Bộ GTVT mời chuyên gia Nga phối hợp sửa chữa cầu Thăng Long

Nhàđầutư
Ông Nguyễn Văn Huyện, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam (Bộ GTVT) – đơn vị được giao nhiệm vụ chính trong việc sửa cầu Thăng Long cho biết các đơn vị phụ trách đã liên hệ với chuyên gia Nga và phía bạn cho biết sẽ cử đại diện đến Việt Nam làm việc từ ngày 17-21/9 để đưa ra giải pháp.
NHÂN HÀ
12, Tháng 09, 2018 | 19:02

Nhàđầutư
Ông Nguyễn Văn Huyện, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam (Bộ GTVT) – đơn vị được giao nhiệm vụ chính trong việc sửa cầu Thăng Long cho biết các đơn vị phụ trách đã liên hệ với chuyên gia Nga và phía bạn cho biết sẽ cử đại diện đến Việt Nam làm việc từ ngày 17-21/9 để đưa ra giải pháp.

cau285

Bộ GTVT mời chuyên gia Nga phối hợp sửa chữa cầu Thăng Long. Ảnh: internet

Dự án sửa chữa cầu Thăng Long được Bộ GTVT phê duyệt năm 2007 và thi công năm 2009. Tuy nhiên, một thời gian ngắn sau khi sửa chữa, mặt bê tông nhựa cầu Thăng Long tiếp tục bị nứt. 

Tháng 1/2013, Bộ GTVT có quyết định chỉ dẫn kỹ thuật thi công khắc phục hư hỏng lớp bê tông nhựa mặt cầu Thăng Long bằng máy rải chuyên dụng của Mỹ (hãng HallBrother) và sử dụng vật liệu dính bám nhũ tương nhựa đường Polyme.

Thế nhưng, sau một thời gian khai thác, nhiều vị trí mặt cầu lại xuất hiện hư hỏng tương tự như lần trước.

Đến năm 2016, Đại học GTVT thí điểm sửa chữa bằng cách tưới lớp keo Epoxy dính bám trên bề mặt thép, sau đó cài đá dăm trên mặt lớp keo tạo nhám chống trượt. Đây là giải pháp gần giống thiết kế của Liên Xô. Sau đó, một lớp dính bám bằng nhựa nóng được tưới lên và thảm bê tông nhựa lên trên cùng.

Sau hơn một năm theo dõi, hiện tượng trượt, xô dồn bê tông nhựa đã không xuất hiện, song vết nứt nhỏ chạy song song dọc cầu vẫn xuất hiện.

Ông Nguyễn Văn Huyện, Tổng Cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam (Bộ GTVT) cho biết, cầu Thăng Long được Liên Xô làm với công nghệ rất đặc biệt. Chẳng hạn như, công thức pha chế vật liệu dính bám hết sức cầu kỳ. Sau khi lắp ráp bản mặt cầu xong, các công nhân được yêu cầu phải về tận vùng Lập Thạch, Vĩnh Phú để lấy cát sạch trải xuống mặt dầm, rồi lại phải quét kỹ mới trải lớp nhựa keo epoxy. Tiếp theo là, trải lớp đá nhọn sắc cạnh để tạo độ dính bám, sau đó mới trải lớp bê tông nhựa dính bám, tạo lớp dính phía trên. Cuối cùng, công đoạn vô cùng quan trọng là kiểm tra lớp nhựa này kỹ lưỡng bằng cách bóc thử, khi nào không thể bóc được thì lúc đó mới cho trải lớp bê tông nhựa nóng.

Các chuyên gia cũng nhận định, tuổi thọ của lớp phủ mặt cầu khi Liên Xô xây dựng tối đa là 18 năm nhưng chính sự cầu kỳ đến từng chi tiết nên lớp nhựa mặt cầu mới có độ bền đến 24 năm mới bắt đầu sửa chữa.

Trước đó, tại cuộc họp diễn ra ngày 6/9, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể nhận định, cầu Thăng Long là cây cầu có tuổi thọ trên 30 năm, có vai trò đặc biệt quan trọng đối với Hà Nội và cả nước. Mặc dù đã có nhiều đợt sửa chữa mặt cầu nhưng chưa đáp ứng được kỳ vọng của xã hội. Do vậy, việc tổ chức nghiên cứu dự án sửa chữa căn cơ cầu Thăng Long nói chung và mặt cầu nói riêng là yêu cầu bắt buộc đối với ngành giao thông.

“Giải pháp sửa chữa lần này phải khắc phục bền vững, ít nhất là từ 10 năm trở lên. Những giải pháp đề xuất mang tính chất thử nghiệm sẽ không thực hiện. Các giải pháp không đáp ứng được yêu cầu trên, các đơn vị tham gia phải chịu trách nhiệm”, Bộ trưởng nhấn mạnh.

Đặc biệt, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể yêu cầu Vụ Hợp tác Quốc tế (Bộ GTVT) phối hợp với Tổng cục Đường bộ Việt Nam mời các chuyên gia, doanh nghiệp đã xây cầu của Nga sang trao đổi kinh nghiệm sửa chữa.

Trên cơ sở làm việc với chuyên gia Nga, Bộ GTVT sẽ xin Chính phủ cho phép lập dự án đầu tư sửa chữa cầu Thăng Long tổng thể để đảm bảo mục tiêu sửa chữa xong bền vững trên 10 năm. Cùng đó, kiến nghị Chính phủ đưa vào chương trình hợp tác kỹ thuật trong lĩnh vực giao thông giữa Việt Nam và Liên bang Nga.

Trao đổi về việc thực hiện chỉ đạo này của Bộ trưởng, ông Nguyễn Văn Huyện cho biết, các đơn vị phụ trách đã liên hệ với chuyên gia Nga và phía bạn cho biết sẽ cử đại diện đến Việt Nam làm việc từ ngày 17-21/9 để đưa ra giải pháp. Phía Nga cũng nêu vấn đề, nếu Việt Nam ứng dụng đề xuất của Nga, Việt Nam có thể tự thực hiện hoặc nhờ công ty của Nga.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