Các tỷ phú Nga lẩn tránh trừng phạt của phương Tây như thế nào?
Ông Putin có thể không cứu được họ, nhưng các luật sư, kế toán bậc thầy cũng như các 'thiên đường thuế' lại hoàn toàn có thể, tờ Forbes vừa có bài lật tẩy các cách 'lẩn trốn' trừng phạt của phương Tây của các tỷ phú Nga.
Trong nhiều năm, các nhà tài phiệt Nga đã tận hưởng một cuộc sống xa hoa đến mức không ai trong số chúng ta có thể tưởng tượng nổi. Họ sống trong những dinh thự khổng lồ, đi dạo trong những khu vườn tráng lệ chả khác gì khung cảnh ở lâu đài Versailles nổi tiếng. Không chỉ lướt sóng trên những chiếc con tàu khổng lồ, họ còn du ngoạn trên khắp các đại dương bằng những chiếc du thuyền có chiều dài như một sân vận động.
Tuy nhiên, cuộc sống tựa thần tiên của họ đang bị đe dọa khi cách đây khoảng 2 tuần, Tổng thống Nga Putin chính thức đưa quân đội vào Ukraine. Không thể trả đũa bằng vũ khí, thứ có thể dẫn tới một cuộc chiến thế giới lần 3, các quốc gia ở châu Âu, Bắc Mỹ và một số nơi khác trên thế giới đã quyết định đóng băng tài sản, cấm đi lại và tuyên bố áp dụng một loạt trừng phạt khác. Tất cả khiến cho cuộc sống của những người giàu nhất nước Nga trở nên khốn khó, và làm chậm lại bộ máy chiến tranh của ông Putin.
Kinh nghiệm từ quá khứ
Nhưng các nhà tài phiệt của Nga đã từng trải qua điều này vào năm 2014, khi Nga đưa quân chiếm đóng Crimea, sau đó sáp nhập hòn đảo này vào lãnh thổ của nước Nga. Hồi đó, 20 tỷ phú của Nga đã bị EU, Hoa Kỳ, Anh, Thụy Sĩ và Canada trừng phạt. Còn sau sự kiện tấn công Ukraine từ hôm 24 tháng Hai vừa rồi, 9 nhà tài phiệt Nga trong số trên lại đã có mặt trong danh sách trừng phạt của phương Tây.
Kể từ đó, các nhà tài phiệt Nga đã học được cách ký ủy nhiệm quyền sở hữu những dinh thự, biệt thự hay các bộ sưu tập nghệ thuật cho người thân của mình. Họ biết rằng khi sử dụng một loạt các công ty vỏ bọc như những con búp bê Matryoshka sẽ khiến các chính phủ thù địch không thể thu giữ được các máy bay, du thuyền của họ.
Họ cũng đảm bảo số cổ phần đứng tên của họ luôn thấp hơn 50% tổng số, giúp các công ty nằm ngoài tầm với của các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ. Tài sản của họ cũng được đăng ký tại các thiên đường thuế như quần đảo Virgin thuộc Anh, đảo Man, đảo Cyprus hay hai thiên đường thuế của Nga: đảo Oktyabrsky và đảo Russky.
Quan trọng hơn, họ tuyển dụng một loạt các luật sư, kế toán để tạo ra một lĩnh vực hành nghề hoàn toàn mới: ngành công nghiệp lẩn trốn các lệnh trừng phạt.
Alexi Fehlman, nhà phân tích tại công ty trinh sát dữ liệu Sayari Labs chuyên về các thị trường Âu-Á và Nga, cho biết các luật sư thường thiết lập các quỹ tín thác và họ đóng vai trò các cổ đông được đề cử. Điều này giúp họ chuyển tiền và cất giấu tài sản một cách dễ dàng hơn. Đại diện của tất cả các tỷ phú được đề cập trong bài báo này đã không trả lời các yêu cầu bình luận của tờ Forbes.
Kết quả đa phần là thành công. Tuần trước, các nhà chức trách Đức không biết phải làm gì với Dilbar, chiếc du thuyền dài 512 mét mà họ cho rằng thuộc sở hữu của Alisher Usmanov, vị tỷ phú Nga có tên trong danh sách bị trừng phạt. Họ phát hiện ra rằng chiếc du thuyền này trên thực tế thuộc sở hữu của một công ty có trụ sở tại Malta tên là Navis Marine Ltd và được đăng ký tại quần đảo Cayman. Họ không thể tịch thu được nó, vì vậy họ chỉ có thể ngăn cản không cho nó rời đi khỏi nước Đức.
