[Café Cuối tuần] Quản lý vàng miếng SJC: Khi mục tiêu 'phiêu' thực tế...
Những phiên đấu thầu vàng miếng SJC thất bại gần đây có thể được xem là một bài học đắt giá, một lời cảnh tỉnh cho các nhà hoạch định chính sách rằng, việc quản lý thị trường vàng cần phải được tiếp cận một cách toàn diện và sâu sắc hơn.

Giá vàng dự báo lên tới 100 triệu đồng/lượng. Ảnh: Trọng Hiếu.
Dịp họp lớp đầu tháng Năm vừa qua nhân lúc trà dư tửu hậu với anh bạn cùng quê lập nghiệp ở Hà Nội tôi nói đùa: "Ông trúng lớn còn gì, căn hộ Mỹ Đình ông mua mấy năm trước giờ lãi cả tỷ bạc".
Nào ngờ hắn rên rỉ "lên giá cả tỷ nhưng tôi đang khốn khổ vì nó đây. Lúc mua có trong tay 1,2 tỷ từ bán cái nhà cũ, vay thêm 50 cây vàng bán được 1,8 tỷ nữa (bán giá 36 triệu đồng/cây) mua căn hộ 96m2. Giờ căn hộ được định giá 6 tỷ (nhưng có ai giao dịch đâu), trong khi vừa qua dồn các kiểu được 1,2 tỷ mua được 15 cây vàng giá 82 triệu trả nợ thấy nhọc quá, vì tôi vẫn nợ 35 cây trong khi giá vàng cứ lên vù vù thế này... giá chung cư sao lên theo kịp?"
Cùng cảnh ngộ "niềm vui thì trên cao, nỗi sầu thì dưới đất" như anh bạn, nhiều chủ đầu tư/con nợ trót cầm cố, vay mượn, góp vốn... quy theo vàng miếng SJC như ngồi trên đống lửa. Gần đây thấy Chính phủ lên tục đưa ra chỉ thị, công điện nhằm chống độc quyền, giảm giá vàng miếng họ lại le lói hy vọng.
Thế nhưng càng mong thì lại càng xa. Trong những phiên đấu thầu vàng miếng SJC gần đây nhằm tăng thêm nguồn cung để (hy vọng) giá giảm họ lại chứng kiến một hiện tượng đáng quan ngại: sự ế hàng liên tục. Điều này không chỉ làm dấy lên nhiều câu hỏi về hiệu quả của các phiên đấu thầu mà còn phản ánh một thực trạng rộng lớn hơn trong quản lý và điều hành thị trường vàng quốc gia. Cụ thể, giá trúng thầu gần đây nhất đã vượt xa mức giá khởi điểm, với mức giá trúng thầu cao ngất ngưỡng 86,05 triệu ₫/lượng. Điều này diễn ra trong bối cảnh giá vàng miếng SJC trên thị trường tiếp tục leo thang, đạt mức kỷ lục mới 91 triệu VND/lượng và khoảng cách giữa giá vàng trong nước và quốc tế vẫn duy trì ở mức chênh lệch đáng kể (17-18 triệu). Điều đó cho thấy, mục tiêu giảm giá vàng miếng thông qua đấu thầu không đạt được như kỳ vọng. Thay vào đó, giá vàng miếng ngày càng cao, tạo ra một áp lực không nhỏ lên người tiêu dùng và nhà đầu tư.
Vấn đề không chỉ dừng lại ở việc đấu thầu không đạt mục tiêu giảm giá. Sự chênh lệch giá vàng giữa thị trường trong nước và quốc tế còn phản ánh một thực trạng mà trong đó, thị trường vàng Việt Nam có vẻ như đang "đi ngược lại" với xu hướng chung của thế giới. Trong khi giá vàng thế giới có xu hướng tăng nhẹ, thì giá vàng SJC lại không ngừng tăng cao, đặt ra nhiều thách thức cho việc kiểm soát lạm phát.
Điều này cũng đặt ra một câu hỏi lớn về tính minh bạch và hiệu quả của cơ chế đấu thầu, cũng như khả năng của Ngân hàng Nhà nước trong việc kiểm soát và điều tiết thị trường vàng.
