Bức tranh kinh tế - xã hội Việt Nam 5 năm qua
Giai đoạn 2016-2020, kinh tế Việt Nam đạt được những bước phát triển quan trọng, gây tiếng vang trên thế giới. Việt Nam được đánh giá là một trong 16 nền kinh tế mới nổi thành công nhất.

Đến năm 2020, Việt Nam vươn lên đứng thứ 4 trong ASEAN về quy mô GDP. Theo đánh giá của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), nếu tính theo sức mua tương đương, nền kinh tế Việt Nam đã vượt 1.000 tỷ USD.
Vượt qua những khó khăn, thách thức, đặc biệt là dịch Covid-19, kinh tế - xã hội giai đoạn 2016-2020 đạt được nhiều thành tựu quan trọng, khá toàn diện trên hầu hết lĩnh vực, tạo nhiều dấu ấn nổi bật.
Zing điểm lại một số thành tựu nổi bật về kinh tế - xã hội trong 5 năm qua.


Kinh tế Việt Nam đạt bước tiến nhanh trong nhiệm kỳ qua, đạt được mức tăng trưởng GDP cao hàng đầu khu vực và thế giới. Tạp chí The Economist tháng 8/2020 xếp Việt Nam trong nhóm 16 nền kinh tế mới nổi thành công nhất thế giới. Đây cũng là một trong những thành công mang dấu ấn đậm nét của điều hành kinh tế vĩ mô trong nhiệm kỳ qua.
Tăng trưởng GDP trung bình giai đoạn 2016-2019 (4 năm đầu của kế hoạch 5 năm) đạt trung bình 6,8%, cao hơn hẳn mức trung bình của 5 năm 2011-2015 (5,91%). Năm 2020, tăng trưởng GDP của Việt Nam chỉ đạt 2,91% do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Tuy nhiên, Việt Nam là một trong số ít quốc gia đạt mức tăng trưởng dương, thuộc hàng cao nhất thế giới.
Tính chung cả giai đoạn 2016-2020, GDP tăng trưởng trung bình 6%, tuy chưa đạt mục tiêu đề ra là 7%, nhưng cũng cao hơn trung bình của giai đoạn trước. Các chuyên gia kinh tế cho rằng qua cuộc khủng hoảng Covid-19, nền kinh tế Việt Nam ít nhiều đã thể hiện được sức chống chịu tốt hơn so với những giai đoạn trước (chẳng hạn giai đoạn 2008-2011).



GDP bình quân đầu người của Việt Nam đạt 2.750 USD (theo giá so sánh hiện hành). Theo Tổng cục Thống kê, quy mô GDP đến năm 2020 tiếp tục được mở rộng, đến năm 2020 ước đạt 268,4 tỷ USD, tăng khoảng 1,4 lần so với năm 2015. GDP bình quân đầu người năm 2020 cũng đã gấp khoảng 1,3 lần so với năm 2015.
Theo đánh giá của IMF, nếu tính theo sức mua tương đương, quy mô nền kinh tế nước ta đạt 1.050 tỷ USD và GDP bình quân đầu người đạt trên 10.000 USD. Việt Nam đã vươn lên trở thành nền kinh tế lớn thứ 4 trong ASEAN.



Theo dự thảo báo cáo chính trị dự kiến trình Đại hội Đảng lần thứ XIII, năng suất lao động giai đoạn 2016-2020 được cải thiện rõ nét. Đến năm 2020 năng suất lao động tăng gần 1,5 lần so với năm 2015, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2016-2020 ước đạt 5,8%/năm, cao hơn giai đoạn 2011-2015 (4,3%) và vượt mục tiêu đề ra (5%).
Mức đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) tăng cao, bình quân giai đoạn 2016-2020 ước đạt 45,21%, vượt mục tiêu đặt ra (30-35%). Đáng chú ý, trong giai đoạn 2016-2019, khi chưa chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19, mức đóng góp của TFP đạt tới gần 46%, cao gấp rưỡi giai đoạn trước.