Usmanov cũng sở hữu hai ngôi nhà ở Vương quốc Anh thông qua các công ty nước ngoài có trụ sở tại đảo Man và đảo Cyprus, nơi các quy định về sở hữu khá mờ nhạt. Một số tài sản của ông ta, bao gồm một biệt thự ở phía bắc Sardinia đã bị chính phủ Ý phong tỏa hôm thứ Sáu, cũng đã bị chính quyền Anh và Châu Âu phong tỏa, có nghĩa là cấm ông ta sử dụng chúng. Nhưng chính quyền các nước trên không thể tịch thu được các tài sản này.
Luật pháp ở các nước dân chủ có xu hướng ưu tiên quyền tài sản của cá nhân, điều mà các nhà tài phiệt có thể sử dụng trong mục đích có lợi cho họ. Arkady Rotenberg, bạn tập Judo đầu tiên của ông Putin, sở hữu một số bất động sản ở Ý, bao gồm ba biệt thự ở Sardinia và một khách sạn sang trọng ở trung tâm Rome. Sau khi bị các lệnh trừng phạt của EU và lệnh cấm đi lại vào năm 2014, tài sản của Rotenberg đã bị chính quyền Ý đóng băng. Ông đã kháng cáo lên Tòa án chung thẩm của EU, nơi vẫn giữ nguyên các lệnh trừng phạt vào năm 2016 nhưng hủy bỏ việc "đóng băng các quỹ" từ ngày 30 tháng 7 năm 2014 đến ngày 14 tháng 3 năm 2015.
Tờ Forbes phát hiện rằng Rotenberg và người anh trai Boris, cũng là một tỷ phú Nga đang bị trừng phạt, vẫn sở hữu ít nhất một trong những bất động sản đó thông qua hai công ty đã đăng ký tại đảo Cyprus. Một trong số đó, Olpon Investments Ltd, chính là công ty đã sở hữu bất động sản đó thay cho Arkady kể từ tháng 9 năm 2014.
Anh em nhà Rotenberg đủ hiểu biết để sử dụng các cấu trúc nước ngoài rất khó phát hiện như những chiếc búp bê Matryoshka để lẩn tránh khỏi các hình phạt vì mối liên hệ của họ với Điện Kremlin.
Báo cáo tháng 7 năm 2020 của một tiểu ban Thượng viện Hoa Kỳ đã trình bày chi tiết kế hoạch phức tạp, trong đó anh em nhà Rotenberg đã chi hơn 18 triệu USD để mua các tác phẩm nghệ thuật trong những tháng sau khi họ bị Hoa Kỳ trừng phạt vào tháng 3 năm 2014.
Họ đã mua một số tác phẩm nghệ thuật, bao gồm cả bức tranh nổi tiếng của danh họa René Magritte trị giá 7,5 triệu USD, thông qua một mạng lưới các công ty nước ngoài có trụ sở tại đảo Cyprus và quần đảo Virgin thuộc Anh. Một trong những công ty, Milasi Engineering, có trụ sở tại Cyprus, đã được chuyển từ quyền sở hữu của Arkady cho con trai ông Igor vào tháng 7 năm 2014, trong một động thái được báo cáo mô tả như là cách "để trốn tránh các lệnh trừng phạt" với việc đưa ra các "cấu trúc cố ý được làm mờ đi để che giấu danh tính của những người thụ hưởng thực sự".
Igor Rotenberg cũng là một tỷ phú. Vào tháng 4 năm 2018, ông ta trở thành người thứ 3 trong gia đình Rotenberg bị Hoa Kỳ cho vào danh sách các tài phiệt của Nga bị trừng phạt.
Nhà công nghiệp Nga Oleg Deripaska đã bị Bộ Tài chính Hoa Kỳ trừng phạt vào tháng 4 năm 2018, nhưng ông vẫn sở hữu ít nhất ba bất động sản ở Hoa Kỳ, bao gồm hai ngôi nhà ở Manhattan và một biệt thự ở Washington, D.C., nhờ ba công ty LLC có trụ sở tại Delaware. Hai trong số những ngôi nhà đó đã bị FBI đột kích vào tháng 10 năm 2021, nhưng người phát ngôn của Deripaska đã nhiều lần nói rằng những ngôi nhà này thuộc sở hữu của những người thân của ông Deripaska.
