Ảnh hưởng cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, doanh nghiệp Trung Quốc tìm cơ hội đầu tư vào Hà Nội thông qua VAFIE

Nhàđầutư
Theo GS Nguyễn Mại, từ đầu năm đến nay, nhiều đoàn doanh nghiệp Trung Quốc đã đến Việt Nam tìm hiểu cơ hội đầu tư. Trong đó có 3 lĩnh vực các nhà đầu tư Trung Quốc quan tâm đó là: dệt may, sản xuất sợi; da giày; các dự án năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, nhất là điện gió, điện mặt trời.
ANH MAI
22, Tháng 05, 2019 | 06:26

Nhàđầutư
Theo GS Nguyễn Mại, từ đầu năm đến nay, nhiều đoàn doanh nghiệp Trung Quốc đã đến Việt Nam tìm hiểu cơ hội đầu tư. Trong đó có 3 lĩnh vực các nhà đầu tư Trung Quốc quan tâm đó là: dệt may, sản xuất sợi; da giày; các dự án năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, nhất là điện gió, điện mặt trời.

Ngày 20/5 vừa qua, Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) đã có buổi gặp gỡ với Hội thương mại Viên Châu tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) để tìm hiểu cơ hội đầu tư vào Việt Nam.

Hội thương mại Viên Châu tỉnh Quảng Đông là một Hội thương mại doanh nghiệp được thành lập với mục đích đoàn kết, dịch vụ và thúc đẩy sự phát triển kinh tế của khu Viên Châu.

Chia sẻ tại buổi gặp gỡ với các nhà đầu tư đến từ Trung Quốc, GS.TSKH Nguyễn Mại - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) cho biết, sau 30 năm, Việt Nam đã thu hút được 26 nghìn dự án đầu tư nước ngoài với tổng số vốn 350 tỷ USD, vốn thực hiện khoảng 200 tỷ USD.

66DA007C-C0AA-4EDE-87D9-745F1F121D50

Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) gặp gỡ Hội thương mại Viên Châu, tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) ngày 20/5.

"Tất nhiên, so với Trung Quốc, thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam chỉ bằng 1/10. Vừa rồi, trong cuộc chiến thương mại, Mỹ công bố có 22 nghìn doanh nghiệp Mỹ đầu tư vào Trung Quốc. Tức là chỉ riêng số doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư vào Mỹ đã gần bằng toàn bộ số doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam", GS Nguyễn Mại nói.

Hiện Hàn Quốc đứng đầu các quốc gia, vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với khoảng 55 tỷ USD, trong đó Samsung là nhà đầu tư lớn nhất. Samsung hiện nay đã có vốn thực hiện 17,5 tỷ USD với gần 200 nghìn lao động tại Việt Nam. Mỗi năm Samsung xuất khẩu vào khoảng 60 tỷ USD, chiếm 24% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Samsung Việt Nam hiện nay là cứ điểm sản xuất điện thoại thông minh xuất khẩu đi thế giới, GS Nguyễn Mại thông tin tới các nhà đầu tư đến từ Hội thương mại Viên Châu tỉnh Quảng Đông.

"Hiện nay, chúng tôi đang có một chiến lược mới về đầu tư nước ngoài. Trong đó, những điểm chính trong định hướng mới đó là: thay đổi về định hướng đầu tư nước ngoài, tiếp cận theo hướng mới của CMCN 4.0 (chẳng hạn, trong lĩnh vực năng lượng, sẽ tiếp cận điện mặt trời, điện gió thay vì điện than); khuyến khích đầu tư vào công nghiệp hiện đại như điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo...; khuyến khích các dịch vụ hiện đại, đặc biệt là trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính. Chúng tôi dự kiến sẽ xây dựng khoảng 100 nghìn doanh nghiệp công nghệ hiện đại. Đây là điều cần thiết nhất để thay đổi định hướng thu hút đầu tư nước ngoài", GS Nguyễn Mại cho biết.

EAF78563-9165-4502-AB03-147DDB92397C

GS Nguyễn Mại chia sẻ thông tin về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam với các nhà đầu tư.

Đề cập đến những thay đổi về chính sách ưu đãi, GS Nguyễn Mại cho biết, Việt Nam có ưu đãi về thuế, đất đai và thời gian thực hiện dự án gắn với quy mô. "Sắp tới chúng tôi sẽ phân biệt các ưu đãi cho từng địa phương. Các thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM sẽ có các chính sách ưu đãi khắt khe hơn, chỉ ưu đãi các dự án công nghệ cao. Những địa phương khác sẽ được ưu đãi nhiều hơn về tài chính", theo GS Nguyễn Mại.

Đánh giá về đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam, Chủ tịch VAFIE nói: "Hiện nay, đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam chưa nhiều lắm với khoảng hơn 10 tỷ USD. Nhưng tương lai, chúng tôi đánh giá đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam sẽ tăng nhanh vì các doanh nghiệp Trung Quốc có nhu cầu đầu tư ra nước ngoài, trong đó Việt nam là thị trường tương đối hấp dẫn, tăng trưởng nhanh".

