[Café cuối tuần] Sứ mệnh của doanh nhân

Nhàđầutư
Trong thời đại ngày nay, tầng lớp doanh nhân có sứ mệnh vô cùng quan trọng. Mỗi doanh nhân hãy là một ngọn cờ đầu sóng ngọn gió đưa con tàu vươn ra đại dương, mang về nhiều của cải cho Tổ quốc, làm giàu cho quê hương.
PHONG CẦM
12, Tháng 10, 2019 | 06:30

Nhàđầutư
Trong thời đại ngày nay, tầng lớp doanh nhân có sứ mệnh vô cùng quan trọng. Mỗi doanh nhân hãy là một ngọn cờ đầu sóng ngọn gió đưa con tàu vươn ra đại dương, mang về nhiều của cải cho Tổ quốc, làm giàu cho quê hương.

4005C07F-3957-4BB4-904F-D4489E3C56F1

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong một lần đối thoại với các doanh nhân.

Năm nay đúng tròn 15 năm Kỷ niệm ngày Doanh nhân Việt Nam. Vào những ngày này, khắp nơi trên cả nước, đâu đâu cũng hướng về và tôn vinh những doanh nghiệp, doanh nhân tiêu biểu.

Có thể nói, Ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10 là sự kiện có ý nghĩa chính trị - xã hội sâu rộng, thể hiện sự quan tâm và ghi nhận của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với những đóng góp to lớn của các doanh nhân, doanh nghiệp vào sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Đây cũng là cơ hội giúp các doanh nhân, doanh nghiệp, các nhà đầu tư có điều kiện để giao lưu, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, nắm bắt thông tin để định hướng phát triển, mở rộng hợp tác, tăng cường liên kết với nhau trên nhiều lĩnh vực.

Trong công cuộc xây dựng, phát triển đất nước thời gian qua, cộng đồng doanh nghiệp đã có những đóng góp to lớn, rất đáng trân trọng. Mặc dù còn nhiều khó khăn, song được Đảng, Nhà nước quan tâm chỉ đạo, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc nên cộng đồng doanh nghiệp đã không ngừng lớn mạnh và phát triển.

Cộng đồng doanh nghiệp trong những năm qua đã có những bước phát triển không ngừng, hòa nhập, hội nhập sâu rộng cùng với xu thế phát triển chung của xã hội. Cơ cấu, quy mô, lĩnh vực hoạt động của các doanh nghiệp có chuyển biến tích cực với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế đa thành phần theo hướng tăng tỷ trọng, công nghệ trong công nghiệp, dịch vụ, du lịch, thương mại hiệu quả và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp được nâng cao.

Cộng đồng doanh nghiệp đã có những đóng góp quan trọng vào việc duy trì tốc độ tăng trưởng và ổn định của nền kinh tế, hàng năm các doanh nghiệp đã đóng góp lớn cho tổng thu ngân sách, giải quyết công ăn việc làm, tham gia nhiều hoạt động thiện nguyện ý nghĩa... Các doanh nhân luôn thực hiện tốt các chủ trương, chính sách, pháp luật, hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế, đảm bảo các chế độ cho người lao động...

Thực tế, nhiều doanh nghiệp đã được nhận các phần thưởng cao quý của Đảng, Nhà nước trao tặng như: Huân chương Lao động, Cờ thi đua của Chính phủ, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, cùng các giải thưởng cao quý khác. 

Hiện nay, cộng đồng doanh nhân, doanh nghiệp cả nước đang hội nhập sâu rộng với kinh tế khu vực và thế giới. Cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ tư (Cách mạng 4.0) đã tạo ra ảnh hưởng lớn đến vận mệnh đất nước, dân tộc và tương lai trong cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam. Nền kinh tế có những tăng trưởng tốt, ổn định, tín hiệu quốc tế cao. Có được điều này là nhờ vào sự thay đổi quan điểm về đường lối và cách nhìn nhận về doanh nghiệp tư nhân, lấy tư nhân làm động lực vận động, từ đó tạo ra được những đổi mới về nhận thức và thực tiễn. 

Thời đại chúng ta đang sống có đặc trưng dựa trên nguồn lực trí tuệ, sự sáng tạo và công nghệ. Nếu như cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ 3 tập trung vào tự động hóa để giải phóng con người khỏi lao động chân tay thì cuộc Cách mạng Công nghiệp thứ 4 với sự bùng nổ về công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo giúp giải phóng con người về trí não.

