Ám ảnh nợ xấu, từ 'tê' đến 'liệt'
Đợt bùng phát dịch COVID – 19 lần thứ tư đang tiếp tục “quật ngã” nhiều doanh nghiệp. Hết đường xoay xở, cạn nguồn thu, không có dòng tiền trả nợ, nhiều doanh nghiệp (DN) và hộ kinh doanh rơi vào khó khăn, thậm chí đối diện nguy cơ có thể bị siết nợ thu hồi tài sản.

DN vận tải kêu cứu
Những ngày đầu tháng 6 miền Bắc oi nóng, hàng trăm taxi, xe khách của Công ty Thương mại và Dịch vụ Đất cảng nằm phơi sương, phơi nắng dưới cái nóng hơn 40 độ C ở kho bãi tại Hải Phòng. Và ngày nào, ông chủ hãng xe này cũng cùng nhân viên xuống khởi động xe cho đỡ hỏng máy móc và ngóng ngày hết dịch bệnh. Cũng như nhiều DN vận tải khác, hãng xe này chưa khắc phục hết những thua lỗ do ảnh hưởng từ mấy đợt dịch trước. Nay, bão COVID-19 tiếp tục ập đến, đẩy DN vào tình cảnh tồi tệ hơn rất nhiều.
Ông Khúc Hữu Thanh Hải, Giám đốc Công ty CP Vận tải, Thương mại và Dịch vụ Đất Cảng chia sẻ, tổng số xe DN đang sở hữu khoảng hơn 300, bao gồm xe khách, taxi và du lịch. Hiện, chỉ có khoảng 20% hoạt động cầm chừng.
“Chạy cũng chết mà không chạy cũng chết. Ngoài việc cắt giảm tối đa chi phí để cố gắng cầm cự, chúng tôi tạm thời chưa đưa ra được cách gì khác để giải quyết”, ông Hải nói.
Nói về nguyện vọng, ông Hải cho biết: “Chúng tôi muốn ngân hàng giảm lãi suất về mức 3-5%/năm chứ hiện vẫn trả lãi gần 9%/năm là cao quá. Những đợt dịch trước, DN chưa được giảm lãi hay khoanh nợ và đang thế chấp bằng xe nên nếu không huy động từ nguồn khác trả nợ, chắc chắn doanh nghiệp sẽ vỡ trận”.
Tương tự, ông Nguyễn Thanh Tùng, Tổng giám đốc Công ty Thiên Thảo Nguyên ngậm ngùi chia sẻ, bãi xe rộng hàng héc ta công ty thuê lại ở Linh Đàm (Hà Nội) giờ chứa hàng trăm xe đắp chiếu, phơi mưa nắng. “Giờ tiền bến bãi hằng ngày đã là gánh nặng với doanh nghiệp, doanh nghiệp đã tê liệt”, ông Tùng nói.
Trước đây, công ty có hơn 300 đầu xe, giờ thanh lý còn khoảng 100 xe 4 - 45 chỗ, tuy nhiên công suất chạy hiện tại cũng chỉ đạt 10%.
Ông Tùng cũng đề nghị các ngân hàng khoanh gốc và lãi đến cuối năm 2021 hoặc ân hạn gốc và lãi vay trong thời hạn 6 tháng để DN sử dụng nguồn tiền này vào tái đầu tư, phục vụ cho hoạt động của công ty. Đây cũng là mong muốn của nhiều doanh nghiệp kinh doanh vận tải du lịch.
Mới đây, Hiệp hội taxi Ba miền (Hà Nội, Đà Nẵng, TPHCM) vừa có văn bản gửi Thủ tướng kiến nghị hỗ trợ các DN vận tải vượt qua khó khăn trước đại dịch COVID-19. Theo hiệp hội, dịch COVID-19 bùng phát lần thứ 4 ở nhiều tỉnh thành trên cả nước đã làm cho hoạt động kinh doanh của các DN vận tải taxi lâm vào tình trạng vô cùng khó khăn; một số doanh nghiệp nguy cơ bị phá sản. Hiệp Hội taxi Ba miền kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo hệ thống ngân hàng áp dụng các giải pháp hỗ trợ về vốn cho DN. Cụ thể, giảm từ 3 đến 5% lãi suất cho vay, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ, cho vay mới để bổ sung vốn lưu động khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh.
