[Café Cuối tuần] Phát triển thị trường trái phiếu xanh: Cơ hội và thách thức của Việt Nam

Nhàđầutư
Phát triển tài chính xanh hướng tới tăng trưởng xanh và bền vững là xu hướng tất yếu trên nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Đây là cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam huy động vốn xanh và đạt được những lợi ích về danh tiếng, lợi nhuận cho doanh nghiệp và cộng đồng. 
TÔ TRẦN HOÀ*
06, Tháng 04, 2024 | 09:30

Nhàđầutư
Phát triển tài chính xanh hướng tới tăng trưởng xanh và bền vững là xu hướng tất yếu trên nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Đây là cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam huy động vốn xanh và đạt được những lợi ích về danh tiếng, lợi nhuận cho doanh nghiệp và cộng đồng. 

tai-chinh-xanhb

Tiềm năng phát triển thị trường tài chính xanh tại Việt Nam là rất lớn. Ảnh Shutterstock

Phát triển bền vững thị trường vốn tại Việt Nam là sự phát triển ba trụ cột chính bao gồm phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường. Đây là một trong những mục tiêu mà hầu hết các quốc gia trên thế giới hướng đến, với cam kết đưa mức phát thải ròng về 0 vào năm 2050. Trong đó phát triển thị trường tài chính xanh nói chung và thị trường vốn xanh nói riêng là một trong những mục tiêu đặt ra của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) nhằm tạo kênh huy động vốn phục vụ cho việc triển khai các dự án hướng đến tăng trưởng xanh và bền vững.   

Cơ hội cho phát triển thị trường trái phiếu xanh

Theo ước tính của IFC, tính đến 2030, Việt Nam cần đầu tư khoảng 753 tỷ USD để giảm tác động biến đổi khí hậu. Trong đó, Việt Nam cần khoảng 571 tỷ USD đầu tư vào cơ sở hạ tầng, khoảng 59 tỷ USD vào năng lượng tái tạo, và gần 80 tỷ USD cho đầu tư vào các công trình xanh. Nguồn vốn này không thể chỉ đến từ khu vực công hay ngân sách địa phương, nguồn ODA mà cần huy động vốn từ khu vực tư nhân và trái phiếu xanh là công cụ tài chính quan trọng giúp Việt Nam tiếp cận với thị trường vốn xanh trong nước và quốc tế. 

Thống kê của Tổ chức sáng kiến trái phiếu khí hậu (CBI), tổng tích lũy trái phiếu xanh được phát hành trên toàn cầu đạt hơn 1.500 nghìn tỷ USD tính đến hết năm 2021, trong đó, khu vực ASEAN phát hành các loại nợ xanh, xã hội và bền vững đạt 24 tỷ USD, sản phẩm liên kết bền vững đạt 27,5 tỷ USD, tăng trưởng mạnh so với những năm trước. Tại Việt Nam tổng giá trị phát hành xanh, xã hội và bền vững đạt 1,5 tỷ USD trong năm 2021, và gấp năm lần so với năm 2020. Có thể thấy, sản phẩm trái phiếu xanh sẽ dần trở thành kênh huy động vốn xanh toàn cầu quan trọng. 

Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước và Thủ tướng Chính phủ luôn quan tâm đến việc xây dựng các định hướng, cơ chế, chính sách phát triển thị trường trái phiếu xanh. Thị trường trái phiếu xanh tới nay được xây dựng theo hướng tạo thuận lợi cho các chủ thể huy động vốn trái phiếu xanh để thực hiện các dự án xanh. Nhiều văn bản pháp quy điều chỉnh tài chính bền vững đã được ban hành nhằm tạo tiền đề và thúc đẩy sự phát triển của các sản phẩm tài chính xanh.

Phát triển tài chính xanh hướng tới tăng trưởng xanh và bền vững là xu hướng tất yếu trên nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Việc phát hành trái phiếu xanh bao gồm trái phiếu Chính phủ xanh, trái phiếu chính quyền địa phương xanh, trái phiếu doanh nghiệp xanh mang đến cơ hội đẩy nhanh quá trình xây dựng, tổ chức hệ sinh thái tài chính bền vững cần thiết hướng tới tăng trưởng xanh quốc gia. Đây là cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam huy động vốn xanh và đạt được những lợi ích về danh tiếng, lợi nhuận, minh bạch thông tin và đem lại những giá trị tăng thêm cho doanh nghiệp và cộng đồng. 

