Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Chúng tôi xây dựng NIC từ 'tờ giấy trắng'
Không nguồn lực, không nhân lực, không có cơ chế, Bộ KH&ĐT bắt tay xây dựng Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) từ con số 0…
Ngày mai, 01/10, Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) tổ chức Lễ kỷ niệm 05 năm thành lập cùng với sự kiện Ngày hội Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2024 (Innovate Viet Nam 2024).
Trước thềm sự kiện, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng đã có cuộc trao đổi với báo chí ý tưởng thành lập cũng như quá trình triển khai, định hướng hoạt động của NIC trong chặng đường tiếp theo…
Bộ trưởng có thể chia sẻ về quá trình thành lập NIC?
BT Nguyễn Chí Dũng: Trước hết phải nói sự ra đời của NIC vào dịp chúng tôi được giao nhiệm vụ nghiên cứu, tham mưu cho Đảng, Nhà nước về chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021-2030), trong đó có đặt ra mục tiêu rất cao để phát triển đất nước giai đoạn 2030-2045.
Như chúng ta đã biết, đến năm 2030 Việt Nam đặt mục tiêu phải thành nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao và đến 2045 là nước phát triển có thu nhập cao. Như vậy quỹ thời gian còn lại của chúng ta rất ngắn. Trong khi đó thì cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0) phát triển như vũ bão... Do đó, để vượt qua được thách thức, đạt mục tiêu cao như vậy thì động lực tăng trưởng mới cho Việt Nam là gì?
Chúng tôi có nghiên cứu và cho rằng bản chất gốc của vấn đề này vẫn là khoa học công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo (ĐMST). Xuất phát từ đó chúng tôi có tham mưu cho Đảng đưa vào Nghị quyết Đại hội 13, coi đây là đột phá chiến lược bên cạnh 3 đột phá về thể chế, hạ tầng và nguồn nhân lực.

KHCN ĐMST cũng được coi như một đột phá và chúng ta đã lồng ghép vào 3 đột phá chiến lược . Đại hội 14 tới đây cũng đang chuẩn bị trên tinh thần đó, tinh thần chuẩn bị cho đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.
Kỷ nguyên này cũng phải lấy KHCN, ĐMST làm động lực để chúng ta đột phát phát triển. Và chỉ có như vậy chúng ta mới tranh thủ được cơ hội Cuộc CMCN 4.0, giúp chúng ta có thể bứt phá phát triển nhanh, bền vững và thu hẹp được khoảng cách phát triển với các nước. Chỉ có con đường đấy chứ không còn con đường nào khác và cơ hội nào khác. Nếu không nắm lấy, chúng ta sẽ mất một cơ hội có thể nói rất quý giá, phải rất nhiều năm mới có một cơ hội như vậy.
Xuất phát từ tinh thần đó, chúng tôi đã suy nghĩ phải hình thành ngay một Trung tâm ĐMST quốc gia hiện đại, đồng bộ, tầm cỡ của khu vực và thế giới để làm sao xây dựng một hệ sinh thái ĐMST thúc đẩy cho nghiên cứu KHCN, ĐMST và dẫn dắt lan tỏa, đưa nền kinh tế Việt Nam bước lên nấc thang cao hơn trong chuỗi giá trị. Từ đó chúng tôi cũng nghiên cứu kinh nghiệm của các nước, dựa trên nghị quyết của TW Đảng, chúng tôi có phối hợp với công ty tư vấn hàng đầu của thế giới để nghiên cứu xây dựng một đề án thành lập trung tâm này.
Và khi lấy ý kiến, các bộ ngành, các DN, tổ chức trong và ngoài nước đánh giá và hoan nghênh rất cao. Theo đó Thủ tướng Chính phủ đã quyết định thành lập Trung tâm vào 2/10/2019.

Sau 5 năm thành lập, theo đánh giá của Bộ trưởng, NIC đã để lại những dấu ấn gì trong việc kết nối các thành phần của hệ sinh thái ĐMST?
BT Nguyễn Chí Dũng: NIC là hạt nhân của hệ sinh thái, mục tiêu làm sao kết hợp được giữa Nhà nước, DN, viện – trường đến các trung tâm nghiên cứu, tổ chức tài chính, các đơn vị hỗ trợ ươm tạo… để hỗ trợ nghiên cứu công nghệ mới, startup, hỗ trợ các DN? Đấy là mục đích chính của NIC, là dẫn dắt, xây dựng, phát triển hệ sinh thái, dẫn dắt ĐMST của Việt Nam…
Những năm qua, ĐMST của Việt Nam luôn được cộng đồng quốc tế đánh giá cao, xếp hạng tốt. Có thể nói, chưa bao giờ có sự quan tâm hỗ trợ của Chính phủ, bộ ngành, phát triển tốt như hiện nay.