Một tỷ phú Nga khác bị Mỹ trừng phạt vào năm 2018, Viktor Vekselberg, vẫn sở hữu một ngôi nhà ở ngoại ô Connecticut và một căn hộ sang trọng ở Manhattan thuộc quyền sở hữu của Marina Dobrynina, vợ của ông.
Phân tán tài sản, ngụy trang quyền sở hữu
Hiện tại, việc đảm bảo chỉ sở hữu chưa tới một nửa cổ phần các công ty trong danh mục đầu tư của họ là 'một phân đoạn đặc sắc trong vở kịch' của các nhà tài phiệt. Văn phòng Kiểm soát Tài sản Nước ngoài của Bộ Ngân khố Hoa Kỳ có 'quy tắc 50%' qui định chỉ những tài sản mà một cá nhân bị xử phạt có từ 50% cổ phần trở lên, trực tiếp hoặc gián tiếp, mới bị phong tỏa.
Vì vậy, vào tháng 1 năm 2019, Deripaska đã giảm cổ phần của mình trong tập đoàn kim loại khổng lồ En + từ 70% xuống 44,95% và Bộ Tài chính Hoa Kỳ đã buộc phải dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với công ty.
Usmanov, người bị Hoa Kỳ trừng phạt vào ngày 3 tháng 3, cũng chỉ có 49% cổ phần của mình trong công ty mẹ USM, công ty sở hữu một phần của công ty kim loại Metalloinvest, trong công ty viễn thông MegaFon và những công ty khác. Trong trường hợp của Usmanov, các lệnh trừng phạt do Hoa Kỳ áp đặt chỉ nhắm vào du thuyền của anh ta và một máy bay phản lực Airbus A340-300 đăng ký ở đảo Man. Thông cáo báo chí công bố các biện pháp trừng phạt đối với Usmanov nói rằng vì một số lý do, quy tắc 50% không áp dụng cho ông ta khi nói đến các khoản đầu tư ngoài máy bay phản lực và du thuyền.
Mánh khóe này cũng đã được sử dụng đối với cổ phần trong các công ty tư nhân. Cùng ngày bị ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt của EU vào tuần trước, ông trùm thép người Nga Alexey Mordashov đã chuyển nhượng phần lớn cổ phần của mình trong công ty khai thác vàng Nordgold có trụ sở tại Anh cho vợ của mình, Marina.
Ari Redbord, cựu cố vấn cho đơn vị tình báo tài chính và chống khủng bố của Bộ Tài chính Hoa Kỳ và là một lãnh đạo tại TRM Labs, một công ty chuyên theo dõi blockchain, cho biết: “Khi bạn bị trừng phạt, điều bạn đang cố gắng làm là tránh mọi liên hệ với tài sản của mình. Một khi cơ quan thực thi pháp luật hoặc cơ quan quản lý có thể xác định một trong những công ty vỏ bọc đó, họ sẽ nhanh chóng thay thế công ty đó bằng một công ty khác".
Ngay cả trước khi bị xử phạt, nhưng nếu cho rằng mình có thể rơi vào danh sách bị trừng phạt, các tỷ phú người Nga có thể thực hiện các biện pháp phòng ngừa, chẳng hạn như giảm việc sở hữu các tài sản trước khi không còn khả năng đó. Tỷ phú Roman Abramovich chẳng hạn, đã rao bán câu lạc bộ bóng đá Chelsea FC của mình và một số biệt thự ở Vương quốc Anh ngay sau khi Vương quốc Anh và Liên minh Châu Âu bắt đầu áp đặt các lệnh trừng phạt đối với các nhà tài phiệt Nga, trước khi tên của Abramovich xuất hiện trong danh sách này.
Các tỷ phú hoặc luật sư của họ cũng có thể tạo ra các mạng lưới cấu trúc công ty rối rắm mà các nhà chức trách gần như không thể làm sáng tỏ. Ví dụ như một thứ được gọi là 'quyền sở hữu vòng tròn', giúp bạn tránh các lệnh trừng phạt bằng cách che giấu quyền sở hữu của mình thông qua một vòng tròn lặp lại các công ty sở hữu cổ phần của nhau, nhằm che giấu số tiền bạn thực sự sở hữu với một tài sản cụ thể nào đó.
