Nữ đại gia Chu Thị Bình: Từ thắng kiện Eximbank đến bị Mỹ điều tra chống bán phá giá

Nhàđầutư
Sau lùm xùm vụ việc đòi lại hơn 345 tỷ đồng tiền gửi tiết kiệm (và lãi) bị mất từ Eximbank, vợ chồng tỷ phú Lê Văn Quang – Chu Thị Bình tiếp tục gặp khó khăn khi CTCP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú của 2 ông bà bị Mỹ điều tra lẩn tránh thuế chống bán phá giá.
BẢO LINH
24, Tháng 01, 2020 | 07:46

Nhàđầutư
Sau lùm xùm vụ việc đòi lại hơn 345 tỷ đồng tiền gửi tiết kiệm (và lãi) bị mất từ Eximbank, vợ chồng tỷ phú Lê Văn Quang – Chu Thị Bình tiếp tục gặp khó khăn khi CTCP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú của 2 ông bà bị Mỹ điều tra lẩn tránh thuế chống bán phá giá.

nhadautu - dien bien co phieu MPC trong 1 nam tro lai day

Cổ phiếu MPC trong năm 2019 đã giảm tổng cộng 51,19% (nguồn: Investing.com)

Vào tháng 11/2018, dư luận xôn xao trước thông tin Tòa án Nhân dân TP.HCM đã buộc Eximbank trả cho bà Chu Thị Bình 245 tỷ đồng tiền gốc và hơn 100 tỷ đồng tiền lãi trong vụ việc bà Chu Thị Bình mất 245 tỷ đồng tiền tiết kiệm gửi tại Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam - chi nhánh TP.HCM (Eximbank TP.HCM).

Dù Eximbank sau đó đã làm đơn kháng cáo đề nghị Tòa phúc thẩm xem xét lại quyết định về trách nhiệm dân sự của Eximbank, Hội đồng xét xử vẫn buộc Eximbank TP.HCM trả cho bà Bình hơn 100 tỷ tiền lãi phát sinh.

Đến ngày 4/5/2019, tức sau hơn nửa năm kể từ khi truyền thông bắt đầu đưa tin về vụ việc, bà Bình xác nhận đã thu được số tiền gốc lẫn lãi.

Tuy vậy, hạn này mới qua, hạn khác đã tới. Cụ thể, CTCP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (mã MPC) của tỷ phú Lê Văn Quang – Chu Thị Bình ngay trong năm 2019 đã phải đối mặt cáo buộc tránh thuế chống bán phá giá tại Mỹ.

Theo đó, tờ Undercurrentnews đăng tải một bài viết vào tháng 6/2019, đại diện của bang Illinois - ông Darin LaHood cho biết đã nhận được một đơn kiện bằng thư điện tử vào ngày 12/5 liên quan tới việc MPC tránh thuế chống bán phá giá với tôm Ấn Độ tại Mỹ.

Theo nội dung này, MPC nhập khẩu tôm lạnh từ Ấn Độ, xử lý "một cách tối thiểu" ở Việt Nam và xuất khẩu sang Mỹ dưới mác Việt Nam để trốn thuế, gây thiệt hại đối với ngành sản xuất trong nước và gây nguy hiểm cho người tiêu dùng Mỹ.

Cổ đông MPC thoáng yên tâm khi cũng chính tờ báo này vào ngày 5/9/2019 cho rằng MPC đã nói chuyện lại với Cục Hải quan và Biên Phòng Mỹ (CBP) nhưng không có một cáo buộc chính thức nào và cũng không có kế hoạch kiểm toán nào được đưa ra, sau những cáo buộc nhằm vào Minh Phú cách đây hơn 3 tháng.

Dù vậy, Undercurrentnews vào khoảng giữa tháng 1/2020 tiếp tục đưa tin, ông Christopher Bowman, Quyền Giám đốc Phòng Thực thi pháp luật và Sửa đổi thương mại của CBP, đã gửi thư thông báo tới ông Lê Văn Quang, Chủ tịch MPC, thông qua văn phòng của MSeafood (công ty con MPC) tại Fountain Valley, California vào ngày 14/1. Ông Bowman cho biết cơ quan này sẽ trình đơn kiện dựa trên Đạo luật Bảo vệ và Thực thi, đồng thời sẽ áp dụng các biện pháp tạm thời, bao gồm yêu cầu Mseafood cung cấp các chứng từ nhập cảnh và ký quỹ tiền mặt trước khi hàng hóa được thông quan vào Mỹ.

