Bị giảm 60% công suất, chủ đầu tư điện mặt trời ở Kon Tum đồng loạt phản đối

Nhàđầutư
Doanh nghiệp cho rằng mức công suất dự kiến huy động 40,68% sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình tài chính, hoạt động kinh doanh, không có nguồn để thanh toán nợ vay ngân hàng, chi trả chi phí vận hành hàng tháng.
VĂN DŨNG
23, Tháng 09, 2021 | 11:11

Nhàđầutư
Doanh nghiệp cho rằng mức công suất dự kiến huy động 40,68% sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình tài chính, hoạt động kinh doanh, không có nguồn để thanh toán nợ vay ngân hàng, chi trả chi phí vận hành hàng tháng.

dien mat troi

Một dự án điện mặt trời đang thi công. Ảnh: Văn Dũng

Ngày 22/9, nhiều doanh nghiệp đầu tư điện mặt trời ở tỉnh Kon Tum như Công ty TNHH Little Tuscany, CTCP Đầu tư Điện lực Ngọc Wang, Công ty TNHH ĐT&PT CN An Vạn Phát, Công ty An Lạc INC, Công ty TNHH Solar Kon tum… đã gửi công văn đến Tổng Công ty Điện lực miền Trung, Công ty Điện lực Kon Tum với cùng một nội dung.

Theo đơn, ngày 20/9/2021, các doanh nghiệp này nhận được văn bản số 3712/KTPC-KD+ĐĐ của Công ty Điện lực Kon Tum về việc thông báo dự kiến phương thức huy động công suất các hệ thống điện mặt trời tại tỉnh Kon Tum từ ngày 20/9/2021 – 31/12/2021. Theo đó, mức huy động công suất dự kiến của Công ty Điện lực Kon Tum đối với hệ thống điện năng lượng mặt trời của các doanh nghiệp là 40,68%.

Các doanh nghiệp này cho rằng, mức huy động rất thấp này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình tài chính, hoạt động kinh doanh, không có nguồn để thanh toán nợ vay ngân hàng, chi trả chi phí vận hành hàng tháng và trả lương cho công nhân…

Bên cạnh đó, việc đơn phương cắt giảm sản lượng là đi ngược lại với chính sách khuyến khích phát triển năng lượng theo quyết định số 13/2020/QĐ-TTg ngày 6/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ. Ngoài ra, vi phạm nghiêm trọng hợp đồng mua bán điện đã ký kết giữa các bên.

Do vậy, các doanh nghiệp này không đồng ý giảm công suất huy động như văn bản trên của Công ty Điện lực Kon Tum. Đồng thời, đề nghị Tổng Công ty Điện lực Miền Trung và Công ty Điện lực Kon Tum làm rõ cơ sở pháp lý của việc đơn phương giảm công suất huy động trước khi thực hiện văn bản số 3712 nêu trên.

Trao đổi với Nhadautu.vn, ông Đỗ Văn Giáp, Phó giám đốc Công ty Điện lực Kon Tum cho biết đã nhận được đơn phản ánh của một số doanh nghiệp trên địa bàn và cũng đang chuẩn bị làm văn bản phản hồi.

Theo ông Giáp, giai đoạn này thực sự rất khó khăn do dịch bệnh diễn biến phức tạp, một số phần phụ tải sử dụng điện giảm thấp cho nên cung cầu bị chênh lệch, dẫn đến phải giảm công suất huy động, trong đó điện mặt trời cũng phải giảm không sẽ ảnh hưởng an toàn hệ thống điện.

 
Giả sử như các mặt hàng khác thì khi bên bán gặp khó khăn, có thể bên mua sẽ mua dữ trữ để dành, nhưng điện thì cung cầu nó song hành trực tiếp, nó tức thời và có đặc thù riêng nên buộc phải giảm công suất huy động

“Giả sử như các mặt hàng khác thì khi bên bán gặp khó khăn, có thể bên mua sẽ mua dữ trữ để dành, nhưng điện thì cung cầu nó song hành trực tiếp, nó tức thời và có đặc thù riêng nên buộc phải giảm công suất huy động”, ông Giáp nói.

Ngoài ra, theo văn bản 3712, việc huy động diễn ra từ 20/9/2021 - 31/12/2021 là thời gian dự kiến để cho nhà đầu tư chủ động trong công việc như: vận hành, phương án kinh tế của nhà đầu tư… còn khi huy động thì sẽ huy động theo hàng tháng, hàng tuần. Nếu thời điểm cuối năm phụ tải lên thì sẽ không giảm nhiều như thế, còn nó lên quá cao thì sẽ không giảm huy động nữa, ông Giáp thông tin.

Việc cấp phép ồ ạt cho các dự án năng lượng tái tạo khiến Việt Nam từ đầu năm dư thừa công suất phát điện, trong bối cảnh dịch bệnh kéo nhu cầu suy giảm. Hàng loạt dự án chạy tiến độ để đáp ứng điều kiện hưởng ưu đãi giá FIT cũng khiến cơ sở hạ tầng lưới điện nhiều địa phương không theo kịp, dẫn đến quá tải hệ thống.

Đầu tháng 5/2021, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết trong năm 2021 dự kiến cắt giảm khoảng 1,7 tỷ kWh điện từ điện gió và điện mặt trời để đảm bảo vận hành an toàn hệ thống điện. Việc cắt giảm công suất có thể tiếp diễn trong các năm tới.

Trước Kon Tum, hàng loạt chủ đầu tư điện mặt trời ở Gia Lai cũng đã có đơn kiến nghị tập thể gửi Văn phòng Chính phủ cùng các bộ, ngành liên quan đề nghị tháo gỡ khó khăn trước tình trạng tiết giảm công suất liên tục khiến các chủ đầu tư nguy cơ vỡ nợ.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