Bị doạ siết nợ, bán tài sản thế chấp
Chị Mai, chủ một DN kinh doanh có gần 10 đầu xe du lịch (Thanh Xuân - Hà Nội) kể, hai tuần trước, chị bất ngờ bị ngân hàng siết nợ kéo xe về bãi ngay,do trễ hạn trả nợ gần 2 tháng khoản vay 2 tỷ đồng (đã trả được 500 triệu, còn nợ gần 1,5 tỷ đồng). Câu chuyện chỉ được tạm hoãn khi chị phải chạy vạy đôn đáo lo nộp đủ tiền gốc, lãi và phạt nợ quá hạn, để xin ngân hàng trả xe về. Tuy nhiên, đến giờ, chị Mai vẫn nơm nớp, bởi đang bị “treo” khoản nợ hai chiếc xe thế chấp khác và lời doạ của nhân viên thu hồi nợ: Sẽ thu xe ngay nếu khi ngân hàng yêu cầu mà chủ xe không tất toán được.
Tìm hiểu của PV Tiền Phong ít ngày trước cho thấy, một chủ DN sở hữu khách sạn tại Nha Trang (Khánh Hoà) đã có đơn gửi đến Thủ tướng Chính phủ và Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng. Theo lời DN này, năm 2018, ông xây một khách sạn 5 sao hoành tráng với tổng vốn đầu tư lên tới 500 tỷ, trong đó 50% là vốn đối ứng của DN, 50% là vay nợ ngân hàng. Tháng 12/2019 khách sạn đi vào hoạt động, chưa được 1 tháng thì dịch COVID -19 ập đến. Cũng từ đó đến nay, khách sạn lay lắt hoạt động với thời gian đóng cửa nhiều hơn mở. Không có dòng tiền vào, cạn vốn là lí do khiến DN luôn chật vật xoay xở trả nợ ngân hàng chậm, hoặc thành nợ quá hạn.
Qua đơn gửi lên Thủ tướng và Thống đốc, điều DN mong mỏi là ngân hàng cho phép được khoanh nợ, giãn nợ thêm lần nữa để có sức cầm cự tới lúc dịch được kiểm soát, khách sạn hoạt động trở lại. Trong đơn ông viết: “Nhân viên xử lý nợ của ngân hàng gọi điện giục tôi bán tài sản thế chấp là khách sạn để trả nợ. Nhưng đó là điều tôi không hề muốn. Dịch là bất khả kháng, chỉ mong ngân hàng cho tôi cơ hội cầm cự thời gian này”, ông chia sẻ.
Lo nợ xấu dềnh lên
Theo Thông tư 03 sửa đổi, ngân hàng thương mại được giữ nguyên nhóm nợ và cơ cấu để DN được tiếp tục vay (có hiệu lực ngày 17/5/2021). Thời gian cơ cấu lại thời hạn trả nợ, kể cả trường hợp gia hạn nợ phải phù hợp với mức độ ảnh hưởng của dịch và không vượt quá 12 tháng. Tuy nhiên, chỉ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với số dư nợ đáp ứng đầy đủ các điều kiện gồm: Các khoản nợ phát sinh trước ngày 10/6/2020 từ hoạt động cho vay, cho thuê tài chính; phát sinh nghĩa vụ trả nợ gốc, lãi trong thời gian từ 23/1/2020 đến 31/3/2021; khách hàng không có khả năng trả nợ gốc, lãi theo hợp đồng, thỏa thuận cho vay, cho thuê tài chính đã ký do doanh thu, thu nhập giảm bởi ảnh hưởng của dịch COVID-19.
Hiện 5 ngân hàng chiếm thị phần lớn về cho vay mua ô tô là VIB, Shinhan Bank, Techcombank, VPBank và TPBank. Có ngân hàng thừa nhận, nợ xấu tăng trong quý đầu năm 2020 chủ yếu đến từ khách hàng cá nhân vay mua ô tô. Phụ trách quản lý tài sản nợ đã thu hồi của một ngân hàng tại Hà Nội cho biết: Từ đầu năm đến nay, số ô tô thu hồi của khách hàng tăng nhanh, thu cả hàng trăm chiếc nhưng bán thì chẳng được bao nhiêu, càng để càng hư hại. “Có nhiều xe mang đấu giá tới 4-5 lần chẳng ai mua. Mỗi lần đấu giá lại giảm 5%, tới lần thứ 4 giá giảm 20% so với định giá ban đầu, vậy nhưng đến nay vẫn để không. Bãi xe của ngân hàng giờ đã đầy, còn xe để lâu ngày cũng hỏng nhưng luật đã quy định, ngân hàng không thể không siết nợ khi món vay toàn tiền trăm triệu tới cả tỷ đồng”, vị này kể.
