Các nước 'siết' taxi công nghệ, Việt Nam vẫn loay hoay trong tranh cãi

BẢO LÂM
11:37 10/10/2019

Nhiều nước tiên tiến trên thế giới và trong khu vực (Malaysia) đã kiểm soát chặt chẽ taxi công nghệ. Trong khi đó, tại Việt Nam, Bộ GTVT đã 11 lần trình Thủ tướng về Nghị định điều kiện kinh doanh vận tải cho loại hình này nhưng vẫn còn nhiều tranh cãi, chưa biết bao giờ mới ban hành quy định này.

Các nước "siết" taxi công nghệ, Việt Nam đến bao giờ?

Ngày 11/9, chính quyền bang California (Mỹ) đã chính thức tuyên bố Uber là một doanh nghiệp taxi, thay vì Uber chỉ là doanh nghiệp vận tải mạng lưới như trước đây.

Sự quyết liệt của Uber tại chính đất nước sản sinh ra Uber cho thấy bản chất của dịch vụ gọi xe công nghệ là dịch vụ taxi với chỉ một điểm khác biệt về phương thức gọi xe bằng phần mềm thay vì bẳng tổng đài điện thoại hay vẫy xe thông thường.

Trước đó, cũng tại Mỹ, 49/50 bang tuyên bố Uber/Lyft là Công ty vận tải mạng lưới, thuộc quản lý của Bộ Giao thông. Một số bang có những quy định chặt chẽ hơn, như: Tại Newyork các xe Uber/Lyft sẽ bắt buộc có biển số màu vàng, thành phố này cũng khống chế số lượng xe chạy Uber/Lyft như không chế số lượng xe taxi vì liên quan đến hạ tầng giao thông và ô nhiễm môi trường.

Chính quyền ở Mỹ còn yêu cầu Uber/Lyft phải trả mức lương tối thiểu cho mỗi tài xế để đảm bảo cuộc sống và các vấn đề an sinh xã hội thay vỉ chỉ là đối tác hợp tác kinh doanh.

grab

Nhiều nước trên thế giới đã "siết" taxi công nghệ.

Tại châu Âu, 9/28 thành viên Liên minh châu Âu ra phán quyết cấm sự hoạt động Uber trong đó có Pháp,...19 thành viên còn lại coi Uber là dịch vụ vận tải với các điều kiện kinh doanh nghiêm ngặt.

Tại khu vực Đông Nam Á, mới đây, Cơ quan Quản lý cạnh tranh Malaysia (MyCC) đã đề xuất mức phạt trên 86 triệu ringgit (20,5 triệu USD) đối với Công ty Grab do vi phạm luật cạnh tranh của nước này khi áp dụng các điều khoản hạn chế các tài xế taxi.

MyCC cho rằng Grab đã sử dụng ảnh hưởng của mình tại Malaysia để ngăn chặn việc các tài xế taxi tham gia ứng dụng công nghệ của công ty này, quảng cáo hoặc cung cấp dịch vụ quảng cáo cho các đối thủ cạnh tranh.

Chủ tịch MyCC Iskandar Ismail nhấn mạnh rằng những hạn chế của Grab đối với giới tài xế đã dẫn tới sự cạnh tranh "méo mó" trên thị trường vốn được Malaysia xây dựng trên nền tảng đa diện thông qua việc ban hành các quy định về điều kiện ra nhập và mở rộng hoạt động của các đối thủ cạnh tranh với hãng này hiện tại và trong tương lai.

Ngoài số tiền phạt trên, bắt đầu từ ngày 3/10, MyCC sẽ áp dụng mức phạt 15.000 ringgit (3.600 USD)/ngày đối với Grab cho tới khi doanh nghiệp này thực hiện đúng những chỉ dẫn của MyCC trong việc giải quyết các quan ngại về cạnh tranh.

Trong khi đó, ở Việt Nam, Grab và các ứng dụng gọi xe đang hoạt động theo đề án thí điểm 24 của Bộ GTVT ban hành năm 2016. Đến thời điểm hiện tại, thí điểm vẫn đang được kéo dài do những tranh cãi về việc sửa Nghị định 86/2014 quy định các điều kiện kinh doanh vận tải chưa được ban hành.

