Bộ GTVT kiến nghị xây mới cầu Đuống để tháo gỡ nút thắt vận tải thủy

Nhàđầutư
Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa kiến nghị Thủ tướng xem xét cân đối nguồn vốn dự phòng kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016 - 2020 để cải tạo cầu Đuống (Hà Nội) nhằm gỡ nút thắt trên tuyến vận tải thủy từ Quảng Ninh đến Việt Trì.
NHẬT BÌNH
15, Tháng 03, 2019 | 11:02

Nhàđầutư
Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa kiến nghị Thủ tướng xem xét cân đối nguồn vốn dự phòng kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016 - 2020 để cải tạo cầu Đuống (Hà Nội) nhằm gỡ nút thắt trên tuyến vận tải thủy từ Quảng Ninh đến Việt Trì.

cau-duong-cay-cau-quay-dau-tien-o-viet-nam

Cầu Đuống hiện nay. Ảnh: VOV

Theo đó, Bộ GTVT vừa có kiến nghị Thủ tướng xem xét cân đối nguồn vốn dự phòng kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016 - 2020 để cải tạo cầu Đuống (Hà Nội) nhằm gỡ nút thắt trên tuyến vận tải thủy từ Quảng Ninh đến Việt Trì.

Cầu Đuống được thiết kế chung cho đường bộ, đường sắt nên Bộ Giao thông đề xuất 2 phương án. Phương án một là xây dựng cầu đường sắt mới tại vị trí nghiên cứu của tuyến đường sắt đô thị số 1 (Yên Viên - Ngọc Hồi) với tĩnh không cầu đảm bảo thông thuyền. Tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 1.700 tỷ đồng.

Phương án hai là cải tạo cầu Đuống hiện có để nâng tĩnh không đường thủy nội địa, dự kiến đảm bảo tĩnh không 9,5 m, các nhịp còn lại giữ nguyên như hiện tại. Tổng mức đầu tư cầu đường sắt này dự kiến khoảng 360 tỷ đồng.

Cả hai phương án đều xây dựng thêm cầu đường bộ mới, cách cầu hiện tại về phía hạ lưu khoảng 100 m với tổng đầu tư cầu đường bộ khoảng 850 tỷ đồng. 

Theo Bộ GTVT, tuyến hành lang đường thủy số 1 của đồng bằng Bắc Bộ dài 250 km bắt đầu từ Quảng Ninh tới cảng Việt Trì trên sông Lô đã được đầu tư, nâng cấp đảm bảo cho tàu đến 800 tấn đi lại. Đây là tuyến vận tải thủy quan trọng trong lưu thông hàng hóa, đặc biệt là hàng container, hàng rời như vật liệu xây dựng, phân bón... từ Quảng Ninh, Hải Phòng đến tỉnh Phú Thọ và lân cận. 

Tuy nhiên, cầu Đuống có tĩnh không chỉ đạt 2,8 m; bề rộng khoang thông thuyền nhịp giữa chỉ khoảng 26 m. Do vậy, chỉ tàu trọng tải đến 600 tấn, sà lan chở container sức chở 24 Teu mới lưu thông được qua cầu khi nước xuống.

Các nghiên cứu sơ bộ cho thấy bên cạnh việc xây dựng cầu Đuống mới phù hợp với quy mô đường sắt đô thị số 1 Yên Viên - Ngọc Hồi trong tương lai, UBND TP. Hà Nội cũng cần xây dựng đồng thời cầu đường bộ tách riêng khỏi đường sắt để đảm bảo an toàn giao thông. 

Cầu Đuống là một cây cầu đường bộ được người Pháp xây dựng bắc qua sông Đuống... Năm 1902 là năm khánh thành cầu Long Biên, cây cầu đầu tiên bắc qua sông Hồng, thì tại một nhánh sông Đuống, một cây cầu sắt cũng được khánh thành nối liền Hà Nội với một số tỉnh phía Bắc...

Khi xây dựng, cầu có 5 nhịp, 2 mố và 5 trụ cầu. Các mố và trụ có móng bằng giếng chìm, có khả năng chịu đựng lưu lượng dòng chảy là 4.500m3/s. Đặc biệt trụ chính đỡ nhịp giữa cầu có thể xoay được, để mỗi khi có tàu bè qua lại, phần nhịp giữa này sẽ xoay ngang để giúp qua lại dễ dàng. Cầu bắc chéo dòng chảy của sông một góc khoảng 450.