Quá trình tái cơ cấu công nghiệp diễn ra tích cực, giảm tỷ trọng khai khoáng, tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo, phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững. Theo đó, tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ đến năm 2020 đã đóng góp 85% vào nền kinh tế, cao hơn mức 82,61% của giai đoạn trước, đạt mục tiêu đề ra từ đầu nhiệm kỳ.
Đáng chú ý, năm 2019, trước khi dịch Covid-19 xảy ra, tỷ trọng công nghiệp của Việt Nam đã vượt 86%. Năng lực cạnh tranh toàn cầu của ngành công nghiệp tăng từ vị trí 58 năm 2015 lên thứ 42 vào năm 2019 .
Giai đoạn qua đã hình thành được một số ngành công nghiệp có quy mô lớn, có khả năng cạnh tranh và vị trí vững chắc trên thị trường. Một số doanh nghiệp công nghiệp trong nước có năng lực cạnh tranh tốt.
Tỷ trọng hàng hóa xuất khẩu qua chế biến trong tổng giá trị xuất khẩu hàng hoá tăng từ 65% năm 2016 lên 85% năm 2020. Tỷ trọng giá trị xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao trong tổng giá trị sản phẩm công nghệ cao tăng từ 63,9% năm 2016 lên 77,7% năm 2019.


Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội giai đoạn 2016-2020 ước đạt gần 9,2 triệu tỷ đồng, bằng 33,5% GDP, đạt mục tiêu bình quân 5 năm (32-34%). Cơ cấu đầu tư chuyển dịch tích cực, tỷ trọng đầu tư của khu vực Nhà nước giảm, phù hợp với định hướng cơ cấu lại đầu tư công và giảm dần sở hữu Nhà nước tại các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế, nhất là các lĩnh vực Nhà nước không cần nắm giữ cổ phần chi phối.
Tỷ trọng vốn đầu tư từ khu vực kinh tế ngoài Nhà nước tăng nhanh từ mức 38,3% năm 2015 lên khoảng 45,6% năm 2020. Tính chung cả giai đoạn 2016-2020, tổng vốn FDI đăng ký ước đạt khoảng 174 tỷ USD, trong khi đó vốn thực hiện ước đạt khoảng 92-93 tỷ USD (giai đoạn 2011-2015, tổng vốn FDI đăng ký đạt khoảng 100,3 tỉ USD, vốn thực hiện đạt gần 60 tỷ USD).


Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 1,7 lần, từ 327,8 tỷ USD năm 2015 lên 545 tỷ USD vào năm 2020. Năm 2020, dù kinh tế thế giới ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh Covid-19, thành tích xuất khẩu vẫn rất đáng tự hào, với mức xuất siêu 20 tỷ USD.
Xuất khẩu hàng hóa tăng từ 162 tỷ USD năm 2015 lên khoảng 282 tỷ USD năm 2020, tăng bình quân 10,5%/năm giai đoạn 2016-2020, là động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế.
Cán cân xuất, nhập khẩu hàng hóa chuyển từ thâm hụt sang thặng dư cuối kỳ 5 năm, tạo điều kiện cán cân thanh toán giữ được trạng thái tích cực, góp phần ổn định các chỉ số kinh tế vĩ mô khác.


Bội chi ngân sách Nhà nước giai đoạn 2016-2019 đạt 3,5% GDP, giảm so với giai đoạn 2011-2015 (5,4% GDP). Năm 2020 bội chi ngân sách Nhà nước khoảng 4,99% GDP.
Từ năm 2017, nhờ giảm bội chi ngân sách Nhà nước, siết chặt quản lý vay và bảo lãnh chính phủ, nợ công bắt đầu giảm. Đến hết năm 2019, tỷ lệ nợ công ước khoảng 55% GDP, nợ chính phủ khoảng 48% GDP và nợ nước ngoài của quốc gia khoảng 47,1% GDP, nằm trong giới hạn cho phép tương ứng là không quá 65% GDP; 54% GDP và 50% GDP.
Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, khả năng thu ngân sách sẽ thấp hơn dự kiến, đồng thời các chính sách hỗ trợ cho y tế, sản xuất, kinh doanh và an sinh xã hội sẽ phát sinh thêm yêu cầu tăng chi, dẫn tới tăng bội chi ngân sách Nhà nước. Tỷ lệ nợ công dự kiến năm 2020 tăng lên khoảng 56,8% GDP nhưng vẫn góp phần quan trọng ổn định kinh tế vĩ mô và cải thiện hệ số tín nhiệm quốc gia.


Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 được triển khai mạnh mẽ, chuyển từ cách tiếp cận đơn chiều sang đa chiều, tập trung vào nhóm, hộ nghèo nhất. Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều của cả nước đã giảm từ 9,88% cuối năm 2015 xuống còn 3,75% cuối năm 2019 và giảm còn dưới 3% vào cuối năm 2020.
Như vậy, tỷ lệ giảm nghèo bình quân giai đoạn 2016-2020 giảm trên 1,4%/năm. Cơ sở hạ tầng thiết yếu ở các huyện nghèo, xã nghèo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số được tăng cường. Đời sống người dân không ngừng được cải thiện; tạo sinh kế và nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.


Hệ thống đô thị phát triển nhanh về số lượng, mở rộng về quy mô, nâng dần chất lượng theo hướng đồng bộ, xanh, thân thiện với môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu; chiếm tỷ trọng chi phối trong tổng thu nhập quốc dân, giá trị công nghiệp, xuất khẩu, phát triển khoa học và công nghệ, thương mại và dịch vụ.
Tốc độ đô thị hóa tăng nhanh, tỷ lệ đô thị hóa đạt mục tiêu đặt ra. Tỷ lệ đô thị hoá tăng từ 35,7% năm 2015 lên khoảng 39,3% năm 2020 và bước đầu gắn kết với công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển nông thôn.













