TP.HCM nói gì về 4 vị trí được đề xuất làm cảng biển ở Cần Giờ?

Trong số 4 vị trí được đề xuất để làm cảng biển ở Cần Giờ, Sở GTVT TP.HCM cho rằng, nên nghiên cứu quy hoạch cảng biển chuyên dụng và thực hiện trung chuyển hàng hoá bằng đường thủy nội địa tại vị trí thứ 4 là khu vực tiếp giáp luồng Cái Mép - Thị Vải (thuộc địa phận Cù Lao Ông Chó).
KỲ PHONG
27, Tháng 09, 2020 | 16:31

Trong số 4 vị trí được đề xuất để làm cảng biển ở Cần Giờ, Sở GTVT TP.HCM cho rằng, nên nghiên cứu quy hoạch cảng biển chuyên dụng và thực hiện trung chuyển hàng hoá bằng đường thủy nội địa tại vị trí thứ 4 là khu vực tiếp giáp luồng Cái Mép - Thị Vải (thuộc địa phận Cù Lao Ông Chó).

Sở Giao thông vận tải (GTVT) TP.HCM vừa có văn bản trình UBND thành phố, về việc góp ý kiến quy hoạch phát triển cảng biển TP.HCM trong quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo Sở GTVT, báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 của CTCP Tư vấn xây dựng công trình Hàng Hải (đơn vị tư vấn) lập, dự kiến bổ sung quy hoạch cảng container, tổng hợp, hàng rời tại 4 vị trí trên địa bàn huyện Cần Giờ.

Vị trí thứ nhất là khu vực tiếp giáp sông Lòng Tàu (xã Bình Khánh), dự kiến quy hoạch cảng biển quy mô 250 ha, có thể đón tàu 30.000 - 50.000 DWT. Ở vị trí này, có thể kết nối giao thông thuận lợi với tuyến cao tốc Bến Lức - Long Thành đang được xây dựng nên có khả năng xem xét nghiên cứu bổ sung quy hoạch cảng biển.

Tuy nhiên, Sở GTVT cho rằng, cần nghiên cứu diện tích khu dịch vụ phía sau cầu cảng.

20190405_112352

Một góc khu vực biển 30 tháng 4, Cần Giờ. Ảnh minh họa.

Trong khi đó, tại vị trí thứ 2, khu vực giáp sông Lòng Tàu (thuộc xã Thạnh An), dự kiến quy hoạch cảng biển với quy mô 50 ha, có thể đón tàu đến 100.000 DWT, nằm trong vùng đệm khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ. Theo Sở GTVT, vị trí này không có quy hoạch giao thông bộ kết nối nên đề xuất không nghiên cứu.

Đối vị trí thứ 3, khu vực tiếp giáp luồng Sài Gòn - Vũng Tàu (thuộc xã Long Hoà), dự kiến quy hoạch cảng biển quy mô 150 ha, có thể tàu đến 150.000 DWT, nằm trong vùng đệm Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ.

Tại vị trí này, Sở GTVT đánh giá là có kết nối giao thông vào tuyến đường Rừng Sác, nằm tại cửa biển, tiếp nhận được tàu biển có tải trọng lớn và tiếp nhận được tàu khách quốc tế.

Nếu nghiên cứu quy hoạch cảng biển cần nghiên cứu phát triển cảng trung chuyển hàng hoá chủ yếu bằng đường thủy, hạn chế tối đa vận chuyển đường bộ. Đồng thời, Sở GTVT TP.HCM đề xuất cần lấy ý kiến Bộ TN&MT đối với quy hoạch vì nằm trong vùng đệm khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ.

Cuối cùng, là vị trí tiếp giáp luồng Cái Mép - Thị Vải (thuộc địa phận Cù Lao Ông Chó), dự kiến quy hoạch cảng biển chuyên dụng với quy mô 100 ha, có thể đón tàu đến 200.000 DWT.

Đánh giá về vị trí này, Sở GTVT TP.HCM cho rằng, tuy không có quy hoạch giao thông đường bộ kết nối vào cảng nhưng do nằm tại cửa biển giáp với tuyến luồng hàng hải quan trọng là tuyến Luồng Cái Mép - Thị Vải và luồng Sài Gòn - Vũng Tàu nên có thể tiếp nhận được tàu biển có tải trọng lớn.

Do đó, khu vực này nên nghiên cứu quy hoạch cảng biển chuyên dụng và thực hiện trung chuyển hàng hoá bằng đường thủy nội địa.

Ngoài 4 vị trí được đề xuất nói trên, đơn vị tư vấn cũng đề xuất xem xét nghiên cứu quy hoạch cảng biển nước sâu tại bờ phải sông Thị Vải, khu vực Cù Lao Gò Gia, huyện Cần Giờ để phục vụ tàu biển 80.000 DWT. Cảng này được để xuất quy hoạch giai đoạn sau năm 2030.

Bên cạnh đó, Sở GTVT cũng đề xuất xem xét nghiên cứu mở rộng khu cảng biển Cát Lái (là khu cảng biển chính của TP.HCM trong giai đoạn hiện nay) trên sông Đồng Nai về phía thượng lưu (đoạn từ rạch Ông Nhiêu đến sông Tắc) phục vụ cho tàu biển trọng tải đến 30.000 DWT.

Đồng thời, Sở GTVT TP.HCM còn thống nhất đề xuất nghiên cứu phát triển thêm khoảng 600 m cầu cảng tại khu đất tiếp giáp bến cảng Tân Cảng Phú Hữu (Bến cảng Bến Nghé), quận 9 về phía hạ lưu đế đảm bảo tính liên tục với hệ thống cầu cảng hiện hữu và phù hợp với quy hoạch sử dụng đất.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25157.00 25457.00
EUR 26777.00 26885.00 28090.00
GBP 31177.00 31365.00 32350.00
HKD 3185.00 3198.00 3304.00
CHF 27495.00 27605.00 28476.00
JPY 161.96 162.61 170.17
AUD 16468.00 16534.00 17043.00
SGD 18463.00 18537.00 19095.00
THB 674.00 677.00 705.00
CAD 18207.00 18280.00 18826.00
NZD 0000000 15007.00 15516.00
KRW 0000000 17.91 19.60
       
       
       

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