Thúc đẩy tài chính xanh tại Việt Nam: Thực trạng và khuyến nghị

TRƯƠNG HOÀNG DIỆP HƯƠNG (*)
07:00 17/03/2024

Phát triển tài chính xanh là một trong các định hướng được Chính phủ đề ra nhằm thúc đẩy các dự án về bảo vệ môi trường, nâng cao hiệu quả sản xuất xanh tại các doanh nghiệp, từ đó giúp Việt Nam hoàn thiện các mục tiêu về phát triển bền vững đã đề ra.

Tai Chinh Xanh

Phát triển tài chính xanh là một định hướng lớn của Chính phủ. Ảnh minh họa: Assa Abloy.

Định hướng phát triển tài chính xanh tại Việt Nam

Hiện nay, Việt Nam là quốc gia đang phải hứng chịu nhiều tác động của biến đổi khí hậu. Nghiên cứu của German Watch năm 2017 cho thấy Việt Nam đứng thứ 5 trong 10 quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu. Thực tế là trong những năm gần đây, Việt Nam đã trải qua một loạt hiện tượng thời tiết bất thường, trong đó có bão, lũ lụt và đang phải nỗ lực giải quyết những tác động. Hiện tượng biến đổi khí hậu gây ra rủi ro đáng kể đối với cơ sở hạ tầng đô thị và phúc lợi chung của người dân, đặc biệt là ở các vùng ven biển.

Trong bối cảnh đó, Chính phủ Việt Nam hiện đã thể hiện mối quan ngại ngày càng tăng đối với các vấn đề liên quan đến môi trường và biến đổi khí hậu. Việt Nam đã cam kết mạnh mẽ với quốc tế để đạt được nền kinh tế carbon trung hòa vào năm 2050, hướng tới mục tiêu không phát thải khí nhà kính. Cam kết này đã được nhấn mạnh trong hội nghị COP26. Do đó, Chính phủ kết luận rằng thúc đẩy tài chính xanh ở Việt Nam là hành động phù hợp để huy động vốn cho nền kinh tế bền vững.

Khung pháp lý về chính sách xanh ở Việt Nam đã được xây dựng và ưu tiên phát triển sau khi Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh được ban hành năm 2014. Đến năm 2021, Chính phủ tiếp tục ban hành Quyết định số 1658/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050.

Thực hiện theo kế hoạch đề ra, Chính phủ, các cơ quan của Chính phủ đã xây dựng các quy định nhằm thúc đẩy tăng trưởng xanh. Một số văn bản điển hình có thể kể đến bao gồm: Nghị định số 95/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định về trái phiếu chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương xanh, Quyết định số 2183/QĐ-BTC ban hành Kế hoạch hành động của ngành Tài chính thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh đến năm 2020, Quyết định số 1604/QĐ-NHNN ngày 07/8/2018 của Thống đốc NHNN về việc phê duyệt Đề án phát triển ngân hàng xanh tại Việt Nam.

Các quy định này được ban hành nhằm mục đích đảm bảo rằng các nguồn tài chính xanh đóng vai trò phân bổ vốn và điều tiết các nguồn lực một cách hiệu quả nhằm đạt được sự phát triển bền vững và thân thiện với môi trường. Chính sách này khai thác nguồn lực từ cả khu vực tài chính chính phủ và các tổ chức tài chính lớn, cũng như từ khu vực tư nhân và các tổ chức tài chính vi mô.

Hoạt động tài chính xanh tại Việt Nam

Tín dụng xanh

Thực hiện theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng đã đang triển khai gói tín dụng xanh như Sacombank, BIDV, Vietinbank, Vietcombank, Agribank, SHB, ACB, Viet A Bank, Nam A Bank, OCB, PVCombank, HSBC, HDBank...; khoảng 24% dự án tín dụng xanh được các ngân hàng xây dựng và triển khai thẩm định tín dụng, 50% xây dựng và triển khai quy trình quản lý rủi ro môi trường, xã hội trong hoạt động cấp tín dụng, xây dựng và ban hành quy trình quản lý rủi ro môi trường, xã hội bằng văn bản, 68% có kế hoạch mở rộng hoạt động tín dụng xanh trong ngắn và trung hạn (NHNN, 2021).

Trong giai đoạn 2017-2022, dư nợ cấp tín dụng của hệ thống đối với các lĩnh vực xanh có mức tăng trưởng dư nợ bình quân đạt hơn 23%/năm. Đến 30/9/2023, dư nợ cấp tín dụng xanh đạt gần 564 nghìn tỷ đồng, chiếm tỷ trọng khoảng 4,4% tổng dư nợ toàn nền kinh tế. Trong số 12 lĩnh vực xanh NHNN hướng dẫn các TCTD cho vay, dư nợ tập trung chủ yếu vào các ngành năng lượng tái tạo, năng lượng sạch (chiếm 45%) và nông nghiệp xanh (31%). Các TCTD đã tăng cường đánh giá rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng với dư nợ được đánh giá rủi ro môi trường và xã hội đạt gần hơn 2,485 triệu tỷ đồng, chiếm gần 20%/tổng dư nợ cho vay của nền kinh tế.

