các công ty không thể giảm thiểu lượng phát thải của mình có thể tìm mua các tín chỉ carbon để đáp ứng các yêu cầu của pháp luật, trong khi các công ty có mức phát thải thấp có thể kiếm được lợi nhuận từ việc bán tín chỉ carbon dư thừa.

Tín chỉ carbon
Việc thành lập thị trường tín chỉ carbon tạo ra những tác động tích cực tới cả hai khía cạnh là môi trường và kinh tế. Về mặt môi trường, các công ty sẽ buộc phải tìm cách nâng cao hiệu quả môi trường nếu không muốn tăng chi phí, từ đó tạo động lực cho tăng trưởng xanh. Tín chỉ carbon cũng là cách để công ty chứng minh cho nhà đầu tư và khách hàng thấy các cam kết về mục tiêu phát triển bền vững của mình. Về mặt kinh tế, tín chỉ carbon có thể là nguồn tài chính quan trọng hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi từ công nghệ ‘nâu’ sang công nghệ “xanh”. Tín chỉ carbon cũng tạo động lực và lợi nhuận cho các công ty, từ đó góp phần phát triển kinh tế.
Thị trường tín chỉ carbon trên thế giới
Carbon lần đầu tiên được công nhận là hàng hóa có thể trao đổi vào năm 1997 tại Nghị định thư Kyoto của Liên Hợp quốc, và được nhấn mạnh một lần nữa tại Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu năm 2015. Theo đó, các quốc gia tự đưa ra cam kết về số lượng tín chỉ carbon và được quyền trao đổi và thương mại tín chỉ carbon với các quốc gia khác để đảm bảo các cam kết của mình.
Kể từ khi thành lập, thị trường tín chỉ carbon đã có những bước phát triển mạnh mẽ, với hai thị trường chính là thị trường bắt buộc và thị trường tự nguyện. Trong đó, giá trị thị trường bắt buộc toàn cầu đã tăng gấp 5 lần chỉ trong 3 năm, và đạt mức 261 tỷ đô la Mỹ năm 2020, với các quốc gia Châu Âu chiếm tới 90% giá trị toàn cầu. Với thị trường tự nguyện nơi các công ty tìm kiếm tín chỉ carbon để bù đắp dấu chân sinh thái của mình, số lượng các tín chỉ carbon tạo ra và các tín chỉ đã bù đắp tăng trưởng nhanh, đạt đỉnh điểm năm 2020 với khoảng 200 triệu tín chỉ tạo ra, và có giảm nhẹ trong năm 2021 do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Các quốc gia tham gia thị trường cũng ngày càng đa dạng hơn, thay vì tập trung vào một số quốc gia chính như giai đoạn trước đó.

Tỷ trọng tín chỉ carbon theo quốc gia. Ảnh: Allied Offset, 2023
Dự kiến trong tương lai, nhu cầu về tín chỉ carbon sẽ còn tăng mạnh khi các doanh nghiệp trên thế giới đưa ra mục tiêu giảm thiểu ô nhiễm, hoặc sẽ sử dụng tín chỉ carbon để khắc phục những ô nhiễm mà họ không thể loại bỏ. Tính đến năm 2023, 66% các doanh nghiệp hàng đầu thế giới thuộc Fortune Global 500 đã đưa ra những cam kết mạnh mẽ về mục tiêu môi trường. 39% trong số họ có những mục tiêu xa hơn và dự kiến dạt được mức phát thải 0 (net zero) trong tương lai, khi lượng phát thải hàng năm mà họ tạo ra sẽ hoàn toàn được triệt tiêu thông qua các tín chỉ carbon (Climate Impact Partners, 2023). Điều này rõ ràng tạo ra một nguồn cầu lớn về tín chỉ carbon trong tương lai.