“Vì những tranh cãi đó, dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 86 đã được Bộ GTVT trình tới 11 lần nhưng chưa được ban hành. Một kỷ lục buồn của bộ này”, một chuyên gia giao thông cho hay.

Theo vị chuyên gia, quan sát kỹ sẽ thấy, các tranh cãi thời gian đầu đều xoay quanh việc Bộ GTVT coi Uber trước đây, giờ là Grab và các ứng dụng gọi xe là dịch vụ vận tải, Grab phải có trách nhiệm là 1 công ty kinh doanh vận tải và tuân thủ các điều kiện kinh doanh vận tải. Phía Grab và một số Bộ, ban, ngành phản đối điều này, Grab cho rằng họ là nền tảng thương mại điện tử, là một công ty công nghệ, họ không kinh doanh vận tải.

“Bộ GTVT là cơ quan chuyên ngành về quản lý giao thông, vận tải. Họ cũng có nghiên cứu, học tập và có thực tiễn. Bộ này quy định Grab/Uber và các hãng taxi công nghệ khác là công ty vận tải phù hợp với cách mà thế giới đang làm”, chuyên gia giao thông phân tích.

Đáng chú ý, chiếm thị phần lớn và tăng trưởng tốt tại Việt Nam, Grab chưa bao giờ công bố chi tiết doanh thu và lợi nhuận. Những thông tin công bố chỉ là những khoản lỗ triền miên. Trong 3 năm 2014/2016, Grab đã báo lỗ 938 tỷ đồng.

Khi đó, Bộ Tài chính đã chỉ đạo cơ quan thuế tiến hành thanh tra Grab. Kết quả thanh tra xử lý, truy thu thuế và phạt hành chính với tổng số tiền gần 3 tỷ đồng, giảm lỗ 56,6 tỷ đồng.

Núp bóng mô hình kinh tế chia sẻ

Trong một thống kê khác, Hãng nghiên cứu ABI cho biết Grab đang chiếm 73% thị phần gọi xe tại Việt Nam với 146 triệu chuyến. Tính trung bình, mỗi ngày, Grab có hơn 800.000 chuyến xe tại Việt Nam. Grab bỏ xa đối thủ đứng thứ hai là Be, với 31 triệu cuốc xe, chiếm 16% thị phần. Go-Viet xếp thứ ba với 21 triệu chuyến xe, tương ứng 10% thị phần. 1% còn lại thuộc về các ứng dụng gọi xe khác.

tranh-cai

Việt Nam vẫn loay hoay tranh cãi về quy định quản lý taxi công nghệ.

Ông Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Ôtô Việt Nam (VATA) cho rằng Grab phát triển "bùng nổ" ở Việt Nam thời gian quan bắt nguồn từ chính sách vượt trội so với các đối thủ cạnh tranh mà hãng này được hưởng ngay từ ngày đầu gia nhập thị trường.

Đầu năm 2016, Bộ GTVT bắt đầu cho Grab thử nghiệm xe hợp đồng điện tử, khởi nguồn tranh cãi về sự bất bình đẳng với taxi.

Theo ông, Grab đã có thời gian dài hưởng lợi từ việc hoạt động ở Việt Nam giống như taxi, nhưng lại "núp bóng" mô hình kinh tế chia sẻ hình thành kinh doanh chuyên trách.

Grab không phải đóng thuế như doanh nghiệp vận tải, không chịu điều kiện kinh doanh như taxi, không phải gắn "mào", không bị kê khai giá, không phải đóng bảo hiểm cho người lao động…

"Những quy định cho loại hình như Grab chưa hoàn thiện ở Việt Nam, và chưa biết khi nào mới hoàn thiện. Grab cứ như vậy ngày càng phình to hơn, thống lĩnh thị trường hơn", ông Quyền nói.

Trước tranh cãi kéo dài, ngày 13/9, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu các Bộ Công an, Quốc phòng, Tư pháp, GTVT, Thông tin & Truyền thông, Khoa học & Công nghệ góp ý dự thảo, cân nhắc việc có hay không “gắn mào” Grab và các hãng xe công nghệ khác.