Đôi khi chính các qui định của Hoa Kỳ cũng có lợi cho các nhà tài phiệt mục tiêu của các lệnh trừng phạt. Theo một cựu quan chức thực hiện lệnh trừng phạt yêu cầu giấu tên, bản thân chính quyền Hoa Kỳ cũng lo sợ rằng các lệnh trừng phạt có thể quay trở lại gây hại cho người Mỹ. Người này cho biết: "Cần phải tính đến tác động trực tiếp của các lệnh trừng phạt đối với những người rất giàu có, những người đôi khi nắm giữ rất nhiều các tài sản cốt lõi, không chỉ liên quan đến Nga mà còn với các đối tác thương mại toàn cầu".
Chính phủ Nga vào cuộc
Khi mọi cách khác đều thất bại, Nga đã thực hiện các bước để cứu những người giàu có nhất của mình. Chính phủ Nga đã bắt đầu hạn chế dữ liệu về quyền sở hữu của các ông ty, khiến các cơ quan có thẩm quyền thực hiện lệnh trừng phạt khó khăn hơn trong việc xác định tài sản thuộc sở hữu của các công ty hay của cá nhân bị xử phạt. Vào tháng 6 năm 2019, Cơ quan đăng ký thuế liên bang của Nga đã ra quyết định rằng các công ty có nguy cơ bị trừng phạt, từng đăng ký kinh doanh ở Crimea hoặc tham gia vào ngành công nghiệp quốc phòng có thể ngừng tiết lộ công khai dữ liệu về quyền sở hữu.
Và vào tháng 8 năm 2018, Nga đã tạo ra hai khu hành chính đặc biệt (SAR), được thiết kế đặc biệt để thu hút các công ty lớn nhất của Nga đến, bằng cách đưa ra các ưu đãi về thuế và tạo điều kiện để trở thành nơi trú ẩn an toàn trước các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ. Theo thống kê của Forbes, các tỷ phú Deripaska và Vekselberg đều đã chuyển ít nhất 14 công ty, bao gồm En + Group và tập đoàn nhôm khổng lồ Rusal, từ các khu vực pháp lý nước ngoài như Jersey và Cyprus sang các SAR của Nga.
Tuy nhiên, tất cả các trò lẩn trốn này sẽ kém hiệu lực nếu Trung Quốc, các quốc gia Trung Đông và các đối tác thương mại quan trọng khác quyết định nhúng tay vào thực hiện các lệnh trừng phạt. James Reardon, cộng sự cấp cao tại công ty luật MLL của Thụy Sĩ cho biết: “Bạn có cơ hội tốt hơn để trốn tránh các lệnh trừng phạt nếu bạn có một đối tác thương mại có quan điểm khác về chính sách đối ngoại với các quốc gia bị trừng phạt". Reardon nói rằng bài học đó đã được rút ra từ các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ đối với Iran, vốn không hoàn toàn có hiệu quả nhờ mối quan hệ kinh tế của Iran với châu Âu.
Vẫn còn nhiều trở ngại khác cho các lực lượng đặc nhiệm mới được Mỹ và các đồng minh châu Âu thành lập. Ví dụ nhóm “KleptoCapture” do Bộ trưởng Tư pháp Hoa Kỳ Merrick Garland thành lập vào tuần trước sẽ sử dụng biện pháp tịch thu dân sự và hình sự để thu giữ tài sản thuộc sở hữu của các cá nhân bị trừng phạt.
Tuy nhiên, các lực lượng đặc nhiệm cần có kinh phí và sự phối hợp chặt chẽ giữa các chính phủ, đặc biệt là khi chia sẻ dữ liệu về quyền sở hữu của các cá nhân trong danh sách bị trừng phạt. Việc thực hiện các lệnh trừng phạt là một điều không dễ đối với Thụy Sĩ, Monaco và Quần đảo Cayman, những nơi từ lâu đã được biết đến với thái độ trung lập và chào đón các dòng tiền đến từ Nga.
Thủ tướng Ý Mario Draghi đã đề xuất công bố công khai quốc tế cho bất kỳ nhà tài phiệt Nga nào có tài sản trên 11 triệu USD, trong khi Vương quốc Anh dường như đang tiến tới đăng ký các tài sản thuộc sở hữu của các công ty nước ngoài. Tại Hoa Kỳ, Đạo luật minh bạch doanh nghiệp, ban đầu được thông qua vào tháng 1 năm 2021, sẽ yêu cầu các công ty tiết lộ chủ sở hữu thực sự của họ cho Mạng lưới thực thi tội phạm tài chính của Bộ Tài chính vào cuối năm 2022 hoặc đầu năm 2023. Đạo luật này cũng có thể yêu cầu các ủy thác tương tự — một phương tiện thường được sử dụng ở các bang như South Dakota và Wyoming bởi các tỷ phú tìm cách che giấu quyền sở hữu tài sản của họ và để chúng ngoài tầm với của các chủ nợ hoặc vợ/chồng cũ.
