Bài toán thu hút dòng vốn vào lĩnh vực công nghệ cao Đà Nẵng

Nhàđầutư
Theo các chuyên gia, bên cạnh những chính sách ưu đãi, TP. Đà Nẵng cần có các hành động hỗ trợ, chuẩn bị hạ tầng xã hội, nguồn lao đông chất lượng cao… để khơi thông dòng vốn vào công nghệ cao.
THÀNH VÂN
18, Tháng 05, 2023 | 11:06

Nhàđầutư
Theo các chuyên gia, bên cạnh những chính sách ưu đãi, TP. Đà Nẵng cần có các hành động hỗ trợ, chuẩn bị hạ tầng xã hội, nguồn lao đông chất lượng cao… để khơi thông dòng vốn vào công nghệ cao.

Cần có chiến lược tiếp cận nhà đầu tư

Tính đến hết quý I/2023, Khu công nghệ cao Đà Nẵng đã thu hút 29 dự án với tổng vốn đầu tư 905 triệu USD. Trong đó, khu sản xuất công nghệ cao tỷ lệ lấp đầy đạt 55%, khu nghiên cứu và phát triển (R&D) tỷ lệ lấp đầy đạt 4,45%, khu hậu cần/dịch vụ logistics đạt hơn 60%. Tuy nhiên, đến nay mới chỉ có 8/29 dự án đã triển khai và đi vào hoạt động. Dự kiến, trong năm 2023 sẽ có thêm 3 - 4 dự án triển khai xây dựng và đi vào hoạt động.

Con số này cho thấy, thu hút đầu tư vào công nghệ cao ở Đà Nẵng vẫn còn rất khiêm tốn, số dự án đi vào hoạt động chỉ đếm trên đầu ngón tay… Mặc dù, trong những năm qua, Đà Nẵng đã làm nhiều cách để thu hút dòng vốn vào lĩnh vực công nghệ cao, song kết quả mang lại vẫn chưa khởi sắc.

Theo ông Nguyễn Thanh Hòa, Phó Tổng Giám đốc Công ty KPMG, Khu công nghệ cao Đà Nẵng là Khu công nghệ cao "sinh sau đẻ muộn" so với các khu công nghệ cao ở 2 đầu đất nước. Bên cạnh đó, tỉ lệ đầu tư nước ngoài vào miền Trung cũng khá hạn chế.

"Để thu hút nhà đầu tư, Đà Nẵng cần phối hợp với địa phương lân cận có những chính sách thu hút nhà đầu tư công nghệ cao chứ không thể là nỗ lực riêng của một địa phương. Không chỉ vậy, bản thân lãnh đạo TP. Đà Nẵng nên có những cách tiếp cận với nhà đầu tư nước ngoài ở miền Nam, miền Bắc… có nhu cầu mở rộng, phát triển mạng lưới", ông Hòa cho biết và gợi ý, thành phố nên tổ chức xúc tiến đầu tư tại địa phương đang có nhiều nhà đầu tư hoạt động như Hà Nội, TP.HCM…

z4346772613298_ad340dea397224b9c7450e46fca9db50

Khu công nghệ cao Đà Nẵng đã thu hút 29 dự án với tổng vốn đầu tư 905 triệu USD. Ảnh: Thành Vân.

Trong khi đó, ông Bùi Lê Anh Hiếu, Giám đốc Tiếp thị kinh doanh Công ty CP Long Hậu cho biết, tại Khu công nghệ cao Đà Nẵng, Công ty CP Long Hậu đã triển khai khu nhà xưởng phục vụ công nghiệp công nghệ cao và phụ trợ công nghệ cao với quy mô 29,6ha, cung ứng nhà xưởng xây sẵn và nhà xưởng xây theo yêu cầu. Hiện đơn vị đã tiếp nhận 2 nhà đầu tư Nhật Bản đến thuê và hoạt động thực tế.