Cơ hội cho Việt Nam
Hiện nay, Việt Nam đang là một trong những quốc gia tiềm năng tham gia vào thị trường tín chỉ carbon. Việt Nam đã tham gia vào thị trường này thông qua một số dự án như Cơ chế phát triển sạch (Clean Development Mechanism – CDM), Cơ chế tín chỉ chung (Joint Credit Mechnism – JCM) với Nhật Bản, và Chương trình giảm phát thải thông qua giảm suy thoái rừng (REDD+). Tính đến tháng 2/2022, Việt Nam đứng thứ 4 về số lượng dự án CDM trên toàn thế giới. Với chương trình JCM, đã có khoảng 10 triệu tín chỉ carbon đã được tạo ra với 28 dự án triển khai, với chương trình REDD+, Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương được công nhận đủ điều kiện thanh toán cho nỗ lực giảm phát vào năm 2018 (WTO centre, 2023). Bên cạnh đó, Việt Nam tham gia vào nhiều chương trình khác như Gold Standard (GS), Verified caron standard (VCS), Renewable energy Certification (REC), và Emission Reductions Payment Agreement (ERPA).
Sự phát triển của thị trường tín chỉ carbon mở ra nhiều cơ hội cho Việt Nam, có thể kể tới như sau:
Thứ nhất, cơ hội nâng cao uy tín và đạt được các mục tiêu về môi trường. Thị trường tín chỉ carbon tạo ra động lực cũng như cung cấp nguồn tài chính thúc đẩy các quốc gia và công ty chuyển đổi hướng tới phát triển bền vững. Từ đó, hỗ trợ các quốc gia cải thiện uy tín quốc tế và giúp hiện thực hóa và đẩy nhanh việc thực hiện các cam kết quốc tế đã đề ra.
Thứ hai, cơ hội tài chính từ việc bán tín chỉ carbon. Các quốc gia và công ty có hiệu quả môi trường tốt có thể thu được lợi nhuận từ việc bán các tín chỉ carbon dư thừa. Với giá tín chỉ carbon tự nguyện được ước tính sẽ tăng cao trong thời gian tới, việc có thể tham gia thị trường tín chỉ carbon sẽ mang lại nguồn lợi cho Việt Nam.
Thứ ba, cơ hội phát triển khoa học kỹ thuật. Thị trường tín chỉ carbon thúc đẩy các công ty chuyển đổi công nghệ xanh. Quá trình chuyển đổi công nghệ này không những giúp tạo ra những tác động tích cực tới môi trường mà các công nghệ hiện đại còn đi kèm với sự hiệu quả về mặt năng suất sản xuất, từ đó tạo các hiệu quả kinh tế cho công ty và cho quốc gia.
Thứ tư, cơ hội thu hút nguồn tài chính xanh. Khi các công ty đạt được các mục tiêu về phát triển bền vững, không những họ có thể tìm kiếm nguồn lợi trực tiếp từ việc bán tín chỉ carbon dư thừa, mà điều này này còn tạo cơ hội cho các công ty nhận được các nguồn tài chính xanh. Các nguồn tài chính xanh là những khoản tín dụng hoặc đầu tư được sử dụng để thúc đẩy các hoạt động bảo vệ môi trường. Các doanh nghiệp, dự án cần chứng minh hiệu quả về mặt môi trường nhằm có thể thu hút được nguồn tài chính này. Ngày nay, các nguồn tài chính xanh ngày càng dồi dào. Theo Reuters (2023), trong 10 năm, nguồn tài chính xanh đã tăng gấp 100 lần, từ 5,2 tỷ $ đô la Mỹ năm 2012 lên mức 540,6 tỷ đô la Mỹ năm 2021.

Tổng nguồn tài chính xanh toàn thế giới. Ảnh: Reuter
Bên cạnh cơ hội, tín chỉ carbon cũng tạo ra những thách thức không nhỏ cho Việt Nam nếu chúng ta không có sự chuẩn bị.