NIC ra đời trong hoàn cảnh hết sức khó khăn, nhiều thách thức. Muốn làm ĐMST phải có cơ chế đặc thù, cạnh tranh. Lúc thành lập Trung tâm thì chưa có gì. Chúng tôi phải xin Chính phủ ban hành một Nghị định riêng điều chỉnh hoạt động của Trung tâm này, theo hướng dành ưu tiên, hỗ trợ đặc thù cho Trung tâm.
Phải nói rằng, Bộ KH&ĐT làm việc này như một "tờ giấy trắng", cơ chế chưa có, nguồn lực chưa có, nhân sự không có, kinh nghiệm cũng không. Điều đó cho thấy Trung tâm có những yếu tố đặc thù. Thế giới có nhiều trung tâm nhưng đều của các tập đoàn kinh tế, chưa có mô hình nào của Nhà nước, do Nhà nước đầu tư, quản lý, phục vụ lợi ích của Nhà nước. Đây là trung tâm đầu tiên trên thế giới, khác biệt cơ bản so với thế giới là như thế.

Sau này đơn vị tư vấn BCG đánh giá toàn cầu thì muốn nhân rộng mô hình của Việt Nam ra các nước khác để dẫn dắt ĐMST của các quốc gia.
Nói vậy để thấy, hoạt động của NIC trong 5 năm qua vượt qua muôn vàn khó khăn… Với sự ủng hộ của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, của các bộ ngành, đến nay, về cơ bản, bước đầu đã có những thể chế cho ĐMST nói chung, Bộ KHCN đang làm tiếp.
Chúng tôi đã chuyển hóa một số nội dung vào trong Luật Thủ đô, Nghị định 94 (hiện nay đang sửa đổi lần nữa). Về cơ sở vật chất đã hình thành 2 cơ sở: Một là ở Tòa nhà Tôn Thất Thuyết, hoạt động rất hiệu quả, được coi là một trong những trung tâm tốt nhất Việt Nam hiện nay; Cơ sở Hòa Lạc đã xây dựng rất quy mô với sự tài trợ của nước ngoài, với 9 ngành công nghệ mũi nhọn ưu tiên lựa chọn đang dần hình thành. Tòa nhà này đến nay đã được tổ chức xếp hạng của thế giới đặt tại Singapore bình chọn là một trong 2 tòa nhà thương mại tốt nhất Châu Á 2024.
Hoạt động của NIC rất mới, nhiều việc, hình thành thể chế, cơ sở vật chất, bộ máy. Quan trọng nhất là chúng ta không chờ đợi xong việc này mới làm việc tiếp, mà làm song song. Khi xây dựng cơ sở vật chất vẫn tổ chức hoạt động liên quan đến ĐMST, hội nghị hội thảo tư vấn, ươm tạo, hỗ trợ… cho startup, tổ chức diễn đàn cho các quỹ đầu tư, đặc biệt là hỗ trợ cho DN.

Hàng trăm DN lớn nhỏ đã được hưởng lợi từ NIC, nhất là trong hỗ trợ chuyển đổi số DN. NIC trong thời gian ngắn đã làm rất nhiều việc tốt, nhưng mới là ban đầu, không được thỏa mãn, thách thức lớn đặt lên vai rất nặng nề, làm sao phải trở thành trung tâm hiện đại, tiêu chuẩn quốc tế, làm sao kết nối với các trung tâm quốc tế và trong nước, là cầu nối giữa Nhà nước và DN, viện - trường trong nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, thương mại hóa sản phẩm…
Làm sao biến NIC trở thành đẳng cấp khu vực, Việt Nam trở thành điểm đến của ĐMST khu vực và thế giới. Đó là tầm nhìn và tham vọng chúng tôi hàng ngày hàng giờ, trước mắt là hình thành 9 ngành công nghệ đã xác định ưu tiên lựa chọn, đây là thách thức rất lớn, NIC đang nỗ lực vượt qua để đạt được, giúp VN tận dụng tốt nhất từng cơ hội nhỏ nhất từ CMCN 4.0.
Thưa Bộ trưởng, những chính sách đặc thù nào mà chúng ta đã thiết kế thời gian qua cho ĐMST?
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Trong các chính sách của NIC, hỗ trợ cho startup là rõ nhất. Startup sẽ được tư vấn, hỗ trợ kết nối các nguồn lực, các quỹ, các DN dựa trên nhu cầu của các DN, các địa phương; khả năng giải quyết các thách thức đó của các startup hoặc các chủ thể tham gia hệ sinh thái là gì. Để từ đó kết nối được và hỗ trợ được cho các địa phương, DN trong giải quyết các bài toán.