"Có 2 điểm chính là yếu tố quyết định để doanh nghiệp đầu tư, đó là nguồn lao động chất lượng cao và hạ tầng xã hội hỗ trợ người lao động tại khu vực xung quanh khu công nghệ cao. Trong đó, hạ tầng xã hội có thể kể đến như hệ thống nhà xưởng xây sẵn có diện tích nhỏ, các dịch vụ hỗ trợ pháp lý và tư vấn đầu tư, nhà lưu trú cho người lao động…", ông Hiếu cho hay.

Ngồn lao động chất lượng cao còn hạn chế

Thu hút đầu tư vào công nghệ cao được xác định là động lực và hạt nhân để tạo ra đột phá, góp phần then chốt vào sự phát triển của kinh tế Đà Nẵng sau dịch bệnh. Song tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao đang là một thách thức lớn mà thành phố đang đối mặt.

Ông Takamoto Abe,  đại diện IDG Capital cho biết, hiện công ty của ông đang nghiên cứu đầu tư vào Việt Nam trong lĩnh vực Công nghiệp và Du lịch. Trong đó, lĩnh vực công nghệ xanh như phương tiện vận hành bằng năng lượng mặt trời, năng lượng gió được công ty quan tâm hàng đầu.

"Đà Nẵng cần tập trung phát triển giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Đặc biệt, cần chú trọng việc đào tạo các kỹ sư và nhân lực ngành logistics", ông Takamoto Abe nói.

z4346772603244_3a74787f3545c08f91edf83ee8b531b2

Tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao đang là một thách thức lớn mà thành phố đang đối mặt. Ảnh: Thành Vân.

Tương tự, bà Huỳnh Liên Phương, Giám đốc Ban Xúc tiến và hỗ trợ đầu tư TP. Đà Nẵng nhìn nhận, đối với nguồn nhân lực của lĩnh vực công nghệ cao, hiện nay thành phố còn thiếu trường đào tạo so với quy mô, tốc độ phát triển và nhu cầu tuyển dụng.

"Đơn cử trong lĩnh vực logistics, hiện chỉ có 1 trường đại học đào tạo nhưng cũng chưa chuyên sâu, chưa có chuyên ngành logistics. Đúng là chúng ta chưa đầu tư nhiều vào đào tạo, chỉ tập trung vào hạ tầng, đây cũng là cơ hội cho các nhà đầu tư quan tâm. Nếu đầu tư về trường đào tạo logistics sẽ thu hút cả miền Trung - Tây nguyên chứ không riêng Đà Nẵng", bà Phương nói.

Về nguồn lao động chất lượng cao, ông Nguyễn Công Tiến, Phó Trưởng Ban quản lý Khu công nghệ cao và các Khu công nghiệp Đà Nẵng cho rằng, Ban quản lý thực hiện kết nối với Trường Đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng để đào tạo nhân lực. Đến khi dự án đi vào hoạt động thì sinh viên của Trường Đại học Bách khoa hoàn toàn có thể đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp, vừa giỏi ngoại ngữ và giỏi chuyên môn.

"Các nhà đầu tư tại Khu công nghệ cao cũng đánh giá cao chất lượng nguồn nhân lực do Trường Đại học Bách khoa đào tạo. Và thành phố luôn sẵn sàng hỗ trợ và đáp ứng nhu cầu nhân lực của doanh nghiệp", ông Tiến khẳng định.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24620.00 24635.00 24955.00
EUR 26213.00 26318.00 27483.00
GBP 30653.00 30838.00 31788.00
HKD 3106.00 3118.00 3219.00
CHF 26966.00 27074.00 27917.00
JPY 159.88 160.52 167.96
AUD 15849.00 15913.00 16399.00
SGD 18033.00 18105.00 18641.00
THB 663.00 666.00 693.00
CAD 17979.00 18051.00 18585.00
NZD   14568.00 15057.00
KRW   17.62 19.22
DKK   3520.00 3650.00
SEK   2273.00 2361.00
NOK   2239.00 2327.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