(Theo Zing)
- Cùng chuyên mục
Vai trò tiến bộ công nghệ đối với sự phát triển bền vững và minh bạch của thị trường chứng khoán
Sự xuất hiện của công nghệ không chỉ như một công cụ, mà là một "người bạn đồng hành" của sự minh bạch, giúp khôi phục lại sự công bằng vốn cần được đảm bảo trên thị trường.
Đầu tư thông minh - 16/07/2025 07:00
Dự án sản xuất ô tô tại Huế tăng vốn thêm hơn 21.000 tỷ đồng
Dự án Khu liên hợp sản xuất, lắp ráp Kim Long Motor Huế vừa được điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm hơn 21.178 tỷ đồng.
Đầu tư - 16/07/2025 06:45
AI - Công cụ hữu ích nâng cao nhận thức nhà đầu tư
Trong thời đại công nghệ số, trí tuệ nhân tạo (AI) đang trở thành trợ lý đắc lực cho các nhà đầu tư. Đối với các nhà đầu tư cá nhân, AI giúp hỗ trợ nâng cao nhận thức của nhà đầu tư, không chỉ tiết kiệm thời gian nghiên cứu mà còn giúp tăng độ chính xác trong việc ra quyết định.
Đầu tư thông minh - 15/07/2025 07:00
Kinh doanh vàng trang sức phải xin phép, Việt Nam khó chen chân vào chuỗi chế tác vàng khu vực
Luật Đầu tư 2000 đưa toàn bộ hoạt động kinh danh vàng, trong đó có vàng trang sức, mỹ nghệ vào ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Điều này đang làm mất đi cơ hội để Việt Nam trở thành trung tâm chế tác vàng khu vực.
Đầu tư - 15/07/2025 06:45
Chiến lược tổng thể để đạt tăng trưởng hai con số
Mục tiêu tăng trưởng kinh tế trên 10% trong giai đoạn 2026 - 2030 đòi hỏi chiến lược tổng thể, cải cách thể chế mạnh mẽ và khai thác hiệu quả các động lực mới trong bối cảnh nhiều thách thức trong và ngoài nước.
Đầu tư - 14/07/2025 14:14
'Vượt bão' thuế quan, nhiều quỹ đầu tư báo hiệu suất tăng trưởng mạnh
Thống kê của Nhadautu.vn cho thấy xét từ phiên “đáy” 10/4 của năm 2025, nhiều quỹ đầu tư cổ phiếu ghi nhận hiệu suất tăng trưởng mạnh vượt mức 30%.
Đầu tư - 14/07/2025 12:58
TP.HCM: Cải tạo chung cư cũ chưa đủ sức hấp dẫn nhà đầu tư
Việc cải tạo, xây dựng chung cư cũ tại TP.HCM còn chậm do nhiều nguyên nhân. Trong đó, Sở Xây dựng TP.HCM cho rằng, quá trình triển khai có vướng mắc, khó khăn kéo dài nên khó mời gọi được nhà đầu tư tham gia.
Bất động sản - 14/07/2025 10:59
Gia Lai đề xuất cơ chế đặc thù dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Để chuẩn bị cho dự án đường sắt cao tốc, Gia Lai kiến nghị sớm triển khai giải phóng mặt bằng, xin cơ chế đặc thù trong cấp phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng phục vụ dự án.
Đầu tư - 14/07/2025 10:56
Kinh nghiệm quản lý và phát triển quỹ ETF nhìn từ thị trường Đài Loan
Với đặc thù là tỷ lệ giao dịch của các nhà đầu tư cá nhân chiếm tỷ trọng lên tới hơn 80%, sản phẩm ETF rất phù hợp tại thị trường Việt Nam với chi phí thấp, thanh khoản cao so với các chứng chỉ quỹ khác, dễ giao dịch.
Đầu tư - 14/07/2025 07:00
Giá căn hộ TP.HCM tiếp tục tăng, nguồn cung thấp nhất trong 10 năm
Thị trường căn hộ tại TP.HCM tiếp tục ghi nhận lượng nguồn cung chào bán mới hạn chế, giá bán tiếp tục tăng. Dù nguồn cung căn hộ đã tăng gấp đôi so với quý trước, nhưng nguồn cung của 6 tháng thấp nhất kể từ 2015 đến nay.
Đầu tư - 14/07/2025 06:45
Chủ tịch Sunhouse: Sản xuất là nền tảng của phát minh, sáng tạo
Ông Nguyễn Xuân Phú, Chủ tịch Tập đoàn Sunhouse, cho rằng sản xuất là yếu tố cốt lõi của một quốc gia. Nếu một đất nước không trực tiếp tham gia vào sản xuất, chỉ cần một thế hệ thôi, khả năng sáng tạo sẽ mất đi.
Đầu tư - 13/07/2025 08:50
Chứng chỉ quỹ: Lựa chọn tối ưu giữa bối cảnh thế giới có nhiều biến động
Nhiều chuyên gia nhận định trong bối cảnh bên ngoài bất định, bên trong ổn định, chứng chỉ quỹ nổi lên như một kênh đầu tư hấp dẫn, phù hợp với đông đảo người dân, đặc biệt là nhóm nhà đầu tư ít kinh nghiệm.
Đầu tư - 13/07/2025 07:00
Bất động sản Đà Nẵng tăng nhiệt trước loạt thông tin 'hot'
Thời gian qua, TP. Đà Nẵng liên tiếp đón nhận các thông tin quy hoạch và hạ tầng dồn dập, điều này khiến cho thị trường bất động sản Đà Nẵng tăng trưởng tích cực, thậm chí nhiều khu vực biến động mạnh.
Đầu tư - 13/07/2025 06:45
Quỹ đầu tư lạc quan với mức thuế quan mới
Nhiều quỹ đầu tư nhìn nhận với việc Việt Nam sớm đạt được thỏa thuận thương mại với Hoa Kỳ, yếu tố bất định đã suy giảm đáng kể, từ đó tác động tích cực đến tâm lý nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán.
Đầu tư - 12/07/2025 13:28
Hạ tầng giao thông mở ra không gian phát triển mới cho Quảng Trị
Quảng Trị sau sáp nhập sẽ có đủ các thiết chế về hạ tầng giao thông từ bến cảng, cao tốc, sân bay, đây chính là động lực tạo ra không gian phát triển mới cho Quảng Trị.
Đầu tư - 12/07/2025 10:07
Khi nhà đầu tư không còn hỏi về '3 chữ cái'
Nhà đầu tư cá nhân đang có xu hướng quan tâm nhiều hơn đến giá trị của doanh nghiệp trước khi ra quyết định đầu tư.
Đầu tư - 12/07/2025 07:00
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Bộ tứ trụ cột' để giúp đất nước cất cánh
Sự kiện - Update 1 month ago
Thủ tướng: Cần truyền cảm hứng cho doanh nhân cống hiến vì đất nước
Sự kiện - Update 1 month ago
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 3 month ago