Anh quốc tính bung thêm 8 'cảng mở' để kích thích phát triển kinh tế

Dự kiến đến cuối 2021 này, sẽ có thêm 8 cửa khẩu hàng hải, đường sông hoặc sân bay tại Anh quốc được nhận quy chế 'freeport', tức đặc khu miễn thuế nhập khẩu, nhằm tạo sức mạnh kích thích phát triển kinh tế, theo tin từ BBC.
CHÍ THÀNH
04, Tháng 03, 2021 | 22:01

Dự kiến đến cuối 2021 này, sẽ có thêm 8 cửa khẩu hàng hải, đường sông hoặc sân bay tại Anh quốc được nhận quy chế 'freeport', tức đặc khu miễn thuế nhập khẩu, nhằm tạo sức mạnh kích thích phát triển kinh tế, theo tin từ BBC.

Theo đó, một phần quan trọng của Luật Ngân sách mà Bộ trưởng Tài chính Rishi Sunak trình bày trước Quốc hội Anh cho tài khoá 2021-22 là dự án mở nhiều 'cảng tự do' hay cảng mở (freeports) trên khắp nước Anh.

freeportgettyimages

Có 30 cảng và sân bay ở nước Anh đã đăng ký nhận quy chế 'cửa khẩu tự do' nhưng chỉ có 8 được chọn. Ảnh minh họa Getty Images

Các vùng khác của Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland dự kiến có thêm ít nhất hai 'freeport' nữa.

Khi Anh còn đang đàm phán với Liên hiệp châu Âu (EU), Thủ tướng Anh Boris Johnson nói hồi năm 2019 Anh không thể mở các cửa khẩu - đặc khu tự do thương mại vì còn là thành viên EU.

Nay, các ràng buộc đó không còn, nên theo lời Bộ trưởng Tài chính Sunak, các cửa khẩu tự do này sẽ là "cú hích cho kinh tế nước Anh'.

Ông Sunak còn chia sẻ trên Twitter trong ngày 03/03/2021 đồ họa ghi các địa danh sẽ được biến thành 'freeport'.

Đáng chú ý là vùng hạ lưu sông Thames gồm một phần của thủ đô London cũng sẽ nhận quy chế 'cửa khẩu - cảng tự do' như vậy', theo những gì chính phủ Anh công bố.

Không chỉ ở England mà Scotland, Wales và Bắc Ireland sẽ công bố các địa điểm trúng thầu mở 'cảng tự do' sắp tới nhưng chưa rõ con số và địa điểm.

Freeport là gì?

Tám cảng tự do mới ở England gồm: Sân bay East Midlands, Felixstowe và Harwich, Vùng Humber, Vùng đô thị Liverpool City, Plymouth, Solent, Sông Thames gồm một phần London, và Teesside

Tại Scotland, các đặc khu xuất nhập khẩu sẽ có tên là 'green ports' (cảng xanh), hàm ý phát triển cần bền vững, vì môi trường.

Cromarty, Aberdeen và Dundee là các địa danh được báo Scotland nêu ra gần đây như 'ứng viên' nhận quy chế 'cảng xanh'.

Tại Wales, chính phủ hy vọng biến một phần Newport, hoặc Cardiff và Barry thành 'freeport' sẽ ngay lập tức giúp tạo ra nhiều việc làm.

Ở Bắc Ireland, tin tức nói các chính trị gia địa phương đang vận động chính phủ trung ương cho mở ít nhất một cảng tự do, hoặc ở Larne, hoặc vùng East Antrim.

Tuy thế, vì thoả thuận Brexit đặt Bắc Ireland trong khu vực thuế quan EU, tầm vóc của cảng tự do ở đây có thể bị hạn chế, như đặt ra chế độ thuế VAT đơn giản hóa hơn hiện nay.

Theo BBC Business đánh giá lại các hoạt động của bảy cửa khẩu tự do mà Anh từng vận hành (1984-2021) thì 'freeport' thực chất là đặc khu kinh tế - tài chính (special economic zone) phục vụ xuất nhập khẩu quốc tế và nhận đầu tư thương mại.