Ông Nguyễn Văn Quyền nhận định nếu không sớm ban hành sớm quy định kinh doanh vận tải đối với hãng xe công nghệ này sẽ xảy ra nhiều hệ lụy.

  • Cùng chuyên mục
'Một công chức nhịn ăn vài trăm năm mới mua được nhà'

'Một công chức nhịn ăn vài trăm năm mới mua được nhà'

Đại biểu Nguyễn Công Long (đoàn Đồng Nai) cho biết, cử tri rất quan tâm đến tình trạng giá bất động sản phi mã, người nghèo, người lao động, người thu nhập thấp, cán bộ, công chức khó có thể mua được. Người ta tính rằng, một công chức nếu không ăn gì, vài trăm năm mới mua được nhà.

Sự kiện - 21/11/2024 17:22

Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo ông Vương Đình Huệ

Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo ông Vương Đình Huệ

Bộ Chính trị quyết định kỷ luật cảnh cáo ông Vương Đình Huệ; chưa xem xét xử lý kỷ luật ông Võ Văn Thưởng do đang điều trị bệnh.

Sự kiện - 21/11/2024 17:06

BHXH Việt Nam tổ chức nhiều hội nghị đối thoại và tôn vinh doanh nghiệp FDI

BHXH Việt Nam tổ chức nhiều hội nghị đối thoại và tôn vinh doanh nghiệp FDI

Theo Tổng Giám BHXH Việt Nam, BHXH Việt Nam đã tổ chức nhiều hội nghị đối thoại và tôn vinh doanh nghiệp FDI nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc theo thẩm quyền và kiến nghị cơ chế, chính sách tạo sự đồng thuận và gắn kết của các doanh nghiệp FDI với cơ quan BHXH trong việc thực hiện các chính sách BHXH, BHTN, BHYT của Việt Nam.

Sự kiện - 21/11/2024 16:21

Hà Nội duyệt chi hơn 48.600 tỷ phát triển xe buýt điện, năng lượng xanh

Hà Nội duyệt chi hơn 48.600 tỷ phát triển xe buýt điện, năng lượng xanh

UBND TP. Hà Nội vừa phê duyệt kinh phí thực hiện "Đề án phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên địa bàn thành phố" là hơn 48.600 tỷ đồng.

Sự kiện - 21/11/2024 12:09

VAFIE tổ chức Hội thảo Góp ý sửa đổi, bổ sung Nghị định 06

VAFIE tổ chức Hội thảo Góp ý sửa đổi, bổ sung Nghị định 06

Ngày 28/11, Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE)/ Tạp chí Nhà đầu tư sẽ tổ chức Hội thảo "Góp ý sửa đổi, bổ sung Nghị định 06 /2017/NĐ-CP Về kinh doanh đặt cược đua ngựa, đua chó và bóng đá quốc tế".

Sự kiện - 21/11/2024 10:59

Đại biểu Hà Nội: Đường sắt tốc độ cao phải vận tải cả hành khách và hàng hóa

Đại biểu Hà Nội: Đường sắt tốc độ cao phải vận tải cả hành khách và hàng hóa

Theo đại biểu đoàn TP. Hà Nội, đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam phải đảm nhận chức năng vận tải lưỡng dụng cả hành khách và hàng hóa, không phải chỉ vận tải hàng hóa trong trường hợp cần thiết.

Sự kiện - 21/11/2024 10:42

Bộ trưởng GTVT giải trình nội dung liên quan đến sân bay Long Thành

Bộ trưởng GTVT giải trình nội dung liên quan đến sân bay Long Thành

Giải trình trước Quốc hội, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thắng đã nêu rõ về tính khả thi của nguồn vốn, giao thông kết nối giữa TP.HCM và cảng hàng không quốc tế Long Thành.

Sự kiện - 20/11/2024 22:56

'Làm đường sắt tốc độ cao phải làm chủ công nghệ'

'Làm đường sắt tốc độ cao phải làm chủ công nghệ'

Nhìn từ bài học 2 tuyến đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP.HCM chậm tiến độ nhiều năm, đại biểu Hoàng Văn Cường (đoàn TP. Hà Nội) cho rằng, để làm đường sắt tốc độ cao, chúng ta cần làm chủ, tránh phục thuộc vào công nghệ từ thời điểm đầu tư cho đến khi vận hành, khai thác.

