Ghi nhanh kế hoạch của các ông chủ ngân hàng trong diện buộc phải chọn đi hay ở

Nhàđầutư
Chỉ còn hơn 1 tháng nữa để các ông chủ ngân hàng lên phương án, lựa chọn giữa việc đi hay ở lại ngân hàng, khi dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các TCTD có hiệu lực.
NGUYỄN THOAN
23, Tháng 11, 2017 | 11:37

Nhàđầutư
Chỉ còn hơn 1 tháng nữa để các ông chủ ngân hàng lên phương án, lựa chọn giữa việc đi hay ở lại ngân hàng, khi dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các TCTD có hiệu lực.

Chu-tich-ngan-hang

Các ông bà chủ ngân hàng buộc phải lựa chọn phương án đi hay ở trước ngày 15/1/2018  

Nhằm minh bạch hoá hoạt động ngân hàng, giảm triệt để tình trạng sở hữu chéo, công ty sân sau, nâng cao quản trị ngân hàng, loại bỏ vấn đề xung đột lợi ích, dự thảo Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Các TCTD được Quốc hội nhấn nút thông qua mới đây đã bổ sung quy định: Chủ tịch HĐQT của một ngân hàng sẽ không được đồng thời là Chủ tịch HĐQT, thành viên HĐQT, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) hoặc các chức danh tương đương của doanh nghiệp khác.

Như Nhadautu.vn đã thông tin, điểm qua có thể thấy khoảng hơn chục chủ tịch của ngân hàng đang vướng phải quy định mới này. Theo đó, từ nay tới thời điểm 15/1/2018, những ông chủ ngân hàng này buộc phải tuân theo quy định nêu trên và chọn lựa giữa việc làm chủ ngân hàng hay làm chủ doanh nghiệp. Dù làm chủ ngân hàng, hay chủ doanh nghiệp thì các "đại gia" này cũng đều phải tính tới phương án, kế hoạch cụ thể để thoái lui sao cho an toàn và đỡ ảnh hưởng tới doanh nghiệp nhất.

Trả lời PV Nhadautu.vn về kế hoạch trong thời gian tới, ông Đỗ Quang Hiển, Chủ tịch HĐQT ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) cho biết: Mới nhận được thông tin Quốc hội thông qua dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các TCTD và có biết quy định nêu trên. "Đã là Luật thì phải tuân thủ và tôi không có ý kiến gì về quy định này!" - bầu Hiển nói.

Trả lời về kế hoạch của ông Đỗ Minh Phú tại Doji và TPBank, đại diện truyền thông Tập đoàn Vàng bạc đá quý Doji cho biết: Đã biết quy định sẽ áp dụng từ ngày 15/1/2018 và doanh nghiệp cũng sẽ buộc phải tuân theo quy định này. Tuy nhiên, hiện Doji vẫn chưa có phương án cụ thể nào về việc vị trí Chủ tịch HĐQT sẽ được chuyển cho ai hay như thế nào.

Bình luận thêm về vấn đề này, đại diện Doji cho biết: Với ông Đỗ Minh Phú, Chủ tịch HĐQT Doji, kiêm Chủ tịch HĐQT TPBank, Doji được ví như là đứa con, còn TPBank được ví như tình yêu. Hiện nay cả 2 người con của ông Phú là bà Đỗ Vũ Phương Anh (SN 1980) và ông Đỗ Minh Đức (SN 1983) đều đang giữ chức vụ cao tại Doji. Không loại trừ trường hợp ông Phú có thể chuyển giao vị trí Chủ tịch HĐQT Doji của mình cho một trong 2 người con.

Ngoài 2 ông chủ ngân hàng SHB và TPBank thì còn thêm nhiều vị cũng đang ở thế lưỡng nan. Trả lời câu hỏi về phương án đi hay ở của các ông Đặng Khắc Vỹ, Chủ tịch HĐQT VIB và bà Nguyễn Thị Nga, Chủ tịch HĐQT Seabank, đại diện truyền thông 2 ngân hàng này đều cho biết, hiện chưa nắm được phương án cụ thể của Chủ tịch HĐQT và HĐQT. Tuy nhiên, đây là quy định trong Luật nên buộc ngân hàng sẽ phải tuân theo, cho đến trước ngày 15/8/2018 khi dự thảo Luật có hiệu lực.

Đại diện truyền thông VIB cho biết: Hiện chưa có phương án cuối cùng, nhưng cũng đang xây dựng lộ trình để thực thi quy định mới. Quan điểm của VIB, đã là quy định thì phải tuân theo, các ngân hàng khác làm thế nào thì VIB cũng sẽ làm như vậy. Cùng với đó, đại diện VIB cho rằng, luật vừa ra thì cũng cần có thời gian để lên lộ trình và phương án thực thi cụ thể.

Riêng trường hợp của ông Nguyễn Tiến Dũng, tân Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Quốc Dân (NCB), nhiều người vẫn cho rằng ông Dũng vừa là Chủ tịch HĐQT ngân hàng vừa kiêm Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Gami. Tuy nhiên, theo thông tin xác nhận mới đây của đại diện NCB, ông Dũng không còn đứng tên ở bất cứ vị trí chủ chốt nào tại Gami nữa, vì thế ông Dũng cũng không nằm trong trường hợp các ông chủ ngân hàng trong diện buộc phải chọn đi hay ở vào ngày 15/1/2018 tới đây.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25188.00 25488.00
EUR 26599.00 26706.00 27900.00
GBP 30785.00 30971.00 31939.00
HKD 3184.00 3197.00 3301.00
CHF 27396.00 27506.00 28358.00
JPY 160.58 161.22 168.58
AUD 16138.00 16203.00 16702.00
SGD 18358.00 18432.00 18976.00
THB 669.00 672.00 700.00
CAD 18250.00 18323.00 18863.00
NZD   14838.00 15339.00
KRW   17.68 19.32
DKK   3572.00 3703.00
SEK   2299.00 2388.00
NOK   2277.00 2366.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