Phải chăng giữa mục tiêu và biện pháp thực tế đã không gặp nhau, hay nói cách khác là cách tiếp cận về mặt quản lý nhà nước đối với vàng miếng không được đặt đúng tầm là một sản phẩm thương mại nhưng lại đóng vai trò như một công cụ thanh toán thay thế tiền tệ? Nhớ lại hơn chục năm trước, SJC chỉ là một thương hiệu vàng trang sức (một sản phẩm thương mại thuần tuý, kể cả vàng miếng) trong khi thị trường vàng lại nằm trong vòng thao túng của nhiều "cá mập" khác nhau. Lúc ấy người ta không chỉ thoải mái mua bán nhiều thương hiệu vàng miếng mà "mệnh giá" còn rất đa dạng (vàng 10 lượng, 1 lượng, 5 chỉ, 2 chỉ, 1 chỉ). Thậm chí nhiều người giao dịch vàng còn chẳng cần có hàng hoá trong tay, cứ thoải mái "khớp lệnh" trên sàn vàng với số lượng trăm, ngàn cây, rồi khi muốn quy đổi ra vàng vật lý là có ngay chứ không như bây giờ nộp tiền rồi cầm giấy chờ...
Cách thức để cho giao dịch khá là tự do ấy có mặt tích cực là hầu như không có độ chênh giữa vàng trong nước và quốc tế, lên cùng lên, xuống cùng xuống. Song mặt mạo hiểm của phương thức ấy nằm ở chỗ thị trường hầu như chỉ trong tay các "cá mập", khi cần nhập vàng họ vét ngoại tệ khiến tỷ giá sốt đùng đùng, nhà nhập khẩu điêu đứng đe doạ an ninh kinh tế. Hơn thế, với một quốc gia có chủ quyền độc quyền phát hành tiền tệ thì việc để "cá mập" thao túng thị trường vàng miếng - có các mệnh giá như tiền, trong hoàn cảnh thói quen truyền thống của người dân là găm giữ, tích trữ, giao dịch bằng "cây, chỉ" thì việc tồn tại nhiều thương hiệu vàng miếng, nhiều "mệnh giá" sẽ tiềm ẩn nguy cơ lạm phát vô cùng lớn...
Chính vì thế việc thống nhất thương hiệu vàng miếng quốc gia, thắt chặt quản lý nhằm tránh "tiền tệ hoá" là một mục tiêu đầy thách thức mà cơ quan quản lý khá là khó chia sẻ cũng như tìm được tiếng nói đồng thuận với các nhà đầu tư. Ở các quốc gia phát triển, may mắn cho họ là người dân ít có thói quen găm giữ, giao dịch bằng vàng miếng, vàng thỏi.
Tuy thế các ngân hàng trung ương/chính phủ của họ luôn cảnh giác việc để cho vàng miếng, vàng thỏi trở thành tiền tệ thông qua các biện pháp quản lý như vàng được sản xuất theo các tiêu chuẩn quốc tế như tiêu chuẩn của London Bullion Market Association (LBMA), đảm bảo chất lượng và tính thanh khoản cao.
Bên cạnh đó, việc mua bán vàng thường được miễn thuế giá trị gia tăng (VAT) ở nhiều quốc gia, làm giảm khả năng sử dụng vàng như một phương tiện thanh toán thay thế cho tiền tệ.
Các giao dịch mua bán vàng được giám sát chặt chẽ để ngăn chặn rửa tiền và tài trợ cho khủng bố.
Thêm nữa, vàng không được chấp nhận rộng rãi như một phương tiện thanh toán trong giao dịch hàng ngày do giá trị cao và khó chia nhỏ.
Mặt khác, các ngân hàng trung ương sử dụng chính sách tiền tệ để điều chỉnh lượng tiền lưu thông, không phụ thuộc vào vàng, từ đó giảm bớt vai trò của vàng trong hệ thống tài chính. Ngoài ra, việc từ bỏ tiêu chuẩn vàng trong quá khứ đã giúp các quốc gia có thêm công cụ để kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế mà không phụ thuộc vào lượng vàng dự trữ. Điều này cũng góp phần làm giảm vai trò của vàng như một phương tiện thanh toán thay thế cho tiền tệ.
