Các nước trên thế giới kiểm soát thị trường bất động sản thế nào?

VŨ PHẠM
09:21 29/09/2024

Thông qua việc thắt chặt hoặc nới lỏng tín dụng, Chính phủ các nước trên thế giới có thể kiểm soát giá bất động sản, ngăn ngừa "bong bóng", đảm bảo sự ổn định của thị trường.

Thị trường bất động sản (BĐS) đóng vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế, không chỉ liên quan trực tiếp đến sự phát triển kinh tế, mà còn tác động đến sự ổn định xã hội.

VARS cho biết, trên thế giới, để đảm bảo sự phát triển bền vững và ổn định của thị trường BĐS, tránh những tác động gây bất ổn cho nền kinh tế, Chính phủ nhiều nước đã sử dụng chính sách tín dụng như một công cụ để điều tiết thị trường BĐS.

Thông qua việc thắt chặt hoặc nới lỏng tín dụng, Chính phủ có thể kiểm soát giá BĐS, ngăn ngừa bong bóng, và đảm bảo sự ổn định của thị trường. Tuy nhiên, sự linh hoạt trong chính sách này tùy thuộc vào từng thị trường và tình hình kinh tế cụ thể của mỗi quốc gia.

Thị trường BĐS Việt Nam thường xuyên đối diện với tình trạng nợ xấu của doanh nghiệp, tồn kho BĐS tăng cao. Ảnh: VP

Ví dụ, tại Trung Quốc, để kiểm soát dòng vốn đầu tư, Chính phủ Trung Quốc áp đặt nhiều biện pháp hạn chế đối với việc mua BĐS bằng tín dụng, đặc biệt là các khoản vay cho đầu cơ; kiểm soát dòng vốn ra nước ngoài nhằm ngăn chặn dòng tiền đầu cơ đổ vào các thị trường BĐS nước ngoài.

Cụ thể, năm 2010, thị trường BĐS ở Trung Quốc phát triển nóng, giá nhà đất tăng chóng mặt. Thời điểm đó, hàng chục triệu căn hộ ở Trung Quốc đã xây xong từ lâu nhưng không có người ở.

Nhằm kìm hãm đà "tăng nóng" của thị trường BĐS, ngoài các quy định rất nghiêm ngặt về việc sở hữu nhà thứ 2 trở lên như yêu cầu người mua căn thứ 2 phải đặt cọc từ 60-85%, căn thứ 3 đến 100%; quy định bất kỳ ai mua nhà đều phải nắm giữ tài sản ít nhất 3,5 năm; sa thải các quan chức cấp cao ở những địa phương để giá nhà tăng phi mã. Thậm chí, áp dụng biện pháp định giá tham chiếu, phân phối suất mua..., nhiều thành phố tại Trung Quốc còn sử dụng hàng loạt các biện pháp tín dụng như áp trần tín dụng vay mua nhà, nâng lãi suất đối với các khoản vay mua nhà và thắt chặt các quy định về thế chấp.

Tại Singapore, nhằm kiểm soát tình trạng đầu cơ và ngăn ngừa bong bóng BĐS, Chính phủ Singapore đã tăng tỷ lệ đặt cọc tối thiểu khi vay mua BĐS, đặc biệt đối với người mua nhà thứ 2, 3. Đồng thời để giảm số tiền vay và kiềm chế giá BĐS, Chính phủ nước này cũng giới hạn thời gian vay mua nhà kết hợp với chính sách tín dụng thắt chặt.

Tại Hoa Kỳ, sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (FED) đã hạ lãi suất nhằm thúc đẩy nền kinh tế và kích thích nhu cầu mua nhà.

Tuy nhiên, FED cũng đồng thời áp dụng các tiêu chuẩn tín dụng nghiêm ngặt hơn đối với người vay, yêu cầu phải có lịch sử tín dụng tốt hơn để ngăn chặn rủi ro từ các khoản vay thế chấp dưới chuẩn. Chính phủ Hoa Kỳ cũng đã thực hiện nhiều chương trình hỗ trợ tín dụng cho người mua nhà lần đầu, chẳng hạn như chương trình FHA (Federal Housing Administration) với yêu cầu đặt cọc thấp và lãi suất ưu đãi.

