ABBank và những câu hỏi lớn trước thềm Đại hội cổ đông

Nhàđầutư
Theo BCTC kiểm toán năm 2019, ABBank báo lãi 1.273 tỷ đồng - con số vừa đủ làm hài lòng cổ đông trong ĐHĐCĐ sắp tới. Tuy nhiên, sẽ còn nhiều vấn đề mà HĐQT cần phải giải đáp khi nợ xấu tăng cao, các chỉ tiêu tài chính và yêu cầu của NHNN đều chưa được thực hiện.
ĐÌNH VŨ
08, Tháng 04, 2020 | 14:56

Nhàđầutư
Theo BCTC kiểm toán năm 2019, ABBank báo lãi 1.273 tỷ đồng - con số vừa đủ làm hài lòng cổ đông trong ĐHĐCĐ sắp tới. Tuy nhiên, sẽ còn nhiều vấn đề mà HĐQT cần phải giải đáp khi nợ xấu tăng cao, các chỉ tiêu tài chính và yêu cầu của NHNN đều chưa được thực hiện.

ABBank

ABBank báo lãi 1.273 tỷ đồng năm 2019

Lợi nhuận tăng cao 

Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank) vừa công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2019 với nhiều điểm đáng chú ý.

Theo đó, tại ĐHĐCĐ năm 2019, ABBank đặt mục tiêu tổng tài sản đạt 105.720 tỷ đồng (tăng 17%), huy động đạt 82.609 tỷ đồng, dư nợ đạt 61.323 tỷ đồng và mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 1.220 tỷ đồng (tăng 35%).

Xét trên các chỉ tiêu nêu trên, kết quả kinh doanh năm 2019 của ABBank đều không đạt được theo kế hoạch, trừ mục tiêu lợi nhuận. Cụ thể, tổng tài sản đến cuối năm 2019 là 102.556 tỷ đồng (thấp hơn 3%) so với kế hoạch; huy động đạt 69.574 tỷ đồng, tăng 11% so với đầu năm nhưng mới đạt 82% kế hoạch năm; dư nợ khách hàng đạt 56.802 tỷ đồng, tăng 10% so với đầu năm nhưng cũng chỉ đạt 92% kế hoạch; Riêng mục tiêu lợi nhuận trước thuế ABBank đạt 1.273 tỷ đồng, nhỉnh hơn kế hoạch 53 tỷ đồng.

Năm 2019, hoạt động kinh doanh chính của ABBank diễn ra suôn sẻ, ghi nhận thu nhập lãi thuần tăng 19% lên mức 6.525 tỷ đồng. Nhờ tiết giảm chi phí lãi, chỉ tăng 17%, nên thu nhập lãi thuần tăng khá cao thêm 21% so với năm 2018 lên mức 2.478 tỷ đồng. 

Ngoài tăng trưởng khá ở hoạt động tín dụng, hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư cũng ghi nhận tăng trưởng mạnh thêm 55% lên mức 578 tỷ đồng. Lãi thuần từ hoạt động khác cũng tăng lên 190 tỷ đồng, trong khi năm 2018 ghi nhận lỗ 38 tỷ đồng.

Tuy nhiên, các mảng kinh doanh còn lại của ABBank năm 2019 đều suy giảm so với năm 2018. Cụ thể, lãi thuần từ hoạt động dịch vụ giảm 72% chỉ còn 193 tỷ đồng; Lãi thuần từ kinh doanh ngoại hối cũng giảm nhẹ, còn 195 tỷ đồng.

Tổng chi phí hoạt động và chi phí dự phòng rủi ro tín dụng của ABBank năm 2019 cũng tăng khá cao thêm lần lượt 12% và 57% ở mức 1.870 tỷ đồng và 494 tỷ đồng.

Với kết quả kinh doanh nêu trên, năm 2019 ABBank báo lãi trước thuế 1.273 tỷ đồng, tăng 37% so với năm 2018 - là kết quả vừa đủ để làm vừa lòng cổ đông trong ĐHĐCĐ thường niên sẽ diễn ra trong thời gian tới.

Nhiều câu hỏi trước thềm ĐHĐCĐ

Dù các chỉ tiêu huy động và tín dụng đều chỉ đạt 82% và 92% so với kế hoạch đề ra, ABBank vẫn đạt mục tiêu lợi nhuận cả năm 2019. Tuy nhiên, diễn biến cùng chiều với lợi nhuận, nợ xấu của nhà băng này cũng có dấu hiệu đi lên. 

Theo bảng phân tích chất lượng nợ cho vay, tính đến cuối năm 2019, tỷ lệ nợ xấu ABBank tăng lên mức 2,3% (trong khi năm 2018 là 1,8%), là mức trung bình khá so với