Cuối cùng, câu hỏi đặt ra là, liệu các biện pháp như đấu thầu vàng, chống độc quyền... đã đảm bảo đúng là "phác đồ" điều trị chuẩn cho căn bệnh "ngáo giá vàng" hiện nay? Trong khi chứng khoán thì bấp bênh, nhà đất thì mịt mờ, lãi suất tiền gửi ở mức đáy, do sợ lạm phát (từ yếu tố tăng lương, tăng đầu tư công) dân không tìm nơi trú ẩn trong vàng miếng thì tìm ở đâu? Những phiên đấu thầu vàng miếng SJC thất bại gần đây có thể được xem là một bài học đắt giá, một lời cảnh tỉnh cho các nhà hoạch định chính sách rằng, việc quản lý thị trường vàng cần phải được tiếp cận một cách toàn diện và sâu sắc hơn, với sự tham gia của nhiều bên liên quan và sự đánh giá kỹ lưỡng về tác động kinh tế - xã hội. Anh bạn hôm qua lại nhắn tin "giá chung cư chỗ tôi lại xuống rồi, căn 3 ngủ như của tôi giờ chỉ được 5,8 tỷ. Thế mà vàng miếng lại tới 91,8 triệu/cây rồi..."
- Cùng chuyên mục
Hà Nội phấn đấu là thành phố uy tín, có sức cạnh tranh cao
Theo Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong, Hà Nội đang phấn đấu trở thành thành phố có năng lực, uy tín, có sức cạnh tranh cao, từ đó tiến tới là thành phố kết nối toàn cầu.
Sự kiện - 28/03/2025 17:02
Brazil công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường
Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva thông báo Chính phủ Brazil quyết định gia nhập nhóm hơn 70 quốc gia đã công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường.
Sự kiện - 28/03/2025 13:42
Chủ tịch Skoda: Việt Nam có rất nhiều lợi thế để tập đoàn hợp tác, đầu tư
Việt Nam có rất nhiều lợi thế để Tập đoàn Skoda Auto hợp tác, đầu tư, như hệ thống cảng biển, logistics, nguồn nhân lực dồi dào với tay nghề cao.
Sự kiện - 28/03/2025 07:05
Phó Thủ tướng chỉ đạo xử lý góp ý của VAFIE về sửa đổi Nghị định về an toàn thực phẩm
Phó Thủ tướng Lê Thành Long giao Bộ Y tế nghiên cứu, xử lý góp ý của VAFIE về sửa đổi Nghị định 15/2018/NĐ-CP về an toàn thực phẩm theo đúng quy định.
Sự kiện - 27/03/2025 07:29
Tổng Bí thư Tô Lâm ủng hộ hợp tác với Singapore trong lĩnh vực năng lượng xanh
Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá cao việc gần đây Singapore cấp phép cho mở cửa thị trường đối với sản phẩm nông nghiệp và chăn nuôi của Việt Nam.
Sự kiện - 26/03/2025 21:28
VAFIE thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực sản xuất thông minh
Ngày 26/3, Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) đã tổ chức Diễn đàn sản xuất thông minh toàn cầu Việt Nam 2025 nhằm thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực sản xuất thông minh.
Sự kiện - 26/03/2025 16:58
Chi đoàn Tạp chí Nhà đầu tư phát động phong trào 'Văn phòng xanh'
Hưởng ứng "Tháng Thanh niên", Ban Chấp hành Chi đoàn Tạp chí Nhà đầu tư đã phát động phong trào "Văn phòng xanh" với sự tham gia của toàn bộ đoàn viên và cán bộ, nhân viên.
Sự kiện - 26/03/2025 15:04
Sau nâng cấp quan hệ, Việt Nam - Singapore ký kết nhiều văn kiện kinh tế
Việc ký kết các văn kiện hợp tác diễn ra sau khi sau khi hai nước nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện nhân chuyến thăm Singapore của Tổng Bí thư Tô Lâm hồi đầu tháng.