Trong khi đó, tại Canada, Chính phủ nước này đã thắt chặt các quy định về tỷ lệ vay trên giá trị tài sản để hạn chế các khoản vay có rủi ro cao. Người mua nhà tại các thành phố lớn như Toronto và Vancouver thường phải đặt cọc cao hơn khi vay mua BĐS.

Ngoài ra, nhiều nước còn áp dụng các biện pháp kiểm soát tín dụng đối với người mua BĐS là người nước ngoài, nhằm hạn chế đầu cơ, kiềm chế giá nhà tăng cao và bảo vệ người dân có thu nhập trung bình tại các thành phố lớn như Úc, Canada…

Dùng chính sách tín dụng để điều tiết thị trường

Theo VARS, ở thị trường BĐS Việt Nam thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn, từ tình trạng nợ xấu, tồn kho BĐS tăng cao, đến khó khăn trong việc huy động vốn và suy giảm niềm tin của nhà đầu tư. Những khó khăn này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thị trường mà còn gây ra những hệ lụy lan tỏa đối với toàn bộ nền kinh tế.

Do đó, Luật Kinh doanh BĐS 2023 đã có quy định về cơ chế điều tiết thị trường BĐS và nội dung này được làm rõ hơn tại Nghị định 96/2024. Trong đó, các biện pháp điều tiết thị trường BĐS được thực hiện khi chỉ số giá giao dịch bất động sản có sự biến động tăng hoặc giảm trên 20% trong 3 tháng hoặc thị trường BĐS có các biến động khác ảnh hưởng đến ổn định kinh tế - xã hội.

Tuy nhiên, để làm được điều này không hề đơn giản. Bởi lẽ cơ sở dữ liệu của thị trường BĐS Việt Nam hiện chưa thực sự đầy đủ, chính xác.

Tại TP.HCM, thị trường không còn xuất hiện căn hộ vừa túi tiền, thay vào đó là các căn hộ hạng sang, cao cấp. Ảnh: Trịnh Minh Dũng

Từ thực tiễn ở các nước, chính sách pháp luật về tín dụng là một trong những công cụ quan trọng để Chính phủ các nước điều tiết thị trường BĐS. Nhiều trong số những chính sách đã được các nước áp dụng thành công hoàn toàn có thể tham khảo, học hỏi, áp dụng cho Việt Nam.

VARS đề xuất một số giải pháp về chính sách tín dụng nhằm điều tiết thị trường khi thị trường có sự biến động giá tăng hoặc giảm trên 20% trong 3 tháng.

Thứ nhất, thắt chặt chính sách tín dụng với người đầu cơ. Để giảm số lượng người vay vốn với mục đích đầu cơ hoặc sử dụng đòn bẩy quá cao, các tổ chức tín dụng có thể điều chỉnh giảm hạn mức cho vay thông qua việc điều chỉnh tỷ lệ cho vay trên giá trị tài sản, yêu cầu tỷ lệ thanh toán bằng vốn tự có cao hơn, hoặc áp dụng mức lãi suất cao hơn với những người mua nhà thứ hai trở lên.

Thứ hai, tăng cường giám sát và quản lý tín dụng. Chính phủ có thể áp đặt các quy định về việc kiểm soát chất lượng tín dụng, yêu cầu các ngân hàng phải báo cáo chi tiết hơn về các khoản vay liên quan đến BĐS, từ đó tăng cường giám sát rủi ro. Thiết lập cơ chế tín dụng cho các dự án nhà ở xã hội, ưu tiên cấp vốn cho các dự án phát triển nhà ở xã hội, nhà ở vừa túi tiền, nhằm giải quyết nhu cầu về nhà ở cho đối tượng có thu nhập thấp.