Thách thức đối với việc phát triển thị trường trái phiếu xanh

Mặc dù nhu cầu huy động vốn từ phát hành trái phiếu xanh phục vụ cho các dự án bảo vệ môi trường là rất lớn, tuy nhiên việc phát hành trái phiếu xanh ở Việt Nam vẫn còn hạn chế, theo thống kê chỉ có 19 trái phiếu xanh được phát hành từ năm 2018 đến năm 2023. Những đợt phát hành trái phiếu xanh gần đây cho thấy thị trường còn dư địa tăng trưởng rất lớn. 

Một số khái niệm về tăng trưởng xanh, thị trường vốn xanh còn mới, sự nhận thức và sẵn sàng cho thị trường vốn xanh từ các định chế tài chính và các doanh nghiệp trên thị trường vốn còn ở mức thấp, đây là một trong những thách thức cho sự phát triển của trái phiếu xanh. Việc chuẩn hóa các khái niệm về xanh và các dự án xanh là cần thiết nhằm thúc đẩy việc phát hành và đầu tư vào trái phiếu xanh. Tương tự, khung phát hành trái phiếu xanh và vai trò của tổ chức đánh giá độc lập, những chính sách ưu đãi về thuế phí là những nội dung quan trọng cần được quy định cụ thể hơn nữa để thúc đẩy hoạt động phát hành trái phiếu xanh trên thị trường. 

Ngoài ra, Việt Nam chưa có danh mục phân loại xanh. Để làm căn cứ pháp lý đầy đủ trong việc xác định các tiêu chí môi trường theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường. Chính phủ đã ban hành Nghị định số 08/2022/NĐ-CP hướng dẫn Luật và giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ ban hành tiêu chí môi trường đối với dự án được cấp tín dụng xanh, phát hành trái phiếu xanh (gọi tắt là Danh mục phân loại xanh). Việc ban hành Danh mục phân loại xanh hay là Danh mục các dự án kèm theo tiêu chí về môi trường giúp các nhà đầu tư, tổ chức, cá nhân nhận diện và phân loại dự án xanh hay nâu. 

Về nguồn lực, nhiều doanh nghiệp nhận thức rõ về những lợi ích từ các dự án xanh nhưng lại thiếu vốn, công nghệ và nguồn lực. Các công cụ tài chính xanh còn chưa đa dạng, chưa đủ sức thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào tăng trưởng xanh.

Với mục tiêu nỗ lực thực hiện các giải pháp Chính phủ đã đề ra để thực hiện cam kết hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, UBCKNN cũng đã đề ra các nhóm giải pháp phát triển thị trường vốn xanh bao gồm:

Một là, trong thời gian tới, UBCKNN sẽ tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện và cơ cấu lại Chỉ số Phát triển bền vững (VNSI) đã được đưa vào vận hành năm 2017 để phù hợp hơn với nhu cầu phát triển bền vững trên thị trường chứng khoán hiện nay. Chỉ số này hướng đến các mục tiêu phát triển bền vững của các doanh nghiệp niêm yết, thu hút nhà đầu tư tổ chức và cá nhân đồng hành cùng doanh nghiệp hướng tới mục tiêu “xanh”.

Hai là, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho cơ quan quản lý, tăng cường đào tạo, tuyên truyền nâng cao nhận thức của thành viên thị trường nhằm tăng cường khả năng tiếp cận thị trường vốn xanh;

Ba là, tăng cường hợp tác quốc tế trong công tác xây dựng và phát triển thị trường vốn xanh, hướng tới thực hiện các thông lệ tốt trên thị trường chứng khoán gắn với tăng trưởng xanh.

Bốn là, tiếp tục rà soát, hoàn thiện các chính sách, sản phẩm bao gồm trái phiếu xanh và các sản phẩm tài chính xanh theo Kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh của Bộ Tài chính thực hiện Chiến lược Tăng trưởng xanh Quốc gia: Phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Tài chính hoàn thiện khung chính sách hỗ trợ cho thị trường vốn xanh như thuế, phí nhằm tạo thuận lợi cho các tổ chức phát hành, thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

* Phó Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