Từng xử lý nợ xấu của VAMC, ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư ký hiệp hội Ngân hàng (nguyên Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế NHNN) chỉ ra: Với đợt COVID lần thứ tư bùng phát, DN thực sự khó khăn và liên quan đến giữ nguyên nhóm nợ, cho vay tiếp, chúng tôi nhận thấy các ngân hàng cũng đang cố gắng hỗ trợ. “Tuy nhiên, ngân hàng sẽ phải phân loại kỹ dự án, khoản vay, tránh có thể bị lợi dụng tranh thủ “quy” hết về đổ lỗi cho COVID. Với tình hình hiện tại, dự báo, nợ xấu nhiều ngân hàng tăng dù đã trích lập”, ông Hùng nói.
Làm sao để hạn chế tình cảnh ngân hàng siết nợ đẩy doanh nghiệp vào khó khăn? Theo ông Hùng, ngân hàng cũng là DN, trung gian đứng ra huy động vốn rồi cho vay lại nên nếu có vấn đề gì về khoản vay, họ cũng phải chịu trách nhiệm. DN không trả được nợ, nợ xấu ngân hàng ắt dềnh lên. “Câu chuyện đợt bão COVID lần này đã đến hồi phải chuyển lên “tầng cao” hơn. Muốn hỗ trợ cộng đồng DN, Chính phủ cần có giải pháp tổng thể, với gói hỗ trợ khoản vay hay lãi suất ưu đãi dành cho doanh nghiệp bị tác động bởi dịch bệnh”, ông Hùng nhấn mạnh.
Trao đổi với PV Tiền Phong, lãnh đạo NHNN cho hay, thời gian qua, ngành ngân hàng cố gắng xử lý để “tháo” nguy cơ không được vay vốn tiếp cho doanh nghiệp và hạn chế nợ xấu cho ngân hàng. Số liệu từ NHNN cho thấy, tính đến ngày 5/4/2021, các tổ chức tín dụng đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho 262 nghìn khách hàng với dư nợ khoảng 357 nghìn tỷ đồng; miễn, giảm, hạ lãi suất cho hơn 663 nghìn khách hàng với dư nợ 1,27 triệu tỷ đồng…
(Theo Tiền Phong)
- Cùng chuyên mục
Ông Trump tuyên bố Iran và Israel ngừng bắn, cổ phiếu dầu khí lao dốc
Trong khi các cổ phiếu dầu khí đồng loạt lao dốc, thì chỉ số đại diện sàn HoSE tăng hơn 5 điểm với số mã tăng lên đến 181 cổ phiếu.
Tài chính - 24/06/2025 11:07
Cổ phiếu VIC sẽ tiếp tục 'kéo' VN-Index?
Nhiều công ty chứng khoán lạc quan đánh giá VN-Index có thể tiếp tục tăng điểm trong các phiên tới, song một số đơn vị cho rằng vùng giá hiện tại không đủ hấp dẫn để giải ngân mua mới.
Tài chính - 24/06/2025 06:45
Động lực giúp VN-Index lên vùng cao nhất 3 năm
VN-Index tiếp tục lên vùng cao mới với động lực đến từ nhóm Vingroup, dầu khí và bất động sản khu công nghiệp. Câu chuyện thuế quan sẽ là tâm điểm tuần này.
Tài chính - 23/06/2025 16:07
Giá dầu tăng mạnh, cổ phiếu dầu khí 'hút tiền'
Trong khi chỉ số đại diện sàn HoSE điều chỉnh nhẹ, nhiều cổ phiếu dầu khí tăng điểm mạnh, có mã còn tăng hết biên độ.
Tài chính - 23/06/2025 11:58
Lộ diện nhóm nhà đầu tư nước ngoài muốn tái cơ cấu SCB, bà Trương Mỹ Lan có động thái mới
Thông qua sự hợp tác cùng các đối tác trong và ngoài nước, nhóm nhà đầu tư của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đã đề xuất phương án tỷ USD nhằm tái cơ cấu ngân hàng SCB.
Tài chính - 23/06/2025 08:17
Một 'chương' mới của Hoàng Huy Group
Bước hợp nhất CRV vào HHS đánh dấu hoàn tất quá trình tái cấu trúc hệ sinh thái Hoàng Huy Group, mở ra giai đoạn phát triển mới với nhiều kỳ vọng cho tập đoàn này.
