[CAFÉ cuối tuần] Doanh nghiệp và vấn nạn 'chi phí không chính thức'
Trong hai năm gần đây, quyết tâm phát triển kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, phát triển kinh tế tư nhân của Đảng và Nhà nước đã thể hiện rất rõ ràng và mạnh mẽ. Tuy nhiên, do chi phí không chính thức quá lớn nên đã kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp.

Chi phí không chính thức đang ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động của doanh nghiệp
Nhận diện chi phí không chính thức
Theo Báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu 2017-2018, nước ta năm nay đã tăng 5 bậc trên bảng xếp hạng, từ vị trí 60/138 lên vị trí 55/137 quốc gia. Theo Báo cáo kinh doanh năm 2018 của Ngân hàng thế giới vừa công bố, môi trường kinh doanh của Việt Nam có sự cải thiện đáng kể, lên vị trí 68/190 nền kinh tế, tăng 14 bậc so với năm ngoái (vị trí 82).

Các loại chi phí không chính thức (Nguồn: Điều tra PCI năm 2017)
Đây là mức tăng bậc nhiều nhất trong thập niên qua. Tác động tích cực của cải cách đến cộng đồng doanh nghiệp phần nào thể hiện thông qua việc cả nước có 153.307 doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động với số vốn đăng ký là 1.295.911 tỷ đồng và số vốn đăng ký tăng thêm của các doanh nghiệp thay đổi tăng vốn là 1.869.322 tỷ đồng; tăng 15,2% về số lượng doanh nghiệp và 45,4% về vốn đăng ký.
Bên cạnh mặt tích cực, doanh nghiệp vẫn còn đang gặp nhiều khó khăn, rào cản trong đầu tư, kinh doanh. Trong khi số lượng doanh nghiệp thành lập mới tăng nhanh, số doanh nghiệp phải tạm dừng kinh doanh hoặc đóng cửa ở mức cao[2]. Một trong những nguyên nhân cơ bản của khó khăn đối với doanh nghiệp là do chi phí kinh doanh ở nước ta hiện đang ở mức cao và về cơ bản chưa được cắt giảm đáng kể.
Chi phí kinh doanh của doanh nghiệp có thể phân chi làm 3 loại cơ bản như sau: chi phí sản xuất, chi phí tuân thủ pháp luật và chi phí không chính thức.
Một là, chi phí sản xuất là các loại chi phí trực tiếp để tạo ra sản phẩm, dịch vụ và bán, cung cấp dịch vụ, hàng hóa đến tay người tiêu dùng. Chi phí này thường bao gồm, chi phí đầu tư nhà máy, thiết bị, công nghệ, mua nguyên liệu đầu vào, bao gói sản phẩm, marketing, mở đại lý, logistics, chi phí vốn, …
Hai là, chi phí tuân thủ pháp luật là chi phí giao dịch của doanh nghiệp trong quá trình thực hiện, tuân thủ yêu cầu pháp luật. Chi phí này thường bao gồm: (i) chi phí về thời gian trong thực hiện thủ tục hành chính, như nộp báo cáo, xin cấp giấy phép, thực hiện các thủ tục hành chính. Trong trường hợp doanh nghiệp thuê tư vấn để thực hiện thủ tục hành chính thì chi phí này chính là phí thuê tư vấn. (ii) chi phí về phí, lệ phí mà doanh nghiệp phải nộp cho cơ quan nhà nước khi thực hiện các thủ tục hành chính; và thuế phải nộp. (iii) Chi phí đầu tư là khoản đầu tư mà doanh nghiệp phải bỏ ra để nâng cấp cơ sở vật chất, hạ tầng kinh doanh để đáp ứng yêu cầu của quy định pháp luật.
Ba là, chi phí không chính thức là thuật ngữ dùng để chỉ loại chi phí mà doanh nghiệp tự nguyện hoặc ép buộc chi trả cho cơ quan, cá nhân có liên quan trong quá trình kinh doanh, đặc biệt khi thực hiện các thủ tục hành chính hoặc khi giao dịch với cơ quan nhà nước. Khác với hai loại chi phí trên, chi phí này không trực tiếp phát sinh từ nhu cầu sản xuất hay nằm trong yêu cầu của quy định pháp luật.
Ngoài ba loại chi phí nói trên, còn có chi phí khác đó là chi phí cơ hội. Chi phí cơ hội là thiệt hại cho doanh nghiệp phát sinh từ việc chậm chễ hoặc không tiên liệu được kết quả khi thực hiện các thủ tục hành chính hoặc yêu cầu của pháp luật.