Theo GS Nguyễn Mại, từ đầu năm đến nay, nhiều đoàn doanh nghiệp Trung Quốc đã đến Việt Nam để tìm hiểu cơ hội đầu tư. Trong đó, có 3 lĩnh vực mà các nhà đầu tư Trung Quốc quan tâm đó là: dệt may, sản xuất sợi; da giày; các dự án năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, nhất là điện gió, điện mặt trời. "Các lĩnh vực này rất thích hợp với định hướng đầu tư vào Việt Nam", GS Nguyễn Mại khẳng định.

GS Nguyễn Mại cũng thông tin thêm, Trung Quốc cũng rất phát triển khi tham gia vào thị trường chứng khoán của Việt Nam. Trong 4 tháng đầu năm 2019, thị trường Việt Nam tiếp nhận 14 tỷ USD đầu tư nước ngoài, trong đó một nửa là đầu tư vào thị trường chứng khoán, với nhiều cá nhân và tổ chức của Trung Quốc tham gia.

Phát biểu tại buổi gặp gỡ, ông Chu Vĩ Huy - Chủ tịch Hội thương mại Viên Châu tỉnh Quảng Đông cho hay, Hiệp hội mong muốn thông qua buổi đối thoại trực tiếp này để tìm kiếm cơ hội đầu tư vào Việt Nam.

Chủ tịch Hội thương mại Viên Châu tỉnh Quảng Đông cho biết Hiệp hội được thành lập vào năm 2017, với hơn 90 doanh nghiệp thành viên, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, công nghiệp chế tạo.

4F45E449-F3FF-4CD0-B315-6313D6C65B1F

Lãnh đạo Hội thương mại Viên Châu tỉnh Quảng Đông trao đổi thông tin về đầu tư tại Việt Nam với lãnh đạo VAFIE.

"Chúng tôi đã hình thành một chuỗi sản xuất kiện toàn trong lĩnh vực may mặc với khoảng hơn 120 triệu sản phẩm. Thị trấn của chúng tôi đã trở thành một hình mẫu mới của thời trang Trung Quốc. Vì vậy, hôm nay chúng tôi đến đây để khảo sát với mong muốn tìm kiếm cơ hội đầu tư vào Việt Nam. CHúng tôi cũng rất muốn đến Việt Nam đầu tư, mong muốn có sự cống hiến cho kinh tế Việt Nam. Chúng tôi hy vọng có thể áp dụng công nghệ của chúng tôi với những tư duy, kỹ thuật mới để phát triển", ông Chu Vĩ Huy nói.

Ông Lý Dịu Tuyền - Thư ký Hội thương mại Viên Châu tỉnh Quảng Đông băn khoăn: "Dưới sức ảnh hưởng của chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, nhiều doanh nghiệp Trung Quốc muốn đầu tư vào Đông Nam Á, đặc biệt là Hà Nội của Việt Nam. Trong thời điểm, mọi người đều hướng đến Hà Nội, liệu có xảy ra tình trạng thiếu thốn về đất đai, nguồn nhân lực chất lượng cao cho các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài mong muốn đầu tư vào đây?".

Trả lời câu hỏi này, GS Nguyễn Mại cho biết, trước đây nhiều nhà đầu tư nước ngoài cũng băn khăn về nguồn nhân lực chất lượng cao. Tuy nhiên, GS Nguyễn Mại dẫn đánh giá của lãnh đạo Samsung cho rằng năng suất của công nhân Việt Nam hiện bằng 95% năng suất của công nhân Trung Quốc. Cách đây 3 tháng, Samsung đã giới thiệu tại Malaysia 2 mẫu điện thoại mới nhất của hãng và hai tác giả của hai mẫu điện thoại này là hai người Việt Nam. 

"Nếu các ngài muốn đầu tư công nghệ thông tin vào đây, chúng tôi có trung tâm xúc tiến đầu tư hỗ trợ các ngài tìm kiếm cơ hội đầu tư tại Hà Nội. Hà Nội có khu công nghệ cao 1.200 ha cũng đang có nhu cầu thu hút đầu tư. Tại đây, có đủ đất và các điều kiện ưu đãi, hạ tầng xã hội, trường học, bệnh viện để nhà đầu tư nước ngoài có thể đầu tư tại Việt Nam", GS Nguyễn Mại nói.

Tại buổi gặp gỡ, lãnh đạo một công ty dệt may của Trung Quốc bày tỏ mong muốn đầu tư vào lĩnh vực dệt may tại Hà Nội.

Về trường hợp này, lãnh đạo VAFIE cho hay: "Dứt khoát ngành công nghiệp này phải có khu bảo vệ môi trường để đáp ứng yêu cầu chất thải rắn của Việt Nam. Tất nhiên chúng tôi không khuyến khích đầu tư các dự án dệt may ở Hà Nội mà nên nằm tại các tỉnh ngoài Hà Nội như Nam Định".

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25188.00 25488.00
EUR 26599.00 26706.00 27900.00
GBP 30785.00 30971.00 31939.00
HKD 3184.00 3197.00 3301.00
CHF 27396.00 27506.00 28358.00
JPY 160.58 161.22 168.58
AUD 16138.00 16203.00 16702.00
SGD 18358.00 18432.00 18976.00
THB 669.00 672.00 700.00
CAD 18250.00 18323.00 18863.00
NZD   14838.00 15339.00
KRW   17.68 19.32
DKK   3572.00 3703.00
SEK   2299.00 2388.00
NOK   2277.00 2366.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