Phản hồi lại, Công ty trong thông cáo mới nhất cho rằng chưa nhận được văn bản chính thức nào từ CBP về vấn đề này. "CBP đã chỉ dựa trên các thông tin một chiều được thu thập, cung cấp bởi tổ chức AHSTEC – đại diện cho một nhóm các công ty đánh bắt và chế biến tôm tại Hoa Kỳ, là tổ chức từ lâu đã tham gia vào các vụ kiện chống bán phá giá tôm Việt Nam với tư cách nguyên đơn”, MPC cho hay.

MPC cũng tích lũy được nhiều kinh nghiệm, hiểu biết về các tình huống tương tự trong hơn 10 năm tham gia các vụ điều tra chống bán phá giá, ví dụ như vấn đề ký quỹ với CBP hay các thủ tục liên quan đến Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), hay các vụ kiện với Bộ Thương mại Hoa kỳ tại Tòa Thương mại Quốc tế của Hoa Kỳ và thậm chí là tại WTO.

Cùng với đó, tình hình kinh doanh của MPC cũng không khả quan. Cụ thể, doanh thu xuất khẩu trong tháng 12/2019 đã giảm hơn 43% so với cùng kỳ năm ngoái, tương đương đạt 40,5 triệu USD. Trong đó, doanh thu xuất khẩu sang thị trường Mỹ - thị trường lớn nhất bị sụt giảm tới gần 51% so cùng kỳ, chỉ đạt hơn 12 triệu USD. 

Kết thúc năm 2019, doanh số xuất khẩu đạt tổng cộng 643 triệu USD, giảm 14,25% và sản lượng xuất khẩu giảm 14,69%.

Doanh nghiệp này cho biết, thời tiết và dịch bệnh đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến nguồn tôm nguyên liệu của Minh Phú trong năm.

Đầu vụ 1 năm 2019 nguyên liệu tôm trong được khá dồi dào, tuy nhiên sang vụ 2 lượng tôm nguyên liệu sụt giảm mạnh do thời tiết và diễn biến phức tạp của dịch bệnh, làm tôm chậm lớn không đủ cung cấp cho các nhà máy. Giá thành nguyên liệu tiếp tục tăng cao trong các tháng 8, 9, 10.

Ngoài ra, năm 2019 nguồn tôm nguyên liệu nhập khẩu giảm mạnh, làm tình hình cạnh tranh nguyên liệu với các nhà máy cũng trở nên nghiêm trọng hơn, giá nguyên liệu trong nước tăng cao trong khi giá bán không tăng tương ứng dẫn đến kết quả kinh doanh Minh Phú không đạt được kỳ vọng.

Về vùng nuôi, do tình hình mưa nhiều, nguồn tiền giải ngân khá chậm nên hoạt động xây dựng vùng nuôi công nghệ cao cũng gặp nhiều khó khăn. Số lượng ao nhỏ được triển khai nên năm nay Minh Phú cũng chưa có nhiều nguyên liệu tôm cung cấp cho nhà máy và chưa có lợi nhuận.

Trong phiên giao dịch 22/1, cổ phiếu MPC giảm 4,30% còn 22.500 đồng/cổ phiếu. Tính trong 1 năm giao dịch trở lại đây, cổ phiếu này đã giảm tổng cộng 51,19%.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25155.00 25455.00
EUR 26817.00 26925.00 28131.00
GBP 31233.00 31422.00 32408.00
HKD 3182.00 3195.00 3301.00
CHF 27483.00 27593.00 28463.00
JPY 160.99 161.64 169.14
AUD 16546.00 16612.00 17123.00
SGD 18454.00 18528.00 19086.00
THB 674.00 677.00 705.00
CAD 18239.00 18312.00 18860.00
NZD   15039.00 15548.00
KRW   17.91 19.60
DKK   3601.00 3736.00
SEK   2307.00 2397.00
NOK   2302.00 2394.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