Thực trạng báo động

Thực trạng chi phí không chính thứcthức (Nguồn: Điều tra PCI năm 2017)
Việc đánh giá, điều tra, khảo sát một cách toàn diện, đầy đủ về chi phí không chính thức là nhiệm vụ khó khăn và không khả thi. Một phần lý do là chi phí không chính thức và bị pháp luật nghiêm cấm do đó các bên có liên quan đều không mong muốn cung cấp thông tin này. Ngoài ra, mức độ, quy mô, tần suất của chi phí không chính thức rất khác biệt và đa dạng, tùy từng hoàn cảnh, đối tượng và thời điểm khác nhau. Tuy nhiên, những thông tin gần đây trong một số nghiên cứu, điều tra về chi phí không chính thức cho thấy đây là vấn đề nghiêm trọng, đòi hỏi phải được giải quyết một cách cơ bản ở nước ta.
Theo kết quả khảo sát doanh nghiệp trong Báo cáo chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2017 của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam thì có đến 59% doanh nghiệp phản hồi cho rằng đã phải trả chi phí không chính thức, trong số này có đến 9,8% doanh nghiệp cho rằng đã phải trả tới hơn 10% doanh thu cho các khoản chi phí không chính thức. Mặc dù, hiện tượng này có giảm so với năm trước, nhưng mức độ chi trả chi phí không chính thức như nêu trên là nghiêm trọng và lớn.
Ngoài ra, các chuyên gia cũng ước tính chi phí không chính thức mà doanh nghiệp phải chịu là rất lớn trong một số lĩnh vực cụ thể. Ví dụ, đó là chi phí không chính thức mà các chủ hàng xuất khẩu của Việt Nam phải gánh chịu có thể lên tới 250 triệu USD vào năm 2020. Con số này được tính toán dựa trên chi để làm thủ tục hải quan nhanh chóng và chi bồi dưỡng chặng vận tải nội địa.
Mức độ phổ biến của chi phí không chính thức, thậm trí còn được nêu thành một thứ văn hóa, đó là ‘văn hóa phong bì’. Tác động của chi phí không chính thức là lớn và rõ ràng.
Thứ nhất, đó là một gánh nặng cho doanh nghiệp, làm gia tăng chi phí sản xuất kinh doanh, dẫn đến gia tăng giá thành sản phẩm dịch vụ và giảm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Thứ hai, chi phí không chính thức còn làm phát sinh thêm chi phí khác, ví dụ như là để hợp pháp hóa chi phí không chính thức; dẫn đến hiện tượng gian dối trong kinh doanh, như buôn bán hóa đơn, báo cáo tài chính, thuế không trung thực,…
Thứ ba, chi phí không chính thức góp phần làm méo mó cạnh tranh, suy giảm lòng tin của doanh nghiệp vào nỗ lực cải cách của Chính phủ, không thúc đẩy sáng tạo, kinh doanh chân chính, hủy hoại liêm chính trong kinh doanh. Ngoài ra có thể còn nhiều tác động tiêu cực khác, như kinh tế ngầm, kinh tế phi chính thức, tham nhũng,….
Nguyên nhân và giải pháp
Bằng chứng thực tế từ kết quả điều tra PCI của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho thấy phần nào nguyên nhân và điểm làm phát sinh chi phí không chính thức.
Nguyên nhấn cơ bản là chất lượng yếu kém của hệ thống thể chế, quy định pháp luật. Hệ thống quy định pháp luật, thủ tục hành chính không rõ ràng, không hợp lý, phức tạp và không tiên liệu được đã tạo thành cơ hội cho cơ quan, cán bộ liên quan nhũng nhiễu doanh nghiệp và đòi hỏi chi phí không chính thức.
Điều tra PCI năm 2017 của VCCI cho thấy có đến 44,6% doanh nghiệp trả lời đã cho rằng cán bộ sử dụng quy định để nhũng nhiễu doanh nghiệp. 44,9% doanh nghiệp trả lời đã cho rằng phải trả chi phí không chính thức cho cán bộ thanh tra, kiểm tra. 53% doanh nghiệp trả lời đã cho rằng phải trả chi phí không chính thức khi làm thủ tục thông quan.
Nguyên nhân tiếp theo là thực thi pháp luật không nghiêm, không công bằng, minh bạch hoặc lợi dụng địa vị của cán bộ giao nhiệm vụ để sách nhiễu doanh nghiệp. Ví dụ, kết quả điều tra PCI như nêu trong Bảng trên cho thấy, có đến 18,9% doanh nghiệp trả lời đã cho rằng không sử dụng tòa án vì lo ngoại tình trạng chạy án. Nói cách khác, lo ngại này có thể là lo lắng thực thi pháp luật không nghiêm, không công bằng.