Dễ thấy rằng, việc lấy doanh nghiệp tư nhân làm chủ lực kinh tế sẽ là xu thế chính. Trong đó đặc biệt coi doanh nghiệp khởi nghiệp kiểu mới là động lực chính của kinh tế tư nhân. Tất nhiên, khởi nghiệp không chỉ kể đến những cá nhân khởi nghiệp mà còn là những doanh nghiệp lớn có sự thay đổi chuyển mình cũng được gọi là khởi nghiệp. Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo phải được tạo điều kiện trong bối cảnh đổi mới. 

Nhà nước sẽ hỗ trợ rất nhiều nếu tạo hành lang pháp lý để tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thể sống và phát triển. Nếu trước đây, để tạo ra doanh nghiệp tỷ đô mất đến vài chục năm thì ngày nay, chỉ mất khoảng 10-15 năm. Tốc độ thay đổi nhanh thì đòi hỏi mọi thứ cũng phải nhanh.

Máy móc đang làm tốt hơn con người trong nhiều việc, nhiều người đã nghĩ đến vai trò nhỏ dần của con người, thậm chí bị thống trị bởi máy móc. Nhưng chỉ con người mới có thể liên tiếp tạo ra các cuộc cách mạng công nghiệp và làm chủ cuộc chơi. Trong 2 xu thế lớn nhất của nhân loại thời gian tới là toàn cầu hóa và số hóa, Việt Nam đang có lợi thế vượt trội về tài nguyên về con người.

Tuy nhiên, nếu chỉ cạnh tranh ở góc độ nhân công giá rẻ thì ưu thế này sẽ qua rất nhanh. Cái sâu xa vẫn là tính lợi thế chất lượng lao động. Trong đó tiếng Anh và công nghệ sẽ là nền tảng tối thiểu. Để phát triển con người thì phải nhờ đến giáo dục.

Muốn đào tạo được lượng lao động lớn có chất lượng cao, giáo dục cần thay đổi cách tiếp cận vấn đề và giải quyết vấn đề. Thực tế ở nhiều quốc gia phát triển, tư nhân có vai trò lớn trong đổi mới dịch vụ giáo dục. Ở nước ta, hiện khá dễ dàng để tìm kiếm một dịch vụ giáo dục cơ bản. Nhiều doanh nghiệp đơn giản chỉ quan tâm đến việc thị trường muốn gì, thiết kế dịch vụ theo nhu cầu đó rồi bán thu tiền.

Nhưng đa số nhu cầu này của thị trường cũng được xây lên từ những hiểu biết hạn chế của cộng đồng do chính nền giáo dục cũ gây nên, thành ra nó bị méo mó sai lệch. Vì thế, chúng ta cần hướng vào giải bài toán về đổi mới căn bản phương pháp giáo dục cho người Việt Nam. Nếu làm được điều đó, doanh nghiệp vừa có dịch vụ mới với sức cạnh tranh mới, lại vừa đem lại giá trị mới cho xã hội, qua đó nâng cao chất lượng nhân lực.

Để chủ động với cuộc Cách mạng 4.0, cộng đồng doanh nhân cần phải có những giải pháp mạnh mẽ, trong đó cần phải liên doanh, liên kết chuỗi, làm chủ công nghệ, quảng trị nhân lực, tiết kiệm chi phí, tăng sức cạnh tranh để giảm thiểu những tác động tiêu cực, tận dụng tốt cơ hội, ứng dụng thành công, công nghệ 4.0 vào sản xuất, kinh doanh dịch vụ, thương mại, dịch vụ điện tử... Từ đó tiếp cận công nghệ, làm chủ công nghệ, tạo ra chuỗi giá trị gia tăng cho doanh nghiệp mình.

Thực tế, cuộc Cách mạng 4.0 đang diễn ra trên quy mô toàn cầu đã lan rộng trực tiếp tới nền kinh tế Việt Nam một cách mạnh mẽ, trong đó các doanh nghiệp là đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp trong dòng chảy của công nghiệp 4.0, khoa học kỹ thuật, công nghệ số hoá đã làm thay đổi tư duy, cách tiếp cận của con người. Khó khăn thách thức luôn đi với cơ hội, nếu các doanh nhân, doanh nghiệp kịp thời chuyển đổi công nghệ sẽ có bước phát triển nhanh, theo kịp khu vực và thế giới, có sức cạnh tranh cao.