Trải qua một quãng thời gian dài phục việc đi lại của người dân lên các tỉnh phía bắc đặc biệt là tuyến Hà Nội – Lạng Sơn cây cầu đã góp phần thúc đẩy giao thương, phát triển kinh tế xã hội...

Trong chiến tranh chống Mỹ, cầu Đuống bị máy bay Mỹ ném bom trúng khiến cây cầu gần như biến mất, chỉ còn lại những mố cầu ở 2 đầu. Sau chiến tranh, cầu được xây lại ở đúng vị trí cũ. Đến năm 1981 cầu hoàn thành và làm lễ thông xe.

Tuy nhiên, do nhu cầu thực tế, cầu đã được thiết kế và xây mới lại hoàn toàn khác hẳn cây cầu cũ. Cầu không còn các trụ số 2 và 4, nghĩa là cầu chỉ còn 3 trụ, để tạo thuận lợi cho thuyền bè qua lại.

Dầm cầu làm bằng hợp kim thép do Trung Quốc chế tạo riêng cho cầu Đuống. Mặt cầu làm từ các bản bê tông cốt thép. Cầu được thiết kế cho các xe có trọng tải trục trước 3,9 tấn và trục sau 9,1 tấn. Với chiều dài là 225 mét.

Cầu cũng được thiết kế là cầu đường sắt giống như cầu Long Biên, với đường sắt trên cầu là loại đường sắt đơn khổ 1.435 mm, chạy chính giữa cầu. Hai bên là làn đường cho các phương tiện giao thông cơ giới và thô sơ đi lại... Cầu Đuống (nối Hà Nội với Bắc Ninh, Bắc Giang, Lạng Sơn trên quốc lộ 1 và Thái Nguyên trên quốc lộ 3), với thiết kế ban đầu dành cho xe có tải trọng tối đa 30 tấn.

Một vài năm trước, cầu Đuống do phải chịu tải trọng của các xe vận tải cỡ lớn chạy qua thường xuyên nên có nguy cơ hư hỏng nặng khiến các cơ quan chức năng phải vào cuộc và chấn chỉnh lại hoạt động của các phương tiện này đi qua cầu. Đồng thời Sở GTVT Hà Nội cũng đã chỉ đạo gia cố, sửa chữa để cầu Đuống vững vàng hơn trong khi chưa có một phương án thay thế cây cầu này.

Hồi năm 2009, Bộ trưởng Bộ GTVT Hồ Nghĩa Dũng cũng đã cho biết, Bộ đang nghiên cứu quy hoạch xây dựng thêm cầu Đuống đường bộ bên cạnh cầu Đuống hiện nay (chỉ dùng cho đường sắt) để giảm tải cho cầu, giải quyết triệt để tình trạng quá tải và xuống cấp qua thời gian của cầu Đuống.

Cầu Đuống là cây cầu kết hợp đường bộ và đường sắt bắc qua sông Đuống, trên quốc lộ 1A cũ, nối phường Đức Giang thuộc quận Long Biên với thị trấn Yên Viên, thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội.

Cầu này được người Pháp xây vào cuối thế kỷ 19 và được thông xe vào năm 1902. Cầu lúc đó có 5 nhịp, 2 mố và 5 trụ. Đặc biệt trụ chính đỡ nhịp giữa cầu có thể xoay được, giúp tàu bè qua lại.

Trong chiến tranh, cầu đã hư hỏng nặng, chỉ còn lại những mố cầu ở hai đầu. Sau chiến tranh, cầu được xây lại ở đúng vị trí cũ và thông xe vào năm 1981, không còn các trụ số 2 và 4. Cầu chỉ còn 3 trụ để tạo thuận lợi cho tàu bè qua lại.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25187.00 25487.00
EUR 26723.00 26830.00 28048.00
GBP 31041.00 31228.00 3224.00
HKD 3184.00 3197.00 3304.00
CHF 27391.00 27501.00 28375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16226.00 16291.00 16803.00
SGD 18366.00 18440.00 19000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18295.00 18368.00 18925.00
NZD   14879.00 15393.00
KRW   17.79 19.46
DKK   3588.00 3724.00
SEK   2313.00 2404.00
NOK   2291.00 2383.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