Tỷ lệ doanh nghiệp sẵn sàng sử dụng tòa án để giải quyết các tranh chấp ngày càng giảm, chỉ có 36% doanh nghiệp năm 2017 so với 60% năm 2013. Thậm trí, việc tiếp cận thông tin, tài liệu pháp lý của nhà nước cũng là một việc không đơn giản. Cũng theo kết quả điều tra PCI năm 2017 của VCCI, 70% doanh nghiệp cho rằng phải có ‘quan hệ’ mới có được tài liệu của tỉnh; chỉ 2,44% cho rằng dễ dàng tiếp cận tài liệu quy hoạch.
Cũng có ý kiến cho rằng, nhiều doanh nghiệp tự nguyện chi trả chi phí không chính thức. Tuy nhiên, ngay cả khi doanh nghiệp tự nguyện chi trả chi phí không chính thức thì cũng bắt nguồn từ chi phí không chính thức.
Khi mà chi phí không chính thức phổ biến, thì một doanh nghiệp thông thường sẽ lo ngại rằng nếu mình không chi phí thì có thể công việc không hoặc chậm được giải quyết, dẫn đến họ phải chủ động chi phí trước. Hoặc cũng có trường hợp, doanh nghiệp thấy rằng chủ động chi phí trước sẽ có lợi hơn nếu thủ tục được giải quyết kịp thời, ví dụ, tránh được tiền lưu kho, bán hàng kịp thời, tận dụng tốt hơn cơ hội kinh doanh...
Tuy nhiên có bằng chứng thực tế cho thấy rằng, không phải mọi trường hợp cứ có chi phí không chính thức là công việc được giải quyết tốt. Điều tra PCI năm 2017 cũng cho thấy rằng chỉ có 50,3% cho rằng công việc được giải quyết tốt sau khi đưa chi phí.
Từ thực trạng và nguyên nhân nói trên, đã có rất nhiều giải pháp được nhiều cơ quan, doanh nghiệp liên quan kiến nghị, như cải cách thể chế, nâng cao chất lượng quy định pháp luật, bãi bỏ điều kiện kinh doanh, cải cách thủ tục hành chính, đơn giản hóa hồ sơ, giấy tờ; áp dụng công nghệ thông tin giải quyết thủ tục, kêu gọi doanh nghiệp nói không với tham nhũng,...
Nhiều giải pháp đã được Chính phủ tiếp thu và triển khai thực hiện. Tuy nhiên, có 2 giải pháp nếu thực hiện quyết liệt sẽ có tác dụng ngay trong cắt giảm chi phí không chính thức.
Thứ nhất, đối với nhà nước cần thực hiện nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính; giao trách nhiệm cho người đứng đầu bộ phận, cơ quan giải quyết các thủ tục pháp cho doanh nghiệp. Trường hợp, phát hiện nhũng nhiễu, nhận chi phí không chính thức thì ngoài trách nhiệm người trực tiếp có liên quan, xem xét thi hành kỷ luật, cho thôi việc với người đứng đầu bộ phận, cơ quan đó. Có như vậy, thì mới đảm bảo giám sát có hiệu quả trong nội bộ cơ quan trong đấu tranh chống chi phí không chính thức.
Thứ hai, đối với doanh nghiệp thì ngoài việc nói không với tham nhũng thì cần cố gắng ‘chính thức hóa’ chi phí không chính thức. Điều này có nghĩa là xem xét thuê doanh nghiệp tư vấn chuyên nghiệp để thực hiện thủ tục có liên quan; theo đó, chi phí tư vấn sẽ được chính thức hóa thành chi phí kinh doanh. Giải pháp này cũng chưa thực sự giải quyết được vấn đề vì doanh nghiệp vẫn mất chi phí. Tuy nhiên, có tác dụng rất lớn trong xóa bỏ tác động tiêu cực khác từ chi phí không chính thức.
- Cùng chuyên mục
Chốt giảm thuế VAT 2% đến hết 2026
Quốc hội giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) còn 8% đến hết năm 2026. Dự kiến ngân sách sẽ giảm thu khoảng 122.000 tỷ đồng.
Sự kiện - 17/06/2025 12:17
Tạp chí Nhà đầu tư nhận Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam
Tạp chí Nhà đầu tư vinh dự được nhận Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam vì có thành tích tiêu biểu trong hoạt động báo chí tại Quảng Nam.
