[Café Cuối tuần] Quảng cáo 'thổi phồng' trong lĩnh vực sức khỏe: Mất bò mới lo rào chuồng
Tại Việt Nam, dù đã có Luật Quảng cáo (2013), Luật An toàn thực phẩm (2010), và các nghị định xử phạt như Nghị định 38/2021/NĐ-CP, mức phạt từ 60–80 triệu đồng lại quá nhẹ so với lợi nhuận thu được từ hành vi gian dối. Việc thực thi lỏng lẻo, thiếu tính răn đe đã khiến các hành vi "thổi phồng" tiếp tục tồn tại, thậm chí ngày càng tinh vi hơn trong môi trường mạng xã hội.

Ngày 17/4/2025, Bộ Y tế ban hành Công văn số 2310/BYT-ATTP yêu cầu toàn ngành chấn chỉnh tình trạng quảng cáo sai sự thật trong lĩnh vực sức khỏe.
Văn bản này ra đời trong bối cảnh dư luận chưa kịp nguội sau vụ việc chấn động: gần 600 nhãn hiệu sữa giả do Rance Pharma và Hacofood Group sản xuất bị triệt phá, với tổng doanh thu bất chính hơn 500 tỷ đồng trong 4 năm.
Đáng lo hơn, một số sản phẩm còn len lỏi vào các cơ sở y tế lớn như Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.
Dù được đánh giá là bước đi kịp thời, công văn cũng khiến nhiều người không khỏi thở dài: "Mất bò mới lo rào chuồng". Những hành vi quảng cáo "thần dược hóa" sản phẩm sức khỏe không phải mới xuất hiện, nhưng chỉ khi hậu quả lên đến đỉnh điểm, các cơ quan chức năng mới bắt đầu hành động dứt khoát.
Tại cuộc họp ở Mặt trận Tổ quốc về an toàn thực phẩm hôm 17/4, nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đã thẳng thắn chất vấn: "Gần 600 loại sữa giả tung hoành suốt 4 năm, trách nhiệm thuộc về ai?" Bà nhấn mạnh thực trạng quản lý chồng chéo, thiếu đầu mối thống nhất, khiến khi sự cố xảy ra, không có đơn vị nào chịu trách nhiệm rõ ràng. Lời cảnh báo của bà như một hồi chuông thức tỉnh về lỗ hổng trong giám sát, kiểm soát và xử lý hành vi vi phạm trong quảng cáo sản phẩm sức khỏe.
Thực tế, quảng cáo sai sự thật không chỉ dừng ở sản phẩm sữa. Thực phẩm chức năng, thuốc, và thiết bị y tế từ lâu đã là "mảnh đất màu mỡ" của những chiêu trò quảng bá phi khoa học. Theo số liệu từ Bộ Y tế, cả nước hiện có hơn 54.500 loại thực phẩm chức năng lưu hành, nhưng 80% quảng cáo bị phát hiện có nội dung sai lệch hoặc phóng đại.
Điều đáng lo ngại là những quảng cáo này thường đi kèm hình ảnh bác sĩ, người nổi tiếng hay các KOL, làm tăng mức độ tin tưởng trong khi thiếu hoàn toàn bằng chứng lâm sàng. Những lời hứa "tăng chiều cao thần tốc", "điều trị tiểu đường không cần thuốc" hay "hồi phục xương khớp sau 7 ngày" chỉ là những câu từ hoa mỹ trên nền của niềm tin bị đánh cắp.
Công văn 2310 nêu rõ hàng loạt biện pháp mạnh nhằm siết lại kỷ cương quảng cáo. Trong đó, nghiêm cấm bác sĩ, dược sĩ và nhân viên y tế tham gia quảng cáo thực phẩm chức năng gây hiểu lầm; cấm sử dụng hình ảnh y tế để phóng đại công dụng sản phẩm; đồng thời yêu cầu các đơn vị chủ quản rà soát và xử lý nghiêm vi phạm. Đây là động thái cần thiết để lấy lại niềm tin từ công chúng và thiết lập lại ranh giới giữa quảng cáo thương mại và truyền thông sức khỏe chuẩn mực.
Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là tại sao những quy định này không được thực thi nghiêm ngặt từ đầu? Nếu các cơ quan quản lý chủ động hơn trong khâu hậu kiểm, liệu hàng triệu người tiêu dùng có tránh được việc trở thành nạn nhân của quảng cáo sai lệch?
Nhìn sang các nước phát triển, có thể thấy Việt Nam còn nhiều việc phải làm. Tại Mỹ, các cơ quan như Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) và Ủy ban Thương mại Liên bang (FTC) yêu cầu mọi quảng cáo thuốc phải có bằng chứng khoa học rõ ràng, đồng thời bắt buộc công khai tác dụng phụ. Mức xử phạt cho vi phạm có thể lên tới hàng triệu USD.