"Hàng hóa tới 'cửa khẩu tự do' sẽ được miễn thuế nhập nếu chỉ tạm nhập tái xuất sang lãnh thổ khác.

Hàng sẽ phải đóng thuế nếu nhập vào nước Anh. Các mức thuế, bảo hiểm xã hội, tiền thuê mặt bằng đều thấp hơn mức bình thường."

"Công ty có thể nhập nguyên vật liệu vào để sản xuất, chế biến trong các khu chế xuất này và chịu thuế doanh nghiệp thấp".

Anh từng có các 'freeport' gồm Liverpool, Southampton và cảng Tilbury trên sông Thames, phía Đông London.

Nhưng tám cửa khẩu tự do mới sẽ có tầm vóc lớn hơn nhiều, dự kiến mỗi cơ sở rộng khoảng 45 km.

Tuy thế các dự án freeport của chính phủ Anh đang bị phe đối lập chỉ trích là việc dồn sức vào hàng chục 'freeport' trên cả nước chỉ thu hút nguồn vốn vào những điểm nhỏ, gây mất cân bằng kinh tế, và có thể thất thu về thuế cho ngân sách.

Cảng tự do và các thương cảng trên thế giới

Thống kê của Hạ viện Hoa Kỳ nói đến cuối 2020 có khoảng 3.500 'đặc khu xuất nhập khẩu' có thể gọi là 'freeport' ở 135 nước.

Một khi còn nằm trong Khu vực Thuế quan của EU, Anh không thể nào phát triển cơ chế cảng tự do được vì quy chế thuế xuất nhập khẩu của EU.

Nay, tham vọng của Boris Johnson và Đảng Bảo thủ với ước mơ từ lâu nay là biến vùng London thành 'Singapore bên sông Thames' có cơ hội thành hiện thực.

Trong lịch sử thế giới, người Anh đã từng mở ra nhiều thương cảng với quy chế xuất nhập khẩu cởi mở trên toàn cầu, mà Singapore, Hong Kong là nổi tiếng hơn cả ở châu Á.

Người di dân Đức cũng lập ra các 'freeport' tại lục địa Bắc Mỹ, còn người Hà Lan lập ra cảng New Amsterdam mà nay là một phần của thành phố New York.

Hà Tiên trấn thời các chúa Nguyễn của Việt Nam cũng là một thương cảng có tính chất tương tự.

Đô thị Hội An từng đóng vai trò quan trọng cho thương thuyền Nhật, Hà Lan, Bồ Đào Nha ở vùng Đông Nam Á.

Sang thời hiện đại, tùy mức độ, tầm vóc của cơ chế lãnh thổ đặc biệt mà người ta có thiên đường thuế (tax havens, nhỏ nhất), cho tới cảng tự do (chủ yếu nhắm vào xuất nhập khẩu) và đặc khu kinh tế (SEZ- khái niệm rộng nhất).

Việc thiết kế các khu vực đặc biệt về thuế quan tuy đem lại nguồn lợi kinh tế nhưng cũng hay bị phê phán là 'gây mất chủ quyền' cho nước sở tại.

Tờ The Guardian hôm 03/03 có bài viết nói kế hoạch 'freeport' của Anh là 'sleaze port' (cảng nhầy nhụa), hàm ý chế độ thuế ưu đãi chỉ có lợi cho giới chủ giàu có, bỏ tiền vào để 'trốn thuế'.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25187.00 25487.00
EUR 26723.00 26830.00 28048.00
GBP 31041.00 31228.00 3224.00
HKD 3184.00 3197.00 3304.00
CHF 27391.00 27501.00 28375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16226.00 16291.00 16803.00
SGD 18366.00 18440.00 19000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18295.00 18368.00 18925.00
NZD   14879.00 15393.00
KRW   17.79 19.46
DKK   3588.00 3724.00
SEK   2313.00 2404.00
NOK   2291.00 2383.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