Rasmus Corlin Christensen, một nhà nghiên cứu sau tiến sĩ về kinh tế chính trị quốc tế và thuế tại Trường Kinh doanh Copenhagen, cho biết: “Nếu bạn ngày càng loại bỏ những nơi an toàn và những phương cách để lẩn trốn, thì bạn càng khiến những người bị trừng phạt có nhiều rủi ro và khó khăn hơn, và điều đó có nghĩa là họ sẽ ít có xu hướng trốn tránh hơn. Hiện nay, nhiều người mong muốn các quốc gia quyền lực nhất trên thế giới sử dụng mạnh mẽ và triệt để các chế tài chính trị, tài chính và kinh tế để buộc các luật chơi phải thay đổi”.
Nhưng hiện tại, nhờ các luật sư tài giỏi của mình, trước các quy định lỏng lẻo, các thiên đường thuế và nhiều yếu tố hỗ trợ khác trên khắp thế giới, các nhà tài phiệt Nga có thể tự cứu mình khỏi một số biện pháp cứng rắn nhất của các lệnh trừng phạt kinh tế và 'ẩn mình' chờ đợi thời kỳ khốn khó này qua đi.
- Cùng chuyên mục
Huế là điểm du lịch tiết kiệm nhất Việt Nam
Huế được đánh giá là thành phố du lịch tiết kiệm, phù hợp túi tiền cho du khách khi đi trải nghiệm, tham quan tại Việt Nam.
Phong cách - 21/11/2024 11:10
10 văn phòng gia đình hàng đầu cho đầu tư khởi nghiệp
10 văn phòng gia đình hàng đầu về đầu tư khởi nghiệp đã thực hiện tổng cộng hơn 150 khoản đầu tư trong năm nay, vào mọi lĩnh vực, từ công nghệ sinh học và năng lượng đến tiền điện tử và trí tuệ nhân tạo, theo CNBC.
Phong cách - 21/11/2024 06:01
Khánh Hòa sẽ bắn pháo hoa, tổ chức Festival DJ EDM chào năm mới 2025
Khánh Hòa sẽ tổ chức hàng loạt sự kiện như bắn pháo hoa nổ tầm thấp, Festival DJ EDM… dịp Tết Dương lịch "Chào năm mới 2025" và Tết Nguyên đán "Mừng Đảng – Mừng Xuân Ất Tỵ".
Phong cách - 21/11/2024 05:50
Cô gái 28 tuổi chi 30.000 USD khởi nghiệp từ phòng khách, giờ có doanh số 9 triệu USD
Jenny Lei nhìn đống hộp các tông cao chót vót trong căn hộ ở Hoboken, New Jersey. Cô đã chi 30.000 USD cho những chiếc túi xách và cần một chiến lược mới để bán được chúng.
Phong cách - 20/11/2024 14:47
Chân dung Chris Wright, người được ông Trump đề cử Bộ trưởng Năng lượng Mỹ
Giám đốc điều hành nhiên liệu hóa thạch Chris Wright, người được Donald Trump lựa chọn cho vị trí Bộ trưởng Năng lượng, là người ủng hộ mạnh mẽ việc phát triển dầu khí, theo AP.
Phong cách - 20/11/2024 07:30
Hà Nội sẽ trao danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô cho người nước ngoài
Hà Nội sẽ trao tặng danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô cho cá nhân người nước ngoài tuân thủ pháp luật Việt Nam và có đóng góp đặc biệt trong xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ thủ đô.
Phong cách - 19/11/2024 14:39
Đà Nẵng lần đầu tổ chức Lễ hội Giáng sinh - Chào năm mới
Lễ hội Giáng sinh - Chào năm mới Đà Nẵng 2025 lần đầu tiên tổ chức kéo dài trong 20 ngày, với chuỗi các hoạt động văn hóa, du lịch, vui chơi, giải trí độc đáo, mới lạ…
Phong cách - 19/11/2024 10:32
1 trong 5 người Mỹ cập nhật thông tin từ các mạng xã hội
1 trong 5 người Mỹ cho biết họ thường xuyên nhận được tin tức từ "những người có ảnh hưởng" trên mạng xã hội, theo một nghiên cứu mới của Trung tâm Nghiên cứu Pew, Mỹ.