Tài chính - 23/06/2025 07:02
Qua ‘bể dâu’, loạt doanh nghiệp tri ân nhân viên bằng cổ phiếu
Nhiều doanh nghiệp muốn phát hành cổ phiếu thưởng hoặc chào bán giá ưu đãi cho nhân viên, số lượng lên đến hàng chục triệu đơn vị như Novaland, TTC AgriS, HAGL.
Tài chính - 23/06/2025 06:45
Giữ tỷ trọng hợp lý để hạn chế rủi ro thị trường
Trong bối cảnh nhiều yếu tố rủi ro vẫn hiện hữu, các chuyên gia khuyến nghị nhà đầu tư nên giữ danh mục ở trạng thái cân bằng, tránh gia tăng tỷ trọng quá mức.
Tài chính - 22/06/2025 09:09
Nhiều doanh nghiệp trong nhóm FLC triệu tập đại hội cổ đông bất thường
Các công ty FLC Group, FLC Faros (ROS), HAI Agrochem (HAI) và FLC Stone (AMD) đã đồng loạt ra nghị quyết triệu tập ĐHĐCĐ bất thường.
Tài chính - 22/06/2025 06:45
Triển vọng cổ phiếu hóa chất
Căng thẳng địa chính trị ở khu vực Trung Đông đã khiến cổ phiếu hóa chất trở thành điểm sáng trên thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp hóa chất nào cũng được hưởng lợi từ thông tin này.
Tài chính - 21/06/2025 08:40
Vốn mỏng, TCO Holdings phát triển ngành gạo thế nào?
TCO Holdings mới tham gia vào khâu sấy, sây sát và đánh bóng trong chuỗi ngành gạo. Doanh nghiệp đang xin giấy phép xuất khẩu gạo trực tiếp.
Tài chính - 21/06/2025 08:16
Tín dụng TP.HCM tăng 3,89%
Đến cuối tháng 5/2025, tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn TP.HCM đạt hơn 4,1 triệu tỷ đồng, tăng 3,89% so với cuối năm 2024 và tăng 13,64% so với cùng kỳ.
Tài chính - 20/06/2025 14:52
Đạm Cà Mau chuẩn bị chi hơn 1.000 tỷ đồng trả cổ tức
Ngay sau cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên 2025, Đạm Cà Mau triển khai phương án chia cổ tức tiền mặt tỷ lệ 20% cho cổ đông, giữa tháng 7 sẽ thực hiện thanh toán.
Tài chính - 19/06/2025 15:02
Vietcap và VNDirect bị VSDC ‘tuýt còi’ vì sửa lỗi sau giao dịch nhiều lần
Vietcap bị VSDC đình chỉ hoạt động lưu ký chứng khoán trong 3 ngày, VNDirect bị khiển trách do nhiều lần sửa lỗi sau giao dịch trong tháng 5.
Tài chính - 19/06/2025 14:45
Top cổ phiếu tăng/giảm mạnh nửa đầu năm
10 mã tăng mạnh nhất sàn HoSE trong năm 2025 có sự xuất hiện của bộ đôi VIC (116,28%) và VHM (74%). Đây cũng là hai cổ phiếu ảnh hưởng tích cực nhất với VN-Index khi đóng góp lần lượt 43,9 điểm và 26,91 điểm.
Tài chính - 19/06/2025 07:39
Dự án ‘sống còn’ Aqua City của Novaland hoàn tất gỡ vướng pháp lý
Dự án Aqua City của Novaland vừa hoàn tất gỡ vướng pháp lý sau 3 năm. Đây là tín hiệu tích cực nối dài chuỗi gỡ khó cho các dự án của tập đoàn.
Tài chính - 18/06/2025 14:56
- Đọc nhiều
-
1
Kịch bản Mỹ áp thuế 46% đối với Việt Nam sẽ 'không xảy ra'
-
2
Vốn FDI toàn cầu giảm mạnh - mức thấp nhất sau gần 3 thập kỷ
-
3
Giá nhà đất vẫn tăng sau nhiều chỉ đạo, Chính phủ nói gì?
-
4
Thị trường chứng khoán sẽ biến động mạnh nếu Hoa Kỳ tham gia xung đột Israel-Iran
-
5
EU kỳ vọng đạt mức thuế quan đối ứng từ 10% với Hoa Kỳ
Đáng đọc
- Đáng đọc
Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Bộ tứ trụ cột' để giúp đất nước cất cánh
Sự kiện - Update 1 month ago
Thủ tướng: Cần truyền cảm hứng cho doanh nhân cống hiến vì đất nước
Sự kiện - Update 1 month ago
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 2 month ago