Tin Dung Xanh 1

IMG_7927

Phát hành trái phiếu

Bên cạnh tín dụng xanh, hoạt động tài chính xanh bao gồm các loại công cụ khác như trái phiếu xanh (GB- green bond), trái phiếu bền vững (SB-sustainability bonds), trái phiếu có liên quan tới phát triển bền vững (SLB- sustainability linked bond), và khoản vay liên quan tới phát triển bền vững (SLL- sustainability linked loan). Cho đến nay, tín dụng xanh vẫn là hoạt động tài chính xanh chủ yếu nhất tại Việt Nam. Tuy nhiên, hoạt động này đã có sự đa dạng hơn trong những năm gần đây với sự phát hành lần đầu tiên của trái phiếu xanh, trái phiếu bền vững vào năm 2021, và các khoản vay có liên quan tới phát triển bền vững vào năm 2022. Đến nay, các trái phiếu liên quan tới phát triển bền vững vẫn chưa được triển khai tại Việt Nam.

Tin Dung Xanh 3

Dù đã có sự gia tăng về mặt số lượng cũng như loại hình trong giai đoạn 2019-2021, nhưng so sánh với các quốc gia khác trong khu vực, hoạt động tài chính xanh tại Việt Nam nhìn chung ở mức thấp. Đặc biệt, trong năm 2022, dưới những áp lực lớn về kinh tế và căng thẳng địa chính trị, các hoạt động tài chính xanh tại các quốc gia Asean đều giảm so với năm 2021. Trong các quốc gia, dẫn đầu về hoạt động tài chính xanh là Thái Lan, theo sau là Philippine, trong khi đó, Việt Nam xếp cuối bảng về số lượng và giá trị trái phiếu phát hành.

Tin Dung Xanh 4

Một số khuyến nghị

Phát triển tài chính xanh là một trong các định hướng được Chính phủ đề ra nhằm thúc đẩy các dự án về bảo vệ môi trường, nâng cao hiệu quả sản xuất xanh tại các doanh nghiệp, từ đó giúp Việt Nam hoàn thiện các mục tiêu về phát triển bền vững đã đề ra. Thực tế cho thấy, hoạt động tài chính xanh tại Việt nam ngày càng đa dạng về loại hình và tăng lên về giá trị. Tuy nhiên, để thúc đẩy hơn nữa hoạt động tài chính xanh tại Việt Nam, một số khuyến nghị có thể được triển khai như sau:

Thứ nhất, đa dạng hóa các nguồn tài chính xanh và thu hút sự tham gia của doanh nghiệp. Có thể thấy, tại Việt Nam hiện nay, nguồn tài chính xanh chủ yếu vẫn là tín dụng xanh, trong khi các nguồn trái phiếu xanh được triển khai rất hạn chế. Để thu hút hơn các nguồn tài chinh xanh khác, đồng thời khuyến khích khu vực tư nhân tham gia vào thị trường tài chính xanh, việc cần thực hiện là xây dựng cơ chế tài chính xanh phù hợp nhằm thúc đẩy động lực và nhu cầu đối với các nguồn tài chinh xanh. Theo đó, một số hướng có thể triển khai bao gồm: (1) khuyến khích việc xây dựng lộ trình chuyển đổi xanh tại các doanh nghiệp theo cả hai hướng tự nguyện và bắt buộc (với một số doanh nghiệp trong lĩnh vực đặc thù), (2) nâng cao khả năng tự đánh giá hiệu quả môi trường của các doanh nghiệp, (3) nâng cao yêu cầu minh bạch và công bố thông tin liên quan tới môi trường của các doanh nghiệp niêm yết, và (4) hỗ trợ khối tư nhân trong việc xây dựng các tiêu chí xác định chất lượng môi trường đối với từng lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh cụ thể.