Đồng thời, Nhà nước cũng cần có chính sách nới lỏng tín dụng, bao gồm việc giảm lãi suất và hỗ trợ các khoản vay dài hạn với lãi suất ưu đãi cho người mua nhà lần đầu, hoặc một số đối tượng ưu tiên khác nhằm mục đích ổn định xã hội như vợ chồng trẻ mới kết hôn.

Xây dựng được hệ thống cơ sở dữ liệu đủ lớn, đủ chính xác và có tính cập nhật cao để đảm bảo phân biệt rõ giữa người mua nhà ở thực, sử dụng cho mục đích sản xuất kinh doanh thực, với các đối tượng đầu cơ, trục lợi.

  • Cùng chuyên mục
Loạt dự án bất động sản 'hâm nóng' thị trường TP.HCM dịp cuối năm

Loạt dự án bất động sản 'hâm nóng' thị trường TP.HCM dịp cuối năm

Cuối năm luôn là thời điểm lý tưởng để các doanh nghiệp bất động sản, chủ đầu tư giới thiệu, mở bán sản phẩm dù thị trường vẫn còn nhiều khó khăn.

Đầu tư - 29/09/2024 06:30

Đà Nẵng điểm danh loạt dự án chậm tiến độ

Đà Nẵng điểm danh loạt dự án chậm tiến độ

Theo kế hoạch, TP. Đà Nẵng sẽ hoàn thành 40 công trình, dự án trong năm 2024, tuy nhiên đến nay mới chỉ có 12 dự án thi công xong.

Đầu tư - 29/09/2024 06:00

Mở bán hàng trăm căn nhà ở xã hội ở Bình Định, giá cao nhất 12,5 triệu/m2

Mở bán hàng trăm căn nhà ở xã hội ở Bình Định, giá cao nhất 12,5 triệu/m2

Hàng trăm căn nhà ở xã hội tại ba dự án trên địa bàn TP. Quy Nhơn (Bình Định) được thông báo tiếp nhận hồ sơ đăng ký mua, giá cao nhất là hơn 12,5 triệu đồng/m2.

Đầu tư - 28/09/2024 18:00

Quảng Trị kỳ vọng thu hút đầu tư từ các dự án nghìn tỷ

Quảng Trị kỳ vọng thu hút đầu tư từ các dự án nghìn tỷ

Tỉnh Quảng Trị sẽ tập trung đầu tư, xây dựng để hoàn thiện quốc lộ 15D, kết hợp với cảng Mỹ Thủy tạo ra chuỗi liên kết trên hành lang kinh tế Đông – Tây để thu hút đầu tư.

Đầu tư - 28/09/2024 13:52

Khởi công Cụm công nghiệp Tân Thịnh tổng mức đầu tư 450 tỷ đồng ở Nam Định

Khởi công Cụm công nghiệp Tân Thịnh tổng mức đầu tư 450 tỷ đồng ở Nam Định

Dự án Cụm công nghiệp Tân Thịnh ở Nam Định có diện tích 50ha với tổng mức 450 tỷ đồng dự kiến sẽ hoàn thành và đưa vào hoạt động trong tháng 7/2025.

Đầu tư - 28/09/2024 13:35

Khu đô thị sinh thái nghìn tỷ ở Đà Nẵng 'nằm' chờ gỡ vướng

Khu đô thị sinh thái nghìn tỷ ở Đà Nẵng 'nằm' chờ gỡ vướng

Dự án khu đô thị sinh thái Quan Nam - Thủy Tú (tên thương mại Golden Hills City) do CTCP Trung Nam làm chủ đầu tư đang "nằm" chờ gỡ vướng.

