Doanh nghiệp Đà Nẵng 'thắt lưng buộc bụng' trước bão khó khăn

Nhàđầutư
Ông Phạm Bắc Bình, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa TP. Đà Nẵng cho rằng, suy thoái kinh tế toàn cầu là khó khăn chung, vì vậy, tất cả các doanh nghiệp phải cố gắng "thắt lưng buộc bụng" để vượt qua.
THÀNH VÂN
10, Tháng 05, 2023 | 14:49

Nhàđầutư
Ông Phạm Bắc Bình, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa TP. Đà Nẵng cho rằng, suy thoái kinh tế toàn cầu là khó khăn chung, vì vậy, tất cả các doanh nghiệp phải cố gắng "thắt lưng buộc bụng" để vượt qua.

Chấp nhận kinh doanh phi lợi nhuận

Trước những tác động của nền kinh tế, nhiều doanh nghiệp sản xuất ở Đà Nẵng vẫn cố gắng xoay xở để thích ứng, duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhiều doanh nghiệp kỳ vọng hoạt động sản xuất, kinh doanh trong thời gian tới sẽ tốt hơn.

Ông Lý Phước Anh, đại diện Công ty Phúc Châu Anh cho biết, trong quý I/2023, doanh thu của công ty giảm tới hơn 50% do sự "đứng bánh" của ngành xây dựng.

Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn kỳ vọng thị trường sẽ khởi sắc nhờ vào việc ngân hàng giảm lãi suất, và chủ trương kích cầu thị trường bất động sản.

"Doanh nghiệp kỳ vọng với các chính sách hỗ trợ từ Chính phủ, địa phương sẽ là tín hiệu tích cực để kích cầu thị trường, tăng trao đổi hàng hóa của doanh nghiệp nội địa và doanh nghiệp sẽ có nhiều hơn cơ hội để phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh", ông Anh cho hay.

Theo ông Anh, để khắc phục khó khăn sắp tới, công ty sẽ đẩy mạnh tiếp thị thị trường, tiếp thị sản phẩm tận tay khách hàng để mở rộng thị trường. Bên cạnh đó, việc chào bán sản phẩm sẽ ưu tiên mức giá tốt nhất, gần như phi lợi nhuận.

"Ưu tiên hàng đầu của doanh nghiệp là duy trì sản xuất, không để đứt gãy sản xuất cũng như đảm bảo việc làm, giữ nhân công lao động. Vì vậy, doanh nghiệp chấp nhận gần như phi lợi nhuận. Kinh doanh có lúc này lúc khác nên doanh nghiệp chấp nhận và chủ động thích ứng", ông Anh nói.

z4332590377085_3011934ce5f5dd592b08d4484783cabc

Nhiều doanh nghiệp kỳ vọng hoạt động sản xuất, kinh doanh trong thời gian tới sẽ tốt hơn. Ảnh: T.V.

Trong khi đó, ông Lê Hoàng Khánh Nhựt, Tổng Giám đốc Công ty CP Cao su Đà Nẵng (DRC) cho biết, mặc dù hoạt động sản xuất kinh doanh có giảm sút do thị trường chung của cả nước khó khăn. Nhưng bù lại, thị phần xuất khẩu tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái.

"Hiện sản phẩm của DRC xuất khẩu ở hơn 40 quốc gia. Dù thị trường thế giới có những tác động tiêu cực nhưng xuất khẩu của công ty vẫn giữ được và bù đắp cho thị phần nội địa tốt. Chỉ có hiệu quả sản xuất chưa cao như mong muốn, nhưng kế hoạch thì vẫn đạt", ông Nhựt cho biết.

Theo ông Nhựt, hiện DRC vẫn đảm bảo việc làm cho hơn 1.800 lao động. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp xuất khẩu hiện nay là chênh lệch tỷ giá hối đoái giữa đồng Việt Nam và đồng USD khá cao, ảnh hưởng nhiều đến doanh thu và lợi nhuận của công ty.