Thứ hai, hoàn thiện cơ chế thuế xanh. Hiện nay, Việt Nam đã ban hành một số chính sách thuế liên quan đến thúc đẩy sản xuất xanh và tiêu dùng xanh như ưu đãi 50-70% thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt với các sản phẩm ít gây hại tới môi trương, ưu đãi 10% thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực môi trường; miễn thuế thu nhập doanh nghiệp tối đa không quá 4 năm và giảm 50% số thuế phải nộp tối đa không quá 9 năm tiếp theo đối với các doanh nghiệp thành lập mới hoạt động trong lĩnh vực môi trường,…Các chính sách thuế này đã góp phần không nhỏ khuyến khích phát triển các sản phẩm, công nghệ, dự án thân thiện với môi trường, tạo sức hút và cầu cho các nguồn tài chính xanh. Mặc dù đã đạt được một số kết quả tích cực, nhưng trong quá trình triển khai áp dụng chính sách thuế xanh tại Việt Nam vẫn còn bộc lộ một số hạn chế cần điều chỉnh như: (1) xác định mức thuế xuất xanh phù hợp hơn với từng nhóm đối tượng, (2) xác định đối tượng chịu thuế chính xác hơn, (3) cần có cơ chế hỗ trợ hơn với các dự án xanh. Trong bối cảnh đó, tham khảo hệ thống thuế suất hiện đang được áp dụng tại các quốc gia ASEAN có thể cung cấp cơ sở tốt để điều chỉnh và triển khai ứng dụng cho Việt Nam.

Thứ ba, phát triển thị trường tín chỉ carbon. Việc phát triển thị trường tín chỉ carbon sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho Việt Nam, đặc biệt là cơ hội phát triển công nghệ xanh và thu hút các nguồn tài chính xanh. Do đó, đẩy mạnh việc tiếp cận thị trường tài chính xanh, thông qua việc triển khai các giải pháp như hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho thị trường carbon, nâng cao nguồn tài trợ cho các dự án xanh, và đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu và phát triển liên quan tới lĩnh vực môi trường, là định hướng cần thiết của Chính phủ trong thời gian tới.

(*) Chương trình nghiên cứu Tài chính bền vững, Viện NCKH Ngân hàng, Học viện Ngân hàng

  • Cùng chuyên mục
Những lời hứa của lãnh đạo doanh nghiệp về cổ phiếu

Những lời hứa của lãnh đạo doanh nghiệp về cổ phiếu

Nhiều lãnh đạo doanh nghiệp đã đưa ra lời hứa nỗ lực hết mình để đưa công ty đi lên, cổ phiếu về giá trị thực, mang lại niềm tin cho cổ đông trong mùa đại hội 2025.

Tài chính - 02/07/2025 06:59

Bán dự án Lam Hạ, DIC Corp dự thu hơn 1.100 tỷ đồng

Bán dự án Lam Hạ, DIC Corp dự thu hơn 1.100 tỷ đồng

DIC Corp bán toàn bộ dự án Lam Hạ dự thu 1.114 tỷ đồng và ước lãi khoảng 300 tỷ đồng. Đối tác mua chưa được tiết lộ.

Tài chính - 01/07/2025 17:12

Thị trường chứng khoán nửa cuối năm 2025: Gió đã thuận chiều?

Thị trường chứng khoán nửa cuối năm 2025: Gió đã thuận chiều?

Các chuyên gia đánh giá, dù còn những khó khăn từ bên ngoài nhưng các chính sách thúc đẩy nền kinh tế trong nước sẽ là động lực lớn giúp thị trường chứng khoán tích cực hơn trong 6 tháng còn lại của năm 2025.

Tài chính - 01/07/2025 13:45

DNSE bổ nhiệm Tổng Giám đốc mới

DNSE bổ nhiệm Tổng Giám đốc mới

Bà Nguyễn Ngọc Linh vừa được bổ nhiệm làm Tổng Giám đốc của Công ty CP Chứng khoán DNSE từ ngày 1/7/2025, theo Nghị quyết vừa công bố của HĐQT DNSE.

Tài chính - 01/07/2025 11:16

Doanh nghiệp niêm yết ngày càng nhận thức cao về công bố thông tin

Doanh nghiệp niêm yết ngày càng nhận thức cao về công bố thông tin

Năm 2025, số lượng doanh nghiệp niêm yết đạt chuẩn công bố thông tin là 460 đơn vị, đạt tỷ lệ 67% - cao nhất trong toàn bộ lịch sử 15 năm IR Awards.

Tài chính - 01/07/2025 10:53

Bộ Tài chính đề xuất thu thuế ngay khi nhận cổ tức bằng chứng khoán

Bộ Tài chính đề xuất thu thuế ngay khi nhận cổ tức bằng chứng khoán

Tại dự thảo sửa Nghị định 126 quy định một số điều của Luật Quản lý thuế, Bộ Tài chính cho rằng cần quy định rõ thời điểm khấu trừ, kê khai thuế với thu nhập từ cổ tức, thưởng bằng chứng khoán để hạn chế lợi dụng chính sách, kéo dài thời gian thực hiện nghĩa vụ thuế.

