[CAFÉ cuối tuần] Ghế nóng VFF và ‘cuộc chiến’ giữa bầu Đức - bầu Tú

Nhàđầutư
Nhân sự cho Đại hội Liên đoàn Bóng đá Việt Nam khóa 8 “nóng ran” suốt thời gian qua khi xảy ra “cuộc chiến” giữa bầu Đức và bầu Tú. Bầu Đức có lúc công khai: “Trường hợp ông Trần Anh Tú trúng cử ghế PCT VFF, ông Tú phải rút khỏi cương vị Chủ tịch VPF… Ngồi đâu thì ngồi một chỗ thôi!”.
BẢO ANH
28, Tháng 04, 2018 | 07:00

Nhàđầutư
Nhân sự cho Đại hội Liên đoàn Bóng đá Việt Nam khóa 8 “nóng ran” suốt thời gian qua khi xảy ra “cuộc chiến” giữa bầu Đức và bầu Tú. Bầu Đức có lúc công khai: “Trường hợp ông Trần Anh Tú trúng cử ghế PCT VFF, ông Tú phải rút khỏi cương vị Chủ tịch VPF… Ngồi đâu thì ngồi một chỗ thôi!”.

Bau-Duc-bau-Tu-123

  Cuộc chiến giữa bầu Đức và bầu Tú đã đi đến hồi kết

Bầu Tú tranh cử, bầu Đức quyết chiến      

Chuyện bầu Đức thẳng thắn đề nghị bầu Tú (ông Trần Anh Tú - PV) “ngồi đâu thì ngồi một chỗ thôi” thu hút sự chú ý của công luận suốt thời gian qua. Làng túc cầu Việt Nam chưa bao giờ được một phen “no xôi chán chè” trước các thông tin dồn dập về các phát biểu nảy lửa giữa hai ông bầu.

bau-duc

 

Khi anh Tú tranh cử vào vị trí Phó Chủ tịch VFF, tôi lo ngại anh ấy ngồi “hai mâm”, sẽ chồng chéo lên nhau và khó phát triển cho tương lai bóng đá Việt Nam. Còn ở VPF, anh ấy đang làm rất tốt, tôi ủng hộ chứ!

Ông Đoàn Nguyên Đức - Chủ tịch Hoàng Anh Gia Lai

Thậm chí, Tiểu ban nhân sự của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) rối bời khi phải liên tiếp tổ chức các cuộc họp để chốt danh sách ứng viên cho các ghế nóng cho Đại hội Liên đoàn Bóng đá Việt Nam khóa 8 (2018-2022), dự kiến sẽ diễn ra vào cuối tháng 4 này .

Trước sức nóng của công luận, Bộ VH-TT&DL đã có chỉ đạo Thường trực VFF làm việc với ông Trần Anh Tú về chuyện ông bầu này kiêm nhiệm nhiều vị trí tại Công ty Cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam - VPF (Tổng giám đốc và trưởng Ban điều hành các giải bóng đá chuyên nghiệp: V-League, Cúp quốc gia và Giải hạng Nhất quốc gia). Phía Công ty VPF cũng thông tin cho biết, đang ráo riết tìm người để thay thế ông Trần Anh Tú.

Chuyện sẽ chẳng có gì “căng đến mức leo thang” nếu bầu Tú không tranh cử chiếc ghế nóng Phó chủ tịch phụ trách tài trợ VFF.

Sau khi bầu Tú tranh cử, bầu Đức đã quyết liệt phản đối, cùng đó là phản đối chuyện VFF yêu cầu ứng viên phải có bằng tốt nghiệp đại học đối với ứng cử viên làm Chủ tịch và Phó chủ tịch VFF nhiệm kỳ 8 (vấn đề này hiện đang được VFF cân nhắc thay đổi – PV).

Sau khi bầu Tú tranh cử ghế nóng Phó chủ tịch VFF, bầu Đức đã phát biểu công khai rằng: “Trong trường hợp ông Tú trúng cử ghế Phó chủ tịch VFF, ông Tú phải rút khỏi cương vị Chủ tịch VPF, hoặc ngược lại. VFF và VPF là 2 tổ chức độc lập, không thể có chuyện vừa là Chủ tịch VPF vừa là Phó chủ tịch VFF được. Ngồi đâu thì ngồi một chỗ thôi!”.

Thậm chí, bầu Đức cũng dọa rằng, nếu bầu Tú trúng cử Phó chủ tịch VFF, sẽ rút HAGL với lứa Công Phượng, Lương Xuân Trường… khỏi V-League 2018.

Dễ hiểu khi bầu Đức tuyên bố như vậy vì ông Trần Anh Tú hiện kiêm nhiệm cùng lúc 7-8 chức danh trong làng bóng và đặc biệt là cùng lúc ngồi 3 ghế tại VPF - Công ty mà Hoàng Anh Gia Lai hiện đang là một cổ đông.