Cơ chế đột phá là vướng mắc chung nhưng sẽ giải quyết được đầu tiên ở NIC. Chúng ta có cơ sở vật chất nhưng không quyết định được việc cho thuê, kinh doanh, liên kết, cho mượn… Các thủ tục đang rất phức tạp do quy định của Luật Quản lý tài sản công. Chúng tôi đã báo cáo Chính phủ, trình Quốc hội cho phép đưa vào Luật Thủ đô, cho NIC được tự quyết sử dụng cơ sở vật chất của mình, không cần qua các thủ tục như quy định hiện hành, đấy là cái mở chủ động của NIC để sử dụng linh hoạt, hiệu quả tài sản.

Để thúc đẩy sự phát triển hoạt động ĐMST nói chung và của NIC nói riêng, chúng ta có chiến lược, kế hoạch như thế nào trong thời gian tới, thưa Bộ trưởng?
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Trước hết là hình thành cơ chế, chính sách cho đầy đủ, đồng bộ, thống nhất, làm sao vận hành tốt nhất theo chuẩn quốc tế.
Thứ hai về cơ sở vật chất phải hoàn chỉnh, các trung tâm nghiên cứu, phòng lab, khu nhà ở cho chuyên gia. Hiện nay trên Hòa Lạc rất thiếu, nếu không đảm bảo cơ sở hạ tầng đầy đủ thì làm sao giữ chân chuyên gia? Người ta không lên, không ở lại thì không thu hút được lực lượng trong nước và nước ngoài.
Thứ ba là nhanh chóng hình thành 9 ngành công nghệ ở đấy, trong đó có sản xuất thông minh, đô thị thông minh, truyền thông số, an ninh mạng, môi trường, y tế, bán dẫn, hydrogen… chúng tôi đang đẩy mạnh. Hiện đẩy mạnh nhất là bán dẫn, mở các trung tâm nghiên cứu, đào tạo.
Sắp tới NIC còn được giao một nhiệm vụ quan trọng là quản lý chương trình đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho ngành bán dẫn. Đây là mục tiêu rất tham vọng, chiến lược, đó là từ nay đến 2050 đào tạo được ít nhất 50.000 kỹ sư bán dẫn, cung cấp cho thị trường Việt Nam và có thể là nước ngoài, tận dụng ngay cơ hội. Chúng ta đang có nguồn lực rất mạnh là con người, nhưng phải khai thác triệt để chứ không đào tạo không có tay nghề đáp ứng được. Nhu cầu rất lớn, con người rất sẵn, chúng ta sẽ đào tạo được, niềm tin chúng ta sẽ nhanh chóng vươn lên, chiếm lĩnh trong chuỗi giá trị toàn cầu trong ngành công nghiệp bán dẫn. Đây là một trong những nhiệm vụ mà NIC đang hướng rất mạnh.
Xin trân trọng cám ơn Bộ trưởng!
- Cùng chuyên mục
Nhiều dự án nhà ở xã hội tại Quảng Nam 'mắc cạn' vì mặt bằng
Thị xã Điện Bàn (Quảng Nam) có đến 14 khu đất và dự án nhà ở xã hội, song phần lớn đang "mắc cạn" ở khâu giải phóng mặt bằng hoặc dở dang.
Đầu tư - 07/05/2025 15:50
Bất động sản Việt Nam vẫn có thể đứng vững ở nhiệm kỳ 2 của ông Trump
Theo chuyên gia, bất chấp những bất ổn đang diễn ra, thị trường bất động sản Việt Nam nói riêng và khu vực Châu Á Thái Bình Dương nói chung vẫn duy trì sự kiên cường.
Đầu tư - 07/05/2025 14:38
Sumitomo được 'bật đèn xanh' xây khu công nghiệp 116 triệu USD
Với dự án sắp được triển khai ở Thanh Hóa, tập đoàn Nhật Bản sẽ mở rộng danh mục bất động sản công nghiệp lên con số 4 trong bối cảnh vốn FDI tiếp tục đổ vào Việt Nam.
Đầu tư - 07/05/2025 09:36
Quảng Nam có thêm khu công nghiệp hơn 1.433 tỷ đồng
Khu công nghiệp cơ khí ô tô Chu Lai Trường Hải mở rộng có quy mô 114,78ha, với tổng vốn đầu tư hơn 1.433 tỷ đồng; hoạt động theo mô hình khu công nghiệp chuyên ngành cơ khí.
Đầu tư - 07/05/2025 08:52
Nghệ An chủ động tiếp cận, kết nối các nhà đầu tư lớn
Nghệ An sẽ chủ động tiếp cận, kết nối các nhà đầu tư lớn, các doanh nghiệp FDI để kịp thời thu hút dòng vốn đầu tư mới.
Đầu tư - 07/05/2025 08:51
Quý đầu năm 'kém sắc' của các ông lớn xăng dầu
Giá xăng dầu thế giới lao dốc mạnh trong quý đầu năm trước chính sách thuế của Mỹ và xung đột Nga – Ukraina. Lợi nhuận BSR, Petrolimex hay PV OIL đều giảm mạnh.