Sự kiện - 20/11/2024 20:07

Chủ tịch Hà Nội yêu cầu hoàn thành Công viên hồ Phùng Khoang trước Tết

Chủ tịch Hà Nội yêu cầu hoàn thành Công viên hồ Phùng Khoang trước Tết

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu, đến Tết Nguyên đán 2025, dự án Công viên hồ Phùng Khoang phải hoàn thành, đưa vào sử dụng.

Sự kiện - 20/11/2024 17:49

Chủ tịch Hà Nội Trần Sỹ Thanh làm Trưởng ban chỉ đạo phòng, chống lãng phí

Chủ tịch Hà Nội Trần Sỹ Thanh làm Trưởng ban chỉ đạo phòng, chống lãng phí

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh làm Trưởng ban chỉ đạo phòng, chống lãng phí của UBND TP. Hà Nội. Ban ban chỉ đạo có nhiệm vụ ban hành, thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí của TP. Hà Nội năm 2025 và các năm tiếp theo theo từng ngành, lĩnh vực của thành phố.

Sự kiện - 20/11/2024 11:11

[Gặp gỡ thứ Tư] Chính sách đãi ngộ là giải pháp đột phá thu hút người giỏi vào ngành giáo dục

[Gặp gỡ thứ Tư] Chính sách đãi ngộ là giải pháp đột phá thu hút người giỏi vào ngành giáo dục

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Mai Hoa cho rằng những chính sách đãi ngộ là giải pháp đột phá để thu hút người giỏi vào ngành giáo dục, gắn bó lâu dài với sự nghiệp trồng người, đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục bền vững​.

Sự kiện - 20/11/2024 10:12

Hà Nội công nhận 8 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu năm 2024

Hà Nội công nhận 8 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu năm 2024

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành quyết định về việc công nhận 8 xã thuộc các huyện: Sóc Sơn, Hoài Đức, Ba Vì, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu (đợt 1) năm 2024.

Sự kiện - 20/11/2024 09:32

Tuần lễ Số Quốc tế Việt Nam 2024: Đưa 'trợ lý ảo' vào khu vực công

Tuần lễ Số Quốc tế Việt Nam 2024: Đưa "trợ lý ảo" vào khu vực công

Tuần lễ Số Quốc tế Việt Nam 2024 (Vietnam International Digital Week – VIDW 2024) do Bộ thông tin và Truyền thông Việt Nam tổ chức được xoay quanh chủ đề chính về “Trợ lý ảo" và phát triển AI

Sự kiện - 20/11/2024 07:00

Thủ tướng đề nghị G20 chuyển giao công nghệ, không chính trị hóa đổi mới sáng tạo

Thủ tướng đề nghị G20 chuyển giao công nghệ, không chính trị hóa đổi mới sáng tạo

Phát biểu tại Hội nghị G20, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, mỗi hành động của chúng ta hôm nay đều sẽ quyết định vận mệnh của các thế hệ tương lai.

Sự kiện - 20/11/2024 06:40

Hà Nội thông qua trình tự, thủ tục điều chỉnh xác định phân vùng môi trường

Hà Nội thông qua trình tự, thủ tục điều chỉnh xác định phân vùng môi trường

HĐND TP. Hà Nội thông qua trình tự, thủ tục điều chỉnh việc xác định phân vùng môi trường trong quy hoạch Thủ đô và một số quy hoạch đã được Thủ tướng phê duyệt trên địa bàn thành phố.

Sự kiện - 19/11/2024 23:28

Chủ tịch HĐND TP. Hà Nội: Triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để thi hành Luật Thủ đô

Chủ tịch HĐND TP. Hà Nội: Triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để thi hành Luật Thủ đô

Chủ tịch HĐND TP. Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn đề nghị, các đơn vị tập trung tổ chức triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để bảo đảm các nghị quyết của HĐND đi vào cuộc sống và đạt hiệu quả thiết thực Luật Thủ đô 2024.

Sự kiện - 19/11/2024 23:27