Các nhà sản xuất ô tô và thương hiệu cao cấp toàn cầu đang chao đảo bởi virus corona

Nhàđầutư
Dịp Tết Nguyên Đán vốn được coi là mỏ vàng cho một số thương hiệu lớn có địa bàn hoạt động tại Trung Quốc. Tuy vậy, những ảnh hưởng tiêu cực từ virus Corona đã và đang tác động đáng kể đến doanh số bán hàng các doanh nghiệp này.
BẢO LINH
24, Tháng 01, 2020 | 16:25

Nhàđầutư
Dịp Tết Nguyên Đán vốn được coi là mỏ vàng cho một số thương hiệu lớn có địa bàn hoạt động tại Trung Quốc. Tuy vậy, những ảnh hưởng tiêu cực từ virus Corona đã và đang tác động đáng kể đến doanh số bán hàng các doanh nghiệp này.

nhadautu - corona anh huong den kinh doanh

Các nhãn hiệu cao cấp và nhà sản xuất ô tô đang hứng chịu những thiệt hại kinh tế bởi virus Corona

Renault (RNLSY), Honda (HMC) và chủ sở hữu Peugeot PSA Group (PUGOY) là một trong những công ty toàn cầu có nhà máy sản xuất lớn ở Vũ Hán, Trung Quốc, nơi virus Corona bùng phát và cướp đi hàng chục mạng sống. 

Ba nhà sản xuất hoạt động tại "thành phố ô tô" của Trung Quốc thông qua liên doanh với Dongfeng Motor Corporation, một trong những tập đoàn ô tô lớn nhất của Trung Quốc.

Vũ Hán, thành phố có 11 triệu dân, hiện đang bị phong tỏa vì lo ngại về sự bùng phát dịch Corona. Tất cả các dịch vụ giao thông công cộng trong thành phố đã bị đình chỉ, và một số đường cao tốc chính đã đóng cửa. Các thành phố lân cận Hoàng Cương và Ngạc Châu cũng đã bị ảnh hưởng.

Giao thông bị gián đoạn là nỗi lo lớn cho các doanh nghiệp trong thành phố và đặc biệt đây lại là thời điểm tồi tệ cho các nhà sản xuất ô tô. Theo đó, ngành công nghiệp ô tô toàn cầu đang trong thời kỳ suy giảm. Số lượng ô tô được bán tại Trung Quốc, thị trường xe lớn nhất thế giới, đã giảm 2,3 triệu trong năm 2019, theo LMC Ô tô. Con số này được dự báo có thể giảm thêm trong năm 2020.

Nhà sản xuất ô tô của Pháp, Renault đã bán được gần 180.000 xe tại Trung Quốc vào 2019, tương đương khoảng 5% doanh số bán xe toàn cầu. Doanh nghiệp sản xuất những mẫu SUV gồm Kadjar và Koleos 2 - tại nhà máy Vũ Hán.

Năm 2018, Renault đã sản xuất 16.459 chiếc Kadjars và 31.299 chiếc Koleos tại Vũ Hán để phục vụ nhu cầu của thị trường Trung Quốc, phát ngôn viên Rié Yamane nói với CNN Business. Số liệu bán hàng cho cả năm 2019 sẽ có sẵn trong tháng 3/2020, bà nói thêm.

Theo trang web của Renault, nhà máy Vũ Hán có 2.000 lao động và công suất sản xuất hàng năm là 300.000 xe. Cổ phiếu của Renault đóng cửa giảm hơn 5% vào thứ Năm. Tính cả năm, cổ phiếu doanh nghiệp đã giảm 12% trong bối cảnh các vụ bê bối xung quanh cựu chủ tịch Carlos Ghosn.

PSA Group bán các thương hiệu Peugeot và Citroën tại Trung Quốc. Năm ngoái, công ty đã bán được khoảng 117.000 xe, giảm 55% so với cùng kỳ.

Liên doanh Vũ Hán của Honda đã đóng góp khoảng 11% vào doanh thu của Tập đoàn trong năm 2019 và chiếm phần lớn doanh thu ô tô châu Á. Công ty đã mở một nhà máy thứ ba tại Vũ Hán vào tháng 4/2019, theo thông cáo báo chí.

Do dịp Tết Nguyên Đán sắp tới, hiệu quả của các doanh nghiệp ô tô có thể ảnh hưởng phải "khóa máy" trong một thời gian.

Renault cho biết nhà máy của họ đã đóng cửa cho kỳ nghỉ và kéo dài đến ngày 4/2. "Chúng tôi đang nghiên cứu kỹ vấn đề nội bộ thông qua các bộ phận khác nhau và Trung Quốc," Yamane nói. "Tất nhiên chúng tôi tôn trọng các quy định của chính phủ Trung Quốc", nói thêm.

Các nhãn hàng xa xỉ cũng lao đao

Cổ phiếu của các thương hiệu cao cấp, vốn được hưởng lợi từ việc tăng chi tiêu của người tiêu dùng trong dịp Tết, cũng diễn biến lao đao trong tuần này.

LVMH (LVMHF), công ty sở hữu Louis Vuitton và Fendi, đã giảm 6% kể từ thứ Hai. Công ty mẹ Gucci và Balenciaga Kering (PPRUF) cũng giảm 6%, trong khi Richemont, nhà sản xuất đồng hồ Cartier, đã giảm 7%.

Trong dịp Tết Nguyên đán, các công ty này đang "chuẩn bị một cú hích tiềm năng cho doanh số của họ", David Perrotta, người đứng đầu nhà cung cấp thanh toán quốc tế của Anh, Planet, cho biết.

Việc hạn chế đi lại có thể có "tác động đáng kể đến doanh số bán hàng trong giai đoạn chi tiêu 2 tuần quan trọng này, đây cũng là khoảng thời gian các nhà bán lẻ hàng cao cấp thường kỳ vọng doanh số bán hàng tăng từ người mua hàng Trung Quốc", ông nói thêm.

Năm 2018, người tiêu dùng Trung Quốc trong và ngoài nước đã chi 770 tỷ nhân dân tệ (115 tỷ USD) cho các mặt hàng xa xỉ, tương đương 1/3 chi tiêu toàn cầu, theo McKinsey. Công ty tư vấn quản lý hy vọng người tiêu dùng Trung Quốc sẽ chiếm 40% chi tiêu của thế giới cho hàng hóa cấp cao vào năm 2025.

(Theo CNN)

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24610.00 24635.00 24955.00
EUR 26298.00 26404.00 27570.00
GBP 30644.00 30829.00 31779.00
HKD 3107.00 3119.00 3221.00
CHF 26852.00 26960.00 27797.00
JPY 159.81 160.45 167.89
AUD 15877.00 15941.00 16428.00
SGD 18049.00 18121.00 18658.00
THB 663.00 666.00 693.00
CAD 17916.00 17988.00 18519.00
NZD   14606.00 15095.00
KRW   17.59 19.18
DKK   3531.00 3662.00
SEK   2251.00 2341.00
NOK   2251.00 2341.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