Liên minh châu Âu còn đi xa hơn khi cấm hoàn toàn việc quảng cáo thuốc kê đơn tới người tiêu dùng, qua đó giảm nguy cơ lạm dụng và lệ thuộc thuốc.
Nhật Bản phát triển hệ thống hướng dẫn chi tiết giúp doanh nghiệp tuân thủ quy định, còn Trung Quốc ứng dụng công nghệ như blockchain để truy xuất nguồn gốc, kiểm soát chặt chẽ các hoạt động quảng cáo và phân phối sản phẩm sức khỏe.
Trái lại, tại Việt Nam, dù đã có Luật Quảng cáo (2013), Luật An toàn thực phẩm (2010), và các nghị định xử phạt như Nghị định 38/2021/NĐ-CP, mức phạt từ 60–80 triệu đồng lại quá nhẹ so với lợi nhuận thu được từ hành vi gian dối. Việc thực thi lỏng lẻo, thiếu tính răn đe đã khiến các hành vi "thổi phồng" tiếp tục tồn tại, thậm chí ngày càng tinh vi hơn trong môi trường mạng xã hội.
Câu hỏi "trách nhiệm thuộc về ai?" không chỉ dành cho các bộ ngành, mà còn là lời nhắc cho cộng đồng doanh nghiệp, giới truyền thông và người tiêu dùng. Để không mãi "mất bò mới lo rào chuồng", cần thiết lập một cơ quan đầu mối duy nhất chịu trách nhiệm quản lý quảng cáo y tế thay vì để sáu cơ quan cùng giám sát nhưng không rõ ai chịu trách nhiệm chính.
Cần tận dụng công nghệ để minh bạch nội dung quảng cáo và giám sát hậu kiểm; phát động các chiến dịch truyền thông đại chúng nhằm giáo dục người dân cách nhận diện quảng cáo sai sự thật.
Công văn 2310 là một tín hiệu tích cực, nhưng không nên là hồi kết của một phản ứng mang tính đối phó. Chúng ta cần một chiến lược lâu dài và có hệ thống để đảm bảo rằng, trong lĩnh vực liên quan đến sức khỏe con người, quảng cáo chỉ nên nói sự thật – dù là sự thật không đủ hấp dẫn.
Và trên hết, cần sửa đổi các khung xử phạt để thật sự đủ sức răn đe.
- Cùng chuyên mục
Tối đa hóa nguồn lực cho chuyển đổi xanh
Để thực hiện lộ trình phát thải ròng bằng 0 đến năm 2040 nhu cầu tài chính của Việt Nam ước tính lên tới 368 tỷ USD. Tối đa hóa nguồn lực cho chuyển đổi xanh đang là mối quan tâm của nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam.
Sự kiện - 18/04/2025 16:41
Thủ tướng: Việt Nam đã cơ bản giải quyết những quan tâm của Mỹ
Thủ tướng khẳng định Việt Nam sẵn sàng trao đổi, đàm phán với Mỹ trên cơ sở hai bên cùng có lợi, hướng tới cân bằng thương mại bền vững.
Sự kiện - 18/04/2025 16:02
Viện GGGI sẽ huy động 1 tỷ USD tài chính xanh cho Việt Nam
GGGI sẽ thúc đẩy hợp tác mạnh mẽ, chặt chẽ hơn giữa Việt Nam và Hàn Quốc trên các lĩnh vực chuyển đổi xanh, công nghệ thông tin, nông nghiệp, năng lượng.
Sự kiện - 18/04/2025 08:32
EuroCham: Việt Nam có cơ hội chiến lược để khác biệt so với các điểm đến đầu tư khác
Các đại biểu kêu gọi tăng cường hợp tác công – tư, ứng dụng đổi mới sáng tạo và thúc đẩy các sáng kiến phát triển bền vững.
Sự kiện - 18/04/2025 07:31
Đà Nẵng sẽ còn 18 đơn vị hành chính cấp xã và một đặc khu
TP. Đà Nẵng dự kiến điều chỉnh một phần diện tích các xã, phường để thành lập 15 phường, 3 xã và một đặc khu Hoàng Sa.
Sự kiện - 18/04/2025 06:45
Hội nghị thượng đỉnh P4G bế mạc, ra Tuyên bố Hà Nội
Thủ tướng khẳng định Việt Nam cam kết tiếp tục đồng hành cùng các nước thành viên và đối tác quốc tế trong việc hiện thực hóa các cam kết, sáng kiến được đưa ra tại Hội nghị.