Thứ nhất, thách thức về việc cải thiện chất lượng môi trường. Để đạt được những lợi ích từ thị trường tín chỉ carbon, các công ty và quốc gia cần đạt được các hiệu quả về mặt môi trường. Đối với Việt Nam, dù là một nước nông nghiệp, nhưng hiệu quả về mặt môi trường lại không cao. Theo báo cáo của Edgar (2022), Việt Nam xếp thứ 18 về số lượng phát thải khí nhà kính. Một phần nguyên nhân là do các kỹ thuật mà Việt Nam sử dụng còn tương đối lạc hậu, gây ra sự thiếu hiệu quả về năng lượng tiêu thụ cũng như tăng mức độ phát thải cần thiết. Điều này đặt ra thách thức tương đối lớn về mặt thời gian, chi phí, và công nghệ để các công ty tại Việt Nam có thể đạt được hiệu quả môi trường tốt.
Thứ hai, thách thức về việc xác định, đo lường hiệu quả môi trường của các dự án. Một trong những yêu cầu của việc tham gia thị trường carbon là việc định lượng được lượng carbon tiêu thụ của mỗi dự án, công ty. Tuy nhiên, hiện nay các dự án carbon tại Việt Nam còn tương đối mới, chưa có nhiều đơn vị có khả năng tư vấn, kiểm định, cũng như hướng dẫn đăng ký tín chỉ carbon cho các dự án tại Việt Nam. Ngoài ra, những thách thức về chất lượng dữ liệu, độ tin cậy của dữ liệu, cũng như khoảng cách về mặt kiến thức, cũng đặt ra những khó khăn cho việc triển khai tín chỉ carbon tại Việt Nam.
Rõ ràng, thị trường tín chỉ carbon mở ra những cơ hội rộng mở cho Việt Nam trong việc theo đuổi mục tiêu trưởng bền vững, nhưng bên cạnh đó cũng là những thách thức không nhỏ. Để đẩy mạnh việc tiếp cận thị trường, các giải pháp quan trọng cần được triển khai sẽ bao gồm việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho thị trường carbon, nâng cao nguồn tài trợ cho các dự án xanh, và đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu và phát triển liên quan tới lĩnh vực môi trường.
- Cùng chuyên mục
Khi nhà đầu tư không còn hỏi về '3 chữ cái'
Nhà đầu tư cá nhân đang có xu hướng quan tâm nhiều hơn đến giá trị của doanh nghiệp trước khi ra quyết định đầu tư.
Đầu tư - 12/07/2025 07:00
Nhìn lại đóng góp của Samsung vào kinh tế Việt Nam
Doanh thu và kim ngạch xuất khẩu của Samsung tại Việt Nam tương đương lần lượt 13,12% GDP và 13,4% tổng kim ngạch xuất khẩu của nước ta trong năm 2024.
Đầu tư - 11/07/2025 10:23
Để nhà đầu tư không còn bị 'dắt mũi'
Các chuyên gia luôn nhấn mạnh thay vì dựa vào những tin đồn, tin nội bộ chưa có căn cứ, nhà đầu tư nên tham khảo những nghiên cứu, phân tích từ chuyên gia uy tín, báo cáo của các công ty chứng khoán, quỹ đầu tư… trước khi ra quyết định nên giải ngân hay không.
Đầu tư - 11/07/2025 07:00
Sáp nhập địa phương khai mở không gian phát triển bất động sản
Việc sáp nhập các địa phương được kỳ vọng tạo "cú hích" mạnh mẽ cho thị trường bất động sản. Không gian quy hoạch mở rộng, hạ tầng kết nối đồng bộ và quỹ đất mới là những yếu tố then chốt thúc đẩy thị trường chuyển mình.
Đầu tư - 11/07/2025 06:45
Bàn giải pháp đẩy nhanh tiến độ dự án Cảng hàng không quốc tế Gia Bình
Chiều 9/7, ông Vương Quốc Tuấn, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh chủ trì hội nghị rà soát, đôn đốc tiến độ triển khai thực hiện một số dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh.
Đầu tư - 10/07/2025 19:25
Lạm phát năm 2025 trong tầm kiểm soát
Năm 2025 nhiều khả năng sẽ là năm thứ 11 liên tiếp Việt Nam kiểm soát thành công lạm phát ở mức dưới 4%.
