Bài toán khó của sếp ngân hàng

Nhàđầutư
Các chuyên gia đánh giá quy định mới thể hiện quyết tâm của nhà làm luật trong việc siết chặt, kiểm soát sở hữu chéo, làm sạch hệ thống tín dụng. Tuy nhiên để phát huy hiệu quả sẽ phải tiến hành đồng thời với nhiều biện pháp căn cơ hơn.
NGHI ĐIỀN
23, Tháng 11, 2017 | 15:12

Nhàđầutư
Các chuyên gia đánh giá quy định mới thể hiện quyết tâm của nhà làm luật trong việc siết chặt, kiểm soát sở hữu chéo, làm sạch hệ thống tín dụng. Tuy nhiên để phát huy hiệu quả sẽ phải tiến hành đồng thời với nhiều biện pháp căn cơ hơn.

duong-cong-minh-nhadautu.vn

 Ông Dương Công Minh đã khẳng định sẽ rời ghế Chủ tịch Tập đoàn Him Lam để tuân thủ quy định pháp luật

Hết thời chủ doanh nghiệp làm sếp ngân hàng

Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các Tổ chức tín dụng vừa được Quốc hội thông qua ngày 20/11 quy định nhiều chức danh lãnh đạo của tổ chức tín dụng không được kiêm nhiệm các vị trí tương đương tại doanh nghiệp khác.

Cụ thể, Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT), Chủ tịch Hội đồng thành viên (HĐTV), Tổng giám đốc (Giám đốc) của TCTD không được đồng thời là Chủ tịch HĐQT, thành viên HĐQT, Chủ tịch HĐTV, thành viên HĐTV, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) hoặc các chức danh tương đương của doanh nghiệp khác".

Ngoài ra, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) và các chức danh tương đương của TCTD không được đồng thời là thành viên HĐQT, thành viên HĐTV, thành viên Ban kiểm soát của tổ chức tín dụng khác, trừ trường hợp tổ chức đó là công ty con của tổ chức tín dụng. 

Luật còn quy định Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) và các chức danh tương đương của TCTD không được đồng thời là Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) hoặc các chức danh tương đương của doanh nghiệp khác.

Có hiệu lực từ 15/1/2018, quy định mới đang đưa đến một 'bài toán' hóc búa đối với nhiều chủ doanh nghiệp làm sếp ngân hàng hiện nay.

Theo tìm hiểu của Nhadautu.vn, hiện có không ít cái tên chịu sự điều chỉnh của quy định này.

Trong đó đáng chú ý là trường hợp ông  Dương Công Minh là Chủ tịch HĐQT của Sacombank và Tập đoàn Him Lam; Chủ tịch HĐQT Tiên Phong Bank ông Đỗ Minh Phú là Chủ tịch HĐQT Tập đoàn DOJI; ông Vũ Văn Tiền hiện đang kiêm nhiệm chức danh Chủ tịch HĐQT ở cả ABBank và Geleximco Group; Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Đồng Tâm Group ông Võ Quốc Thắng là Chủ tịch HĐQT Kiên Long Bank...

Không dễ siết sở hữu chéo

Chia sẻ với Nhadautu.vn, các chuyên gia trong ngành tài chính - ngân hàng đều đánh giá đây là quy định tích cực, thể hiện ý chí của nhà làm luật. Tuy nhiên vẫn không dễ siết sở hữu chéo. 

Theo TS Vũ Đình Ánh, để quy định mới tránh chỉ là hình thức, cần kết hợp nâng cao quản trị ngân hàng cũng như kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng. 

"Điểm then chốt của xử lý sở hữu chéo là phải nâng cao quản trị ngân hàng, nhằm tránh việc ngân hàng rơi vào tay một người hay một nhóm người. Thứ nữa là phải kiểm soát quan hệ của ngân hàng với các bên liên quan, ngăn chặn hiện tượng tuồn vốn cho công ty sân sau".

"Nếu không kết hợp chặt chẽ những biện pháp trên, thì việc bắt sếp ngân hàng phải từ nhiệm vị trí lãnh đạo tại doanh nghiệp khác sẽ chỉ mang tính hình thức, vì các đại gia dễ dàng thay thế người thân thích hoặc thuê người khác vào vị trí này nhưng bản thân họ vẫn là người trực tiếp điều hành", TS Vũ Đình Ánh nhận định.

Đồng quan điểm, chuyên gia tài chính, TS. Nguyễn Trí Hiếu cho rằng yêu cầu Chủ tịch ngân hàng phải chuyên tâm tập trung phục vụ ngân hàng là tích cực và phù hợp thông lệ quốc tế bởi điều hành ngân hàng là lĩnh vực phức tạp hơn so với ngành nghề khác. Một người kiêm nhiệm nhiều chức danh sẽ dẫn tới sao nhãng, phân tâm, giảm hiệu quả.

"Quy định thắt chặt là tốt, nhưng chưa phải căn cơ của vấn đề sở hữu chéo. Trong đại án Ngân hàng Xây dựng hay Ngân hàng Đại dương, lãnh đạo các ngân hàng này đã lập nhiều công ty con và dễ dàng thuê mướn bảo vệ, lái xe đứng tên nhằm rút ruột ngân hàng, gây thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng. Trách nhiệm lớn nhất theo tôi phải thuộc về cơ quan thanh, kiểm tra giám sát ngân hàng. Họ là những người có chức năng và quyền hạn để nắm rõ nhất thực trạng tại các ngân hàng, bởi vậy phải tăng cường theo dõi nhằm phát hiện bất thường", TS Nguyễn Trí Hiếu nói. 

Khi được hỏi liệu ông sẽ chọn đi hay ở lại ngân hàng nếu rơi vào trường hợp này, TS. Nguyễn Trí Hiếu (TS Hiếu từng sở hữu ngân hàng tại Mỹ) nói rằng đó là lựa chọn của cá nhân, và tuỳ vào quan điểm của mỗi người. Song theo ông, nhiều sếp ngân hàng sẽ chọn ở lại bởi đây là vị trí rất quyền lực và không dễ dàng có được, trong khi hoàn toàn có thể giữ nguyên ảnh hưởng tại các doanh nghiệp sân sau, nơi họ vẫn nắm vốn tuyệt đối.

Ngay sau khi Quốc hội thông qua Luật mới có quy định trên, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Him Lam, người vừa rời LienVietPostBank để chuyển sang làm Chủ tịch HĐQT Sacombank cách đây vài tháng khẳng định sẽ thôi chức tại Him Lam để tuân thủ quy định pháp luật. 

Trong khi đó, ông Võ Quốc Thắng, Chủ tịch Kiên Long Bank và Đồng Tâm Group cho biết việc ông chọn 'ghế' nào sẽ được trao đổi và quyết định trong cuộc họp với các cổ đông lần tới. 

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25188.00 25488.00
EUR 26599.00 26706.00 27900.00
GBP 30785.00 30971.00 31939.00
HKD 3184.00 3197.00 3301.00
CHF 27396.00 27506.00 28358.00
JPY 160.58 161.22 168.58
AUD 16138.00 16203.00 16702.00
SGD 18358.00 18432.00 18976.00
THB 669.00 672.00 700.00
CAD 18250.00 18323.00 18863.00
NZD   14838.00 15339.00
KRW   17.68 19.32
DKK   3572.00 3703.00
SEK   2299.00 2388.00
NOK   2277.00 2366.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