Sự kiện - 18/04/2025 05:33
Đại biểu quốc tế 'hiến kế' để Việt Nam giải 'cơn khát' tài chính xanh
Việt Nam ước tính cần tới 368 tỷ USD để thực hiện lộ trình phát thải ròng bằng 0 đến năm 2040, nhưng hệ thống tài chính còn nhiều hạn chế.
Sự kiện - 17/04/2025 16:33
Những chính sách đặc thù nào cho Khu Thương mại tự do Hải Phòng?
Chính phủ đề xuất các cơ chế, chính sách trong Khu Thương mại tự do Hải Phòng nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư, thúc đẩy sản xuất kinh doanh....
Sự kiện - 17/04/2025 11:55
Sau mua lại MovianAI, Qualcomm muốn xây dựng trung tâm R&D lớn về AI tại Việt Nam
Tập đoàn Qualcomm đã nghiên cứu, phân tích và mong muốn xây dựng một trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) công nghệ AI lớn tại Việt Nam.
Sự kiện - 17/04/2025 06:36
Tổng Bí thư: Việt Nam đi đầu ASEAN trong cung ứng năng lượng tái tạo
Nhìn về tương lai, Việt Nam đang nhanh chóng thúc đẩy các đột phá chiến lược, nỗ lực chuẩn bị tốt nhất cho quá trình phát triển vừa nhanh, vừa xanh, bao trùm và bền vững.
Sự kiện - 16/04/2025 17:55
Tổng Bí thư: Không có chỗ cho những cán bộ cơ hội, ngại đổi mới, thu vén cá nhân
Tổng Bí thư nêu rõ trong tình hình hiện nay, không có chỗ cho những cán bộ cơ hội, bon chen, trung bình chủ nghĩa, lừng chừng, ngại đổi mới, thu vén cá nhân. Những ai tự thấy mình không đáp ứng yêu cầu thì tự nguyện rút lui, nhường chỗ cho người xứng đáng hơn.
Sự kiện - 16/04/2025 15:42
Chủ tịch Quốc hội: Dự kiến bầu cử sớm, vào ngày 15/3/2026
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết dự kiến, ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026-2031 là ngày Chủ nhật, 15/3/2026 và ngày 6/4/2026 họp phiên họp thứ nhất của Quốc hội.
Sự kiện - 16/04/2025 12:38
[Gặp gỡ thứ Tư] Giám đốc ADB: Khu vực tư nhân là tương lai của Việt Nam
Giám đốc quốc gia ADB khuyến nghị cần có quy định pháp lý chắc chắn và cơ chế phân bổ rủi ro chặt chẽ để thu hút thêm vốn FDI vào lĩnh vực hạ tầng.
Sự kiện - 16/04/2025 10:08
Việt Nam khuyến khích Hàn Quốc đầu tư vào điện tử công nghệ cao, chất bán dẫn
Việt Nam hoan nghênh sự tham gia, mở rộng đầu tư của các công ty Hàn Quốc vào các dự án LNG, các dự án dầu khí trên nguyên tắc đảm bảo hiệu quả đầu tư và hài hòa lợi ích.
Sự kiện - 16/04/2025 07:08
Quảng Ninh dẫn đầu chỉ số PAPI 2024, khẳng định hiệu quả quản trị công
Ngày 15/4, Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP), phối hợp với các cơ quan liên quan, đã tổ chức lễ công bố kết quả Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) năm 2024. Tỉnh Quảng Ninh đứng đầu toàn quốc với điểm số PAPI cao nhất.
Sự kiện - 16/04/2025 06:50
Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam lần thứ 8: Điểm nhấn mới hạng mục 'Tôn vinh cá nhân'
Nhà báo Nguyễn Bá Kiên, Tổng biên tập Tạp chí điện tử VietTimes cho biết, hạng mục "Tôn vinh cá nhân" là điểm nhấn mới quan trọng của giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam lần thứ 8.
Sự kiện - 15/04/2025 17:45
- Đọc nhiều
-
1
Thanh khoản nhà phố, biệt thự phía Nam rất thấp, có nơi bằng 0
-
2
Doanh nghiệp và lãnh đạo đồng loạt nhảy vào ‘cứu giá’ cổ phiếu
-
3
Lãi ròng Hòa Phát 3 tháng đầu năm đạt 3.300 tỷ đồng, cao nhất 11 quý trở lại đây
-
4
Hòa Phát chi 14.000 tỷ đầu tư dự án sản xuất đường ray
-
5
Lãnh đạo Chứng khoán MB: Thời kỳ Tổng thống Donald Trump 2.0 mở ra các cơ hội kinh doanh hấp dẫn
Đáng đọc
- Đáng đọc
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 2 week ago
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 4 week ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 1 month ago
Tổng Giám đốc ACB hiến kế giải bài toán khó ‘an cư lạc nghiệp’ cho người trẻ
Tài chính - Update 1 month ago