Đầu tư - 10/07/2025 13:21
Bước tiến mới đưa cảng biển Hải Phòng thành trung tâm logistics quốc tế
Dự án xây dựng 4 bến mới tại khu bến Lạch Huyện gần 25.000 tỷ đồng vừa được chấp thuận chủ trương đầu tư, sẽ góp phần đưa Hải Phòng trở thành trung tâm logistics quốc tế.
Đầu tư - 10/07/2025 11:34
Doanh nghiệp 'hiến kế' để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 2 con số
Bên cạnh nỗ lực của doanh nghiệp, để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 2 con số không thể thiếu vai trò đồng hành của Nhà nước…
Đầu tư - 09/07/2025 13:54
VCBS: Mức thuế quan của Trump chưa đủ mạnh để kích hoạt xu hướng dịch chuyển sản xuất khỏi Việt Nam
VCBS đánh giá sẽ không có làn sóng FDI ồ ạt rút khỏi Việt Nam, nhưng cảnh báo lượng đầu tư mới có thể chững lại.
Đầu tư - 09/07/2025 10:15
Nhà đầu tư cá nhân đang dần 'lớn'
Dù năng lực nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán đã có sự cải thiện trong các năm trở lại đây, song để đạt mục tiêu như Quyết định 1726 của Thủ tướng Chính phủ, việc xã hội hóa, phổ cập kiến thức chứng khoán vẫn cần sự chung tay và nỗ lực của các cơ quan quản lý và thành viên thị trường.
Đầu tư - 09/07/2025 07:00
Hà Nội thu hút thêm 500 triệu USD vốn FDI vào công nghệ cao
Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trương Việt Dũng cho biết, Hà Nội phấn đấu thu hút thêm 500 triệu USD vốn FDI vào công nghệ cao.
Đầu tư - 09/07/2025 06:45
Chưa đáp ứng yêu cầu chip từ Nvidia, Samsung dự báo lợi nhuận quý II giảm hơn 50%
Samsung đang tụt hậu so với các đối thủ cạnh tranh như SK Hynix và Micron trong mảng chip nhớ băng thông cao (HBM).
Đầu tư - 08/07/2025 14:11
Vụ Tập đoàn Sơn Hải trượt thầu: Bộ Tài chính khẳng định tuân thủ nguyên tắc công bằng, khách quan
Bộ Tài chính cho biết, việc chỉ tập trung vào rà soát, phản ánh tồn tại, hạn chế trong quá trình lựa chọn nhà thầu mà không đưa ra kết luận cụ thể là phù hợp nguyên tắc công bằng, khách quan, minh bạch và hiệu quả.
Đầu tư - 08/07/2025 08:37
Nâng 'chất' nhà đầu tư, hướng thị trường đến sự bền vững
Một thị trường chứng khoán phát triển bền vững cần phải có cơ cấu tỷ trọng hợp lý của nhà đầu tư cá nhân, nhà đầu tư tổ chức trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.
Đầu tư - 08/07/2025 07:00
Quảng Trị kêu gọi đầu tư 3 dự án điện gió hơn 9.500 tỷ đồng
Ba dự án điện gió với tổng công suất 278MW, tổng mức đầu tư 9.586 tỷ đồng vừa được tỉnh Quảng Trị kêu gọi đầu tư.
Đầu tư - 08/07/2025 06:45
Triển vọng thu hút FDI của Việt Nam trong bối cảnh Mỹ áp dụng thuế đối ứng
Thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) 6 tháng đầu năm 2025 đạt kết quả ấn tượng, song liệu Việt Nam có còn là điểm đến của các nhà đầu tư nước ngoài khi tới đây Mỹ áp dụng thuế đối ứng đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam mà đối tượng bị ảnh hưởng chủ yếu là các doanh nghiệp FDI?
Đầu tư - 07/07/2025 06:45
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Bộ tứ trụ cột' để giúp đất nước cất cánh
Sự kiện - Update 1 month ago
Thủ tướng: Cần truyền cảm hứng cho doanh nhân cống hiến vì đất nước
Sự kiện - Update 1 month ago
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 3 month ago