"DRC tin tưởng hoạt động sản xuất, kinh doanh quý II/2023 sẽ tốt hơn. Từ tháng 4/2023 chúng tôi đã nhìn thấy những xu hướng tốt lên ở các đơn hàng ở cả xuất khẩu và nội địa. Chúng tôi đã khởi động dự án nhà máy công suất 1 triệu lốp Radial và vẫn đang tiếp tục thực hiện giai đoạn tiếp theo (mở thầu dự án) để dự án hoàn thành đúng tiến độ", ông Nhựt thông tin.

Doanh nghiệp "thắt lưng buộc bụng"

Ông Phạm Bắc Bình, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa TP. Đà Nẵng cho biết, suy thoái kinh tế toàn cầu là khó khăn chung, vì vậy, tất cả các doanh nghiệp phải cố gắng "thắt lưng buộc bụng" để vượt qua.

"Thời điểm này là lúc để doanh nghiệp xem xét lại, nếu doanh nghiệp nào không tái cơ cấu thì sẽ có nhiều hơn nguy cơ sự cố và bị đào thải", ông Bình nói.

Theo ông Bình, các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa có lợi thế hơn các doanh nghiệp lớn khi có khả năng tái cơ cấu nhanh hơn. Bởi đây là giai đoạn khó khăn nhiều biến động nhưng cũng là cơ hội để tái cơ cấu và tái phát triển sản xuất kinh doanh.

Ông Bình cũng cho hay, TP. Đà Nẵng hiện đi đầu trong ban hành và thực hiện các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp. Tuy nhiên, các chính sách này chỉ áp dụng với một số đối tượng giới hạn và có những điều kiện cụ thể. Mà điều kiện cần lớn nhất đó là dự án tốt và có tính minh bạch trong tài chính.

Theo kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của doanh nghiệp ngành chế biến chế tạo TP. Đà Nẵng cho thấy, có đến hơn 50,7% doanh nghiệp cho rằng sản xuất kinh doanh qúy I/2023 khó khăn hơn so với quý IV/2022. Tuy nhiên, lại có tới 74,6% doanh nghiệp lạc quan tình hình sản xuất kinh doanh quý II/2023 sẽ ổn định hoặc khởi sắc và tốt hơn quý I/2023.

Ngoài ra, cũng có 74,6% doanh nghiệp tin tưởng tình hình tiêu thụ của quý II/2023 sẽ ổn định hoặc tăng hơn so với quý I/2023. Phần nhiều các doanh nghiệp cũng tin tưởng đơn đặt hàng trong quý II/2023 sẽ tăng trưởng trở lại.

Với năm 2023, Đà Nẵng chọn chủ đề "Năm tập trung khơi thông các nguồn lực, thu hút đầu tư, giữ vững tăng trưởng kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội". Để thực hiện có hiệu quả chủ đề của năm, thành phố đã đặt ra nhiều nội dung công việc.

Trong đó, tiếp tục thực hiện có hiệu quả 15 chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn thành phố do HĐND và UBND thành phố ban hành, đặc biệt là Nghị quyết quy định chính sách hỗ trợ lãi suất đối với các tổ chức vay vốn để đầu tư các dự án phát triển kinh tế xã hội quan trọng trên địa bàn thành phố.

Ngoài ra, ban hành Nghị quyết quy định Chính sách khuyến khích xã hội hóa trên địa bàn thành phố; hoàn thiện thủ tục, quy trình tiếp cận thuận lợi nguồn vốn vay từ Quỹ Đầu tư phát triển thành phố…

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25155.00 25475.00
EUR 26606.00 26713.00 27894.00
GBP 30936.00 31123.00 32079.00
HKD 3170.00 3183.00 3285.00
CHF 27180.00 27289.00 28124.00
JPY 158.79 159.43 166.63
AUD 16185.00 16250.300 16742.00
SGD 18268.00 18341.00 18877.00
THB 665.00 668.00 694.00
CAD 18163.00 18236.00 18767.00
NZD   14805.00 15299.00
KRW   17.62 19.25
DKK   3573.00 3704.00
SEK   2288.00 2376.00
NOK   2265.00 2353.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