Thực ra, theo giới thạo tin của làng túc cầu Việt Nam, ngay cả khi ông Trần Anh Tú từ nhiệm ghế Tổng giám đốc VPF và Trưởng ban điều hành V-League, bầu Đức cũng vẫn sẽ phản ứng và cuộc chiến nhân sự trước thềm Đại hội nhiệm kỳ 8 của VFF (dự kiến diễn ra vào cuối tháng 4 này) vẫn khó “hạ nhiệt”. Vì sao vậy, vì bầu Đức đã chỉ đích danh vị trí mà bầu Tú phải bỏ bớt đó là vị trí Chủ tịch VPF chứ không phải là ghế Tổng giám đốc.

Quyết chiến vì lo sợ bầu Tú ngồi “hai mâm”

Giữa lúc cuộc đua tranh vị trí chiếc ghế Phó chủ tịch phụ trách tài trợ VFF đang "căng như dây đàn" thì bầu Tú tuyên bố rút lui.  

     

Đón nhận thông tin này, bầu Đức liền phát biểu: “Quyết định rút lui tốt cho cả tôi lẫn bầu Tú” và khẳng định "rất vui và hoanh nghênh quyết định của bầu Tú". “Tôi đấu tranh là vì anh ấy giữ nhiều chức vụ, dễ dẫn đến việc chồng chéo lẫn nhau. Do đó, việc anh ấy rút lui sẽ tốt cho anh ấy, cả tôi lẫn bóng đá Việt Nam. Nó sẽ giúp anh Tú toàn tâm toàn ý lo cho VPF trong nhiệm kỳ 5 năm”, bầu Đức nói.

Khi được hỏi lý do vì sao phản đối bầu Tú ngồi vào chiếc ghế Phó chủ tịch phụ trách tài trợ VFF, bầu Đức không ngại ngần nói rằng: “Khi anh Tú tranh cử vào vị trí Phó Chủ tịch VFF, tôi lo ngại anh ấy ngồi “hai mâm”, sẽ chồng chéo lên nhau và khó phát triển cho tương lai bóng Việt Nam. Còn ở VPF, anh ấy đang làm rất tốt, tôi ủng hộ chứ!”.

Vị Chủ tịch Hoàng Anh Gia Lai cũng thẳng thắn khi cho biết, thời gian qua đấu tranh là vì lợi ích chung của bóng đá Việt Nam do lo ngại một người nắm quá nhiều chức vụ sẽ không tốt. “Tôi không phải đấu tranh, phản ứng với anh Tú để tôi trở lại tranh ghế ở VFF. Hoàn toàn không có chuyện đó. Tôi vẫn giữ quan điểm không tranh cử ở VFF nhiệm kỳ 8”, bầu Đức quả quyết.

Trước việc bầu Tú “đầu hàng”, chiếc ghế Phó chủ tịch phụ trách tài trợ VFF chỉ còn lại 2 ứng viên. Đó là doanh nhân Trần Văn Liêng (Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Tập đoàn Cacao Việt Nam) và ông Lê Văn Thành (Chủ tịch Tập đoàn Động Lực).

Doanh nhân Trần Văn Liêng là một gương mặt “mới toanh”, về tiềm lực tài chính cũng khá “kín tiếng”; còn ông Lê Văn Thành từng là ứng cử viên chiếc ghế Phó chủ tịch tài chính VFF nhưng đã thất bại.

Thực ra, nếu bầu Tú không rút lui thì khả năng chiến thắng của ông Liêng và ông Thành là rất thấp, vì trước đó, VFF đã đưa ra khá nhiều lý do để bảo vệ bầu Tú. “Nay đến phút cuối, bầu Tú rút, VFF buộc phải lựa chọn 1 trong 2 ứng viên - những người không phải là lựa chọn tối ưu cho vị trí Phó chủ tịch tài trợ VFF”, một chuyên gia bóng đá bình luận.

Như vậy, đến thời điểm này có thể khẳng định "cuộc chiến" giữa bầu Đức và bầu Tú đã đến hồi kết. Người hả hê, kẻ rút lui, nhưng xem ra Đại hội lần 8 của VFF có chọn được ứng viên sáng giá cho các "ghế nóng" hay không, thì chắc chắn giới hâm mộ làng túc cầu Việt Nam còn phải chờ. Trong khi đó, ông Vương Bích Thắng - Tổng cục trưởng Tổng cục Thể thao thì tin tưởng rằng, sau khi rà soát lại, Đại hội VFF sẽ được tổ chức công khai, minh bạch, chọn ra được đúng những người có tâm huyết và năng lực. "Ngành thể thao khuyến khích các ứng viên vị trí Chủ tịch có đề án tranh cử, dù không có quy định bắt buộc”, ông Thắng nói.  

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24600.00 24625.00 24945.00
EUR 26301.00 26407.00 27573.00
GBP 30639.00 30824.00 31774.00
HKD 3106.00 3118.00 3219.00
CHF 26849.00 26957.00 27794.00
JPY 159.52 160.16 167.58
AUD 15876.00 15940.00 16426
SGD 18054.00 18127.00 18664.00
THB 663.00 666.00 693.00
CAD 17893.00 17965.00 18495.00
NZD 0000000 14638.00 15128.00
KRW 0000000 17.58 19.18
       
       
       

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