Phong cách - 19/11/2024 07:22
Gần 300.000 lượt khách tham dự lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024
Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 đã khép lại với khoảng 300.000 lượt khách tới tham dự hoạt động và trải nghiệm tại các không gian sắp đặt sáng tạo.
Phong cách - 18/11/2024 19:17
Hà Nội khai mạc trưng bày chuyên đề 'Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê'
Sáng 18/11, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã chỉ đạo Ban Quản lý di tích danh thắng khai mạc trưng bày chuyên đề "Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê" tại di Di tích lịch sử công trình tưởng niệm vua Lê Thái Tổ.
Phong cách - 18/11/2024 14:19
Nhiều nhà đầu tư kỳ cựu lọt vào danh sách đề cử Bộ trưởng Tài chính Mỹ
Tổng thống đắc cử Donald Trump đã bổ sung cựu Thống đốc Cục Dự trữ Liên bang Kevin Warsh và tỷ phú Marc Rowan vào danh sách ứng cử viên Bộ trưởng Tài chính Mỹ, tờ New York Times và Wall Street Journal đưa tin hôm Chủ nhật.
Phong cách - 18/11/2024 11:59
Cách mặc áo sơ mi thắt nơ đẹp xao xuyến
Áo sơ mi thắt nơ giản dị, dịu dàng nhưng vô cùng duyên dáng khi có thể tạo nên những bản phối công sở đẹp mãn nhãn. Dưới đây là gợi ý mặc chiếc áo cổ điển lãng mạn này theo nhiều phong cách khác nhau.
Phong cách - 18/11/2024 09:39
Có gì ở làng du lịch tốt nhất thế giới?
Làng rau Trà Quế đã trở thành đại diện duy nhất của Việt Nam lọt vào danh sách 55 "Làng du lịch tốt nhất thế giới" năm 2024 do Tổ chức Du lịch Liên hợp quốc bình chọn.
Phong cách - 17/11/2024 13:40
Những gương mặt quan trọng được ông Trump lựa chọn cho nội các mới (P.2)
Rút kinh nghiệm từ chính quyền lần thứ nhất, Tổng thống tái đắc cử Mỹ Donald Trump đang đưa những người trung thành với mình vào nội các lần 2 của ông, theo AP.
Phong cách - 17/11/2024 09:20
Hà Nội khai mạc lễ hội Kanagawa Nhật Bản 2024
Chính quyền tỉnh Kanagawa phối hợp với TP. Hà Nội khai mạc lễ hội Kanagawa Nhật Bản 2024, với những trải nghiệm đặc sắc.
Phong cách - 16/11/2024 17:34
Những gương mặt quan trọng được ông Trump lựa chọn cho nội các mới
Tổng thống đắc cử Donald Trump đang lựa chọn các vị trí chủ chốt trong chính quyền thứ hai của ông với việc ưu tiên sử dụng những người trung thành, theo AP.
Phong cách - 16/11/2024 08:49
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Bộ Tài chính Mỹ: Việt Nam không thao túng tiền tệ
Thị trường - Update 5 day ago
Tỷ phú muốn 'rót' tiền vào dự án của bà Trương Mỹ Lan là ai?
Đầu tư - Update 2 day ago
Đại gia Rolls Royce Ninh Bình vừa bị khởi tố là ai?
Tài chính - Update 2 week ago
Đại gia Nguyễn Cao Trí 'thao túng' cựu cán bộ Thanh tra Chính phủ ra sao?
Pháp luật - Update 2 week ago
- Ý kiến
-
[Gặp gỡ thứ Tư] Đại sứ Hoa Kỳ Daniel Kritenbrink: 'Chúng tôi muốn một Việt Nam mạnh mẽ và thịnh vượng'
-
Từ Brexit nghĩ về Cộng đồng kinh tế ASEAN
-
Mã Pí Lèng: Hãy bình tĩnh - tỉnh táo trong xử lý
-
[CAFÉ cuối tuần] Phải xây sân bóng đá mới, Mỹ Đình chật quá rồi!
-
Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết tiết lộ ‘văn hoá 5 không’ trong đầu tư
-
'Doanh nghiệp càng lớn, thanh, kiểm tra càng nhiều'