Sự kiện - 16/06/2025 18:28
Quảng cáo trên mạng phải có dấu hiệu nhận biết, cho phép tắt quảng cáo
Quảng cáo trên báo điện tử, trang thông tin điện tử, mạng xã hội, ứng dụng trực tuyến, nền tảng số có kết nối Internet, phải tuân thủ các quy định, đó là phải có dấu hiệu nhận diện rõ ràng bằng chữ số, chữ viết, ký hiệu, hình ảnh, âm thanh để phân biệt giữa nội dung quảng cáo với các nội dung khác không phải quảng cáo.
Sự kiện - 16/06/2025 13:11
Quốc hội thông qua sửa đổi Hiến pháp, chính thức bỏ cấp huyện
Với 470/470 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội chính thức thông qua Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.
Sự kiện - 16/06/2025 10:17
Chính thức giảm thuế xuống 10% với các loại hình báo chí
Quốc hội đã thông qua Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) theo hướng áp dụng thống nhất mức thuế suất ưu đãi 10% (trước đó là 20%) đối với tất cả các loại hình báo chí, tương tự như chính sách ưu đãi đang áp dụng cho báo in.
Sự kiện - 14/06/2025 19:45
Nước giải khát có đường chịu thuế tiêu thụ đặc biệt từ 2027
Sáng 14/6, Quốc hội đã thông qua Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), đưa nước giải khát có đường vào diện chiệu thuế tiêu thụ đặc biệt, áp dụng từ 2027.
Sự kiện - 14/06/2025 15:47
Việt Nam chính thức có quy định khung pháp lý về tài sản số
Một điểm mới đáng chú ý trong Luật Công nghiệp công nghệ số mới được thông qua là quy định về quản lý tài sản mã hóa.
Sự kiện - 14/06/2025 15:46
[Café Cuối tuần] Đóng cửa chợ – cú sốc cần thiết để thanh lọc và hội nhập
Việc hàng loạt gian hàng tại các chợ trung tâm TP.HCM như Bến Thành, Saigon Square hay An Đông đồng loạt đóng cửa những ngày qua có thể gây choáng váng với một vài người.
Sự kiện - 14/06/2025 10:33
Đại tá Hồ Song Ân làm Giám đốc Công an tỉnh Quảng Ngãi
Đại tá Hồ Song Ân được Bộ trưởng Bộ Công an điều động giữ chức Giám đốc Công an tỉnh Quảng Ngãi.
Sự kiện - 14/06/2025 06:45
Đại tá Đinh Việt Dũng giữ chức Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An
Đại tá Đinh Việt Dũng, Giám đốc Công an tỉnh Ninh Bình vừa được Bộ Công an điều động nhận công tác và giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An.
Sự kiện - 13/06/2025 19:30
Ông Trương Việt Dũng làm Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội
Ông Trương Việt Dũng, Chánh Văn phòng UBND thành phố được bầu giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội.
Sự kiện - 13/06/2025 12:55
Sun PhuQuoc Airways sẽ khai thác chuyến bay đầu tiên vào cuối năm 2025
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa có ý kiến chỉ đạo về việc cấp Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không cho Công ty TNHH Hàng không Mặt trời Phú Quốc.
Sự kiện - 12/06/2025 14:41
Từ ngày 12/6, cả nước còn 34 tỉnh, thành phố
Quốc hội thông qua Nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025. Cả nước còn 34 tỉnh, thành phố.
Sự kiện - 12/06/2025 11:31
Hai ông lớn hàng không, vũ trụ Pháp muốn tăng hiện diện ở Việt Nam
Cả hai tập đoàn Airbus và Safran đều đã có mặt ở Việt Nam từ lâu, có nhiều hợp đồng với các hãng hàng không trong nước.
Sự kiện - 12/06/2025 06:45
Thúc đẩy hợp tác đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao Á - Âu
Diễn đàn Hợp tác đầu tư công nghiệp Á - Âu nhằm thúc đẩy hợp tác đầu tư giữa các doanh nghiệp châu Âu, Trung Quốc với các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao, các ngành công nghiệp chính yếu.
Sự kiện - 11/06/2025 19:10
34 tỉnh, thành dự kiến hoạt động từ 1/7/2025 có tên như thế nào?
Cả nước sẽ có 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh gồm 6 thành phố trực thuộc Trung ương là Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng và Cần Thơ.
Sự kiện - 11/06/2025 14:07
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Bộ tứ trụ cột' để giúp đất nước cất cánh
Sự kiện - Update 1 month ago
Thủ tướng: Cần truyền cảm hứng cho doanh nhân cống hiến vì đất nước
Sự kiện - Update 1 month ago
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 2 month ago