Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam đề nghị thu hồi văn bản dễ gây thất thu ngân sách từ taxi công nghệ

Nhàđầutư
Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam (VATA) cho biết, văn bản số 384/TCT-TNCN do Tổng cục Thuế ban hành ngày 8/2/2017, sau hơn 2 năm thực hiện đã tồn tại nhiều kẽ hở dễ gây thất thu ngân sách.
KHÁNH AN
22, Tháng 05, 2019 | 07:04

Nhàđầutư
Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam (VATA) cho biết, văn bản số 384/TCT-TNCN do Tổng cục Thuế ban hành ngày 8/2/2017, sau hơn 2 năm thực hiện đã tồn tại nhiều kẽ hở dễ gây thất thu ngân sách.

grab_MMDO

 

Ông Nguyễn Văn Quyền - Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam vừa có văn bản gửi Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính), Bộ Tư pháp, Bộ Giao thông vận tải đề nghị thu hồi hoặc sửa đổi văn bản số 384/TCT-TNCN ngày 8/2/2017 của Tổng cục Thuế.

Theo VATA, văn bản số 384 do Vụ trưởng vụ Quản lý Thuế thu nhập cá nhân ký ban hành. Sau hơn 2 năm thực hiện đã có nhiều ý kiến của các doanh nghiệp vận tải, Hiệp hội Taxi Hà Nội, TPHCM phản ánh những bất hợp lý, kẽ hở để Grab và một số đơn vị, cá nhân kinh doanh vận tải lợi dụng, gây thất thu ngân sách nhà nước và tạo thế cạnh tranh không công bằng trong vận tải.

VATA phân tích: Kế hoạch thí điểm triển khai ứng dụng khoa học công nghệ hỗ trợ quản lý và kết nối hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng ban hành kèm theo Quyết định số 24/2016 của Bộ Giao thông vận tải tại điểm a mục 1.1/1/V quy định nội dung công việc và trách nhiệm của các đơn vị tham gia đề án thí điểm Grabcar.

Theo đó chỉ có các “doanh nghiệp, hợp tác xã” thuộc đối tượng được tham gia vào kế hoạch thí điểm và giao Công ty TNHH Grab Taxi: “Xây dựng thỏa thuận hợp tác với các điều khoản rõ ràng về quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi bên tham gia, quy định về chi phí sử dụng phần mềm kết nối, điều kiện thanh toán chi phí,…”.

Về chính sách thuế đối với hoạt động hợp tác kinh doanh của Công ty Grab Taxi tại mục 1.1/1 của văn bản trên lại quy định: “Công ty TNHH Grab Taxi khai và nộp thuế theo quy định hiện hành đối với phần doanh thu được chia từ hoạt động kinh doanh vận tải theo hợp đồng hợp tác kinh doanh”.

 Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam đánh giá đây là sai sót nghiêm trọng, do việc xác định sai về bản chất của ngành nghề kinh doanh và không nghiên cứu kỹ Quyết định 24 của Bộ Giao thông vận tải.

Theo Quyết định 24/QĐ-BGTVT và xét về bản chất thì Grab Taxi kinh doanh về công nghệ; cụ thể ở đây là công nghệ kết nối giữa vận tải và hành khách; Chi phí thuê dịch vụ kết nối bên vận tải hạch toán vào chi phí; doanh thu tính thuế kinh doanh vận tải thì bên vận tải kê khai và nộp thuế theo quy định hiện hành; doanh thu của Grab về dịch vụ cho thuê công nghệ kết nối giữa vận tải với hành khách thì Grab kê khai và nộp thuế theo ngành nghề mà Grab kinh doanh và quy định của pháp luật.

Cùng với đó, trong kinh doanh vận tải khách theo hợp đồng thì ngoài doanh nghiệp, hợp tác xã còn có “hộ kinh doanh”; và trong các hợp tác xã thì có hợp tác xã quản lý tập trung, có hợp tác xã dịch vụ hỗ trợ.

Nay Tổng cục Thuế lại cho phép “cá nhân” nên không thống nhất; cách hiểu rất khác nhau.

VATA cho hay “qua nắm thông tin của các Hiệp hội thì các hợp tác xã, người kinh doanh vận tải đều nói là thuế do Grab Taxi nộp, nhưng Grab thì nói Grab Taxi chỉ nộp thuế phần doanh thu được chia sẻ. Theo thông tin các Hiệp hội Taxi Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh cung cấp thì cả nước có trên 50.000 xe tham gia vào Grab, mỗi năm nhà nước có thể thất thu khoảng gần 1000 tỷ đồng tiền thuế".

Hơn nữa VATA cho rằng hiện nay, trong ngành vận tải có nhiều ứng dụng đặt xe tương tự như Grab đang được các đơn vị vận tải ứng dụng như G7, Liên minh Taxi Việt, Be, Emdi… nhưng các đơn vị vận tải vẫn thực hiện kê khai và nộp thuế theo quy định của pháp luật hiện hành (không thực hiện theo văn bản 384).

Vì vậy, Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam đề nghị Tổng cục Thuế thu hồi hoặc sửa đổi văn bản 384/TCT-TNCN và tổ chức thanh tra, kiểm tra; truy thu thuế (nếu có gian lận, trốn thuế); thông báo công khai cho các đơn vị vận tải taxi, Hiệp hội vận tải các địa phương biết.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24620.00 24635.00 24955.00
EUR 26213.00 26318.00 27483.00
GBP 30653.00 30838.00 31788.00
HKD 3106.00 3118.00 3219.00
CHF 26966.00 27074.00 27917.00
JPY 159.88 160.52 167.96
AUD 15849.00 15913.00 16399.00
SGD 18033.00 18105.00 18641.00
THB 663.00 666.00 693.00
CAD 17979.00 18051.00 18585.00
NZD   14568.00 15057.00
KRW   17.62 19.22
DKK   3520.00 3650.00
SEK   2273.00 2361.00
NOK   2239.00 2327.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