Đầu tư thông minh - 07/05/2025 07:00
Mục tiêu tăng trưởng của Quảng Trị gặp thách thức bởi các dự án điện gió chậm tiến độ
Các dự án điện gió chậm tiến độ ảnh hưởng đến môi trường đầu tư của Quảng Trị, ảnh hưởng đến mục tiêu tăng trưởng ở mức 8% của năm 2025, và hai con số trong các năm tiếp theo.
Đầu tư - 07/05/2025 07:00
Bất chấp 'cú sốc' thuế quan, Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
Trước lo ngại thuế quan Mỹ, số liệu thống kê cho thấy nhà đầu tư nước ngoài vẫn đăng ký đầu tư mới 2,84 tỷ USD vào Việt Nam trong tháng 4/2025; vốn thực hiện lên tới 1,78 tỷ USD, tăng 8% so với cùng kỳ.
Đầu tư thông minh - 07/05/2025 07:00
Nhiều 'ông lớn' bắt tay làm mạng Blockchain của người Việt
Không chỉ là một công nghệ, mạng Blockchain "make in Việt Nam" sẽ là hạ tầng số phi tập trung cho dữ liệu công, dịch vụ công, tài chính số và các ứng dụng công nghệ sổ cái phân tán (DLT) cho kinh tế số Việt Nam.
Công nghệ - 06/05/2025 14:16
Khu vực FDI tiếp tục xuất siêu, giúp Việt Nam đạt thặng dư thương mại 3,8 tỷ USD trong 4 tháng
Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu bốn tháng đầu năm 2025, nhóm hàng công nghiệp chế biến đạt 123,71 tỷ USD, chiếm tới 88,2%.
Đầu tư - 06/05/2025 14:10
Đà Nẵng 'chạy nước rút' giải phóng mặt bằng cho siêu dự án Làng Vân
Cơ quan chức năng sẽ cưỡng chế thu hồi đất theo quy định để làm dự án Khu phức hợp du lịch và đô thị nghỉ dưỡng Làng Vân với các hộ dân quá thời gian thông báo thực hiện đối thoại giải tỏa.
Đầu tư - 06/05/2025 14:10
Bắc Ninh chắc ngôi đầu về thu hút FDI
Vốn FDI thực hiện tại Việt Nam bốn tháng đầu năm 2025 ước đạt 6,74 tỷ USD, cao nhất trong vòng 5 năm qua.
Đầu tư - 06/05/2025 11:58
Đánh thuế 20% chuyển nhượng bất động sản: Khi đề xuất xa rời thực tế?
Bộ Tài chính đề xuất đánh thuế 20% chuyển nhượng bất động sản trong dự thảo sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân. Ngay sau đó, đề xuất này đã vấp phải những ý kiến phản biện của giới chuyên gia nếu áp dụng thực tế.
Đầu tư - 06/05/2025 10:53
Sumitomo bán 50% vốn công ty sở hữu Nhà máy nhiệt điện Vân Phong 1
Thông tin về bên nhận chuyển nhượng cũng như giá trị của thương vụ này không được Sumitomo công bố do các điều khoản bảo mật.
Đầu tư - 06/05/2025 06:35
Muốn mua nhà ở xã hội tại Bình Định, người ngoại tỉnh phải đáp ứng gì?
Để mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội tại Bình Định, các đối tượng đang đăng ký thường trú nơi khác phải đang làm việc tại tỉnh và thời gian làm việc tại địa phương từ 1 năm trở lên.
Đầu tư - 06/05/2025 06:00
Sản xuất nông nghiệp bền vững: Khoa học và công nghệ phải là 'binh chủng' quan trọng
Lần đầu tiên sau sáp nhập, Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) sẽ tổ chức "đại hội" khoa học công nghệ, trong đó xác định để sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững thì khoa học và công nghệ phải là "binh chủng" quan trọng.
Đầu tư - 05/05/2025 20:34
- Đọc nhiều
-
1
Phu nhân Chủ tịch City Auto muốn chi trăm tỷ mua 6 triệu cổ phiếu
-
2
Đánh thuế 20% chuyển nhượng bất động sản: Khi đề xuất xa rời thực tế?
-
3
Hà Nội khan hiếm biệt thự, nhà liền kề giá dưới 20 tỷ đồng
-
4
Mặt bằng bán lẻ đường phố TP.HCM vẫn 'ế' dù hạ giá thuê
-
5
Ông Trump đề xuất cắt giảm 163 tỷ USD ngân sách Hoa Kỳ, cắt giảm chi tiêu trong nước
Đáng đọc
- Đáng đọc
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 1 month ago
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 1 month ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 1 month ago