Ngược lại những doanh nghiệp không chuyển đổi sẽ phải tự thu hẹp quy mô sản xuất, thậm chí bị đào thải khỏi thị trường, trong bối cảnh này doanh nhân là người quyết định sự phát triển hay tụt hậu của doanh nghiệp mình trong thời đại Cách mạnh công nghiệp 4.0. Lao động nhân công giá rẻ, sẽ dần mất, dành chỗ cho đội ngũ kỹ thuật tay nghề cao, công nghệ sẽ được áp dụng triệt để vào khai thác sản xuất kinh doanh.

Theo kết quả khảo sát của Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI), 75% doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam đang sử dụng máy móc hết khấu hao, chỉ có 1% doanh nghiệp sử dụng công nghệ tiến tiến, 24% doanh nghiệp sử dụng công nghệ trung bình, số còn lại sử dụng công nghệ lạc hậu hai ba thế hệ về trước. Trước thách thức và đáng lo ngại khi doanh nghiệp chúng ta chưa bắt nhịp kịp với xu thế mới của thế giới về công nghiệp 4.0, theo dự báo sẽ có những sản phẩm sau đây sẽ xuất hiện trong những năm tới như ô tô được sản xuất bằng công nghệ in 3D, ưu điểm thân thiện với môi trường, chuyển đổi tái tạo được, Robot bác sĩ thay con người giải phẫu, chăm sóc bệnh nhân, người dân hiện diện số hóa trên internet, mắt kính kết nối internet, quần áo kết nối internet, một nghìn tỷ cảm biến kết nối internet...

Trong tương lai gần, 90% dân số toàn cầu có thể lưu trữ giữ liệu không giới hạn trên không gian mạng miễn phí, 80% người dân hiện diện trên không gian mạng... Trước những áp lực về chuyển đổi công nghệ buộc các doanh nhân thay đổi tư duy, thay đổi phương thức sản xuất, sản phẩm, mẫu mã, dịch vụ, thương mại điện tử, kèm theo đó là mở ra cơ hội kinh doanh mới, nhu cầu tiêu dùng, cơ cấu quảng trị nhân lực thay đổi theo công nghiệp 4.0, máy móc sẽ thay thế một phần sức lao động của con người.

Các doanh nhân, doanh nghiệp phải có giải pháp đào tạo nguồn nhân lực, thúc đẩy khởi nghiệp công nghệ, sản xuất sản phẩm chất lượng cao, các sản phẩm thân thiện bảo vệ môi trường đó là xu thế mới của thế giới. Đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp chúng ta không có con đường nào khác ngoài phải lựa chọn đi theo cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đó là sự sống còn của mỗi doanh nghiệp, sự hội nhập toàn cầu hoá đã đưa thế giới đến gần chúng ta hơn bao giờ hết, mang lại cho ta nhiều lựa chọn sự đủ đầy, tiện nghi, hiện đại, kết nối.

Điều đó cũng đồng nghĩa với sự cạnh tranh với chính mình trên mảnh đất quê hương với các đối thủ ngoại, chúng ta có quyền lựa chọn “tự mình làm chủ hoặc người khác làm chủ mình”, chắc chắn đội ngủ doanh nhân không ai muốn mình đi làm thuê, phụ thuộc vào bên ngoài, điều đó sẽ ảnh hưởng đến gia đình chúng ta, lợi ích, an ninh quốc gia, Tổ quốc chúng ta.

Mỗi doanh nhân hãy là một ngọn cờ đầu sóng ngọn gió đưa con tàu vươn ra đại dương, mang về nhiều của cải cho Tổ quốc, làm giàu cho quê hương.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25175.00 25177.00 25477.00
EUR 26671.00 26778.00 27961.00
GBP 31007.00 31194.00 32152.00
HKD 3181.00 3194.00 3297.00
CHF 27267.00 27377.00 28214.00
JPY 159.70 160.34 167.58
AUD 16215.00 16280.00 16773.00
SGD 18322.00 18396.00 18933.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18215.00 18288.00 18819.00
NZD   14847.00 15342.00
KRW   17.67 19.30
DKK   3582.00 3713.00
SEK   2293.00 2380.00
NOK   2270.00 2358.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