Đầu tư - 28/09/2024 10:57

Quảng Ninh hút 1,7 tỷ USD vốn FDI 9 tháng đầu năm

Quảng Ninh hút 1,7 tỷ USD vốn FDI 9 tháng đầu năm

Tổng vốn thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh dự kiến đến hết ngày 26/9/2024 đạt trên 1,7 tỷ USD, bằng 59% kế hoạch năm

Đầu tư - 27/09/2024 20:42

Thừa Thiên Huế xin điều chỉnh dự án hơn 91 triệu USD

Thừa Thiên Huế xin điều chỉnh dự án hơn 91 triệu USD

Thừa Thiên Huế sẽ sử dụng nguồn vốn kết dư của dự án đô thị xanh để đầu tư loạt công trình, hạ tầng tại địa phương này.

Đầu tư - 27/09/2024 16:09

Cách các doanh nghiệp tận dụng livestream để tăng doanh số

Cách các doanh nghiệp tận dụng livestream để tăng doanh số

Bông Bạch Tuyết, L'ORéal, Grabfood... là những thương hiệu điển hình cho việc tận dụng lợi thế thương mại điện tử, livestream để tăng doanh số.

Công nghệ - 27/09/2024 14:38

Foxconn sẽ sản xuất Macbook, iPad tại Việt Nam

Foxconn sẽ sản xuất Macbook, iPad tại Việt Nam

Fukang Technology (thuộc tập đoàn Foxconn) hiện đang sản xuất các sản phẩm điện tử tại dự án có vốn đầu tư 12.507,4 tỷ tại tỉnh Bắc Giang, tới đây sẽ sản xuất thêm Macbook và iPad.

Đầu tư - 27/09/2024 11:12

Duy nhất liên danh BGI - Minh Dũng đạt yêu cầu làm dự án trăm tỷ ở Quảng Bình

Duy nhất liên danh BGI - Minh Dũng đạt yêu cầu làm dự án trăm tỷ ở Quảng Bình

Liên danh CTCP Tập đoàn BGI và CTCP Xây dựng Minh Dũng là nhà đầu tư duy nhất nộp hồ sơ đăng ký và đáp ứng yêu cầu năng lực sơ bộ của dự án có tổng mức đầu tư 146 tỷ đồng.

Đầu tư - 27/09/2024 07:29

Deli Việt Nam sắp khởi công nhà máy 270 triệu USD tại Hải Dương

Deli Việt Nam sắp khởi công nhà máy 270 triệu USD tại Hải Dương

Đây là dự án có quy mô lớn nhất được đầu tư vào một khu công nghiệp tỉnh Hải Dương đến thời điểm này

Đầu tư - 26/09/2024 18:30

Quảng Trị đề xuất bổ sung dự án cao tốc gần 14.000 tỷ vào danh mục vốn 2026 – 2030

Quảng Trị đề xuất bổ sung dự án cao tốc gần 14.000 tỷ vào danh mục vốn 2026 – 2030

Quảng Trị đề xuất Thủ tướng Chính phủ bổ sung dự án cao tốc Cam Lộ - Lao Bảo vào danh mục đầu tư từ nguồn vốn ngân sách trung ương, kế hoạch trung hạn giai đoạn 2026- 2030.

Đầu tư - 26/09/2024 15:34

Đấu giá hàng loạt khu đất 'vàng' ở Nha Trang gặp khó vì chờ quy hoạch

Đấu giá hàng loạt khu đất 'vàng' ở Nha Trang gặp khó vì chờ quy hoạch

Nhiều khu đất ở TP. Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) ế ẩm, gặp khó khi đưa ra đấu giá vì phải chờ quy hoạch, chính quyền gặp khó trong xác định bước giá, giá đất cao khiến nhà đầu tư e dè…

Đầu tư - 26/09/2024 15:33

Dự án FPT Plaza 3 ở Đà Nẵng đủ điều kiện mở bán

Dự án FPT Plaza 3 ở Đà Nẵng đủ điều kiện mở bán

Dự án Tòa nhà chung cư FPT Plaza 3 - Khu đô thị Công nghệ FPT do CTCP Đô thị FPT Đà Nẵng làm chủ đầu tư đủ điều kiện được bán nhà ở hình thành trong tương lai.

Đầu tư - 26/09/2024 11:51