Sự kiện - 26/03/2025 14:20
Vĩnh Phúc phát triển 5 khu công nghiệp, 31 cụm công nghiệp trong 5 năm tới
Để đạt được mục tiêu 24 khu công nghiệp, 47 cụm công nghiệp đến năm 2030, trong vòng 5 năm tới Vĩnh Phúc phải phát triển thêm 5 khu công nghiệp, 31 cụm công nghiệp
Sự kiện - 26/03/2025 11:58
Tương lai cho thế hệ vươn mình
Nhadautu.vn trân trọng giới thiệu bài viết "Tương lai cho thế hệ vươn mình" của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Sự kiện - 25/03/2025 14:18
Các dự án hợp tác Việt Nam - Singapore sẽ hút đầu tư, tạo việc làm theo cấp số nhân
Đại sứ Singapore tại Việt Nam Jaya Ratnam cho rằng, các dự án công nghiệp, năng lượng mới giữa Singapore - Việt Nam sẽ thu hút đầu tư, tạo việc làm theo cấp số nhân, thể hiện ý nghĩa to lớn của mối Quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện mà hai bên vừa đạt được.
Sự kiện - 25/03/2025 13:42
Tạp chí Nhà đầu tư thông báo chuyển trụ sở làm việc
Từ ngày 25/3/2025, tòa soạn Tạp chí Nhà đầu tư chuyển trụ sở làm việc đến địa chỉ số 5B phố Hồ Xuân Hương, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội.
Sự kiện - 25/03/2025 13:41
Phó Thủ tướng mời gọi chuyên gia, doanh nghiệp Đức đầu tư tại Trung tâm tài chính quốc tế
Theo Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình, Việt Nam đang nghiên cứu nhiều biện pháp để thúc đẩy tăng trưởng, trong đó có xây dựng và vận hành Trung tâm tài chính quốc tế.
Sự kiện - 25/03/2025 12:54
Hà Nội phê duyệt phương án tuyến, vị trí cầu Tứ Liên
Cầu Tứ Liên có chiều dài toàn tuyến khoảng 3km với điểm đầu tại nút giao với đường Nghi Tàm, quận Tây Hồ và điểm cuối tại nút giao với trục TC13, huyện Đông Anh.
Sự kiện - 25/03/2025 08:57
Mỹ quan tâm tới kế hoạch tài chính của Việt Nam cho dự án điện hạt nhân Ninh Thuận
Đại diện Bộ Ngoại giao Mỹ và Bộ Công Thương, Bộ Tài chính Việt Nam đã thông tin, trao đổi những nét chính về Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.
Sự kiện - 25/03/2025 07:03
Hà Nội sẽ đặt cột mốc Km0 cạnh Hồ Gươm
Theo UBND quận Hoàn Kiếm (Hà Nội), cột mốc Km0 sẽ được đặt tại trung tâm sân khánh tiết, phía trước tượng đài Lý Thái Tổ, giáp đường Đinh Tiên Hoàng, quận Hoàn Kiếm.
Sự kiện - 24/03/2025 11:04
- Đọc nhiều
-
1
Sáp nhập tỉnh thành: Nhà đầu tư muốn đặt cược vào bất động sản?
-
2
Trụ sở Bộ Ngoại giao và 3 dự án có dấu hiệu lãng phí bị đưa vào diện theo dõi, chỉ đạo
-
3
Gelex Electric báo lãi quý I gấp 3 cùng kỳ, muốn phát triển mạnh thị trường quốc tế
-
4
Dòng tiền đang 'chảy' vào nhóm ngành nào?
-
5
SHS muốn nâng vốn điều lệ vượt 17.000 tỷ đồng
Đáng đọc
- Đáng đọc
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 1 week ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 1 week ago
Điểm tên nhóm ngành hưởng lợi từ thương chiến
Đầu tư thông minh - Update 1 week ago
Khi nào cổ phiếu VNM đảo chiều?
Tài chính - Update 1 month ago