Tài chính - 01/07/2025 08:00

CII chuẩn bị phát hành cổ phiếu thưởng tỷ lệ 14%

CII chuẩn bị phát hành cổ phiếu thưởng tỷ lệ 14%

CII thông báo được UBCKNN chấp thuận việc phát hành 77 triệu cổ phiếu thưởng, tỷ lệ 14% cho cổ đông. Doanh nghiệp sẽ không tạm ứng cổ tức tiền mặt quý III.

Tài chính - 30/06/2025 16:02

Khẩn trương triển khai các biện pháp để chứng khoán Việt Nam được nâng hạng

Khẩn trương triển khai các biện pháp để chứng khoán Việt Nam được nâng hạng

Phó Thủ tướng giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan khẩn trương triển khai ngay các biện pháp cần thiết nhằm đáp ứng các tiêu chí nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam của các tổ chức quốc tế.

Tài chính - 30/06/2025 09:04

Tăng trưởng tín dụng cao có thể trở thành 'con dao 2 lưỡi'

Tăng trưởng tín dụng cao có thể trở thành 'con dao 2 lưỡi'

Chuyên gia cảnh báo, nếu tăng trưởng tín dụng không đi kèm với cải thiện năng suất và tiêu dùng, nền kinh tế có thể rơi vào vòng xoáy bất ổn: lạm phát gia tăng – tỷ giá mất ổn định – niềm tin suy giảm – đầu tư chững lại.

Tài chính - 29/06/2025 07:40

Về với T&T Group, Vietravel Airlines bắt đầu có máy bay riêng

Về với T&T Group, Vietravel Airlines bắt đầu có máy bay riêng

Vietravel Airlines vừa đón chiếc máy bay thuộc quyền sở hữu đầu tiên và trong tháng 7 sẽ nhận thêm 2 tàu bay nữa. Hãng sẽ được tăng vốn lên 2.600 tỷ đồng để thực hiện hóa tham vọng mở rộng.

Tài chính - 29/06/2025 07:00

Loạt dự án tỷ USD của Novaland được tháo gỡ pháp lý

Loạt dự án tỷ USD của Novaland được tháo gỡ pháp lý

Từ giữa tháng 6 đến nay, Novaland liên tục đón tin vui hoàn thiện pháp lý then chốt từ 2 dự án tỷ USD gồm Aqua City và NovaWorld Phan Thiet.

Tài chính - 29/06/2025 07:00

Cú hích từ những thương vụ 'bom tấn'

Cú hích từ những thương vụ 'bom tấn'

Những thương vụ chào bán cổ phiếu ra công chúng lần đầu (IPO), niêm yết mới hay chuyển sàn... được kỳ vọng trở thành lực đẩy quan trọng với thị trường chứng khoán.

Tài chính - 28/06/2025 11:58

Cổ phiếu Taseco Land được chấp thuận niêm yết trên HoSE

Cổ phiếu Taseco Land được chấp thuận niêm yết trên HoSE

Việc niêm yết cổ phiếu TAL lên sàn HoSE đã được thông qua tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2025.

Tài chính - 28/06/2025 08:53

Ba 'ông lớn' Bình Định rút két, chi hơn 360 tỷ chia cổ tức tiền mặt

Ba 'ông lớn' Bình Định rút két, chi hơn 360 tỷ chia cổ tức tiền mặt

Ba doanh nghiệp tại Bình Định là CTCP Cảng Quy Nhơn, CTCP Dược - Trang thiết bị Y tế Bình Định và CTCP Thủy điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh đã công bố kế hoạch chi trả cổ tức năm 2024 bằng tiền mặt với tổng số tiền hơn 360 tỷ đồng.

Tài chính - 28/06/2025 07:07

Quốc hội yêu cầu sớm nâng hạng thị trường chứng khoán

Quốc hội yêu cầu sớm nâng hạng thị trường chứng khoán

Quốc hội yêu cầu phát triển mạnh các kênh huy động vốn từ thị trường vốn. Ngoài ra, trong năm 2025, cần chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để nâng hạng thị trường chứng khoán lên thị trường mới nổi.

Tài chính - 28/06/2025 06:45

Chủ tịch Phát Đạt hứa 'chiến đấu hết mình, để 
  cổ phiếu lên trên 30.000 đồng là vui nhất'

Chủ tịch Phát Đạt hứa 'chiến đấu hết mình, để cổ phiếu lên trên 30.000 đồng là vui nhất'

Chủ tịch Phát Đạt bày tỏ doanh nghiệp đang đứng trước cơ hội bước sang trang mới, phát triển vượt bậc nhờ quỹ đất đã chuẩn bị và quỹ đất mới đang phát triển.

Tài chính - 27/06/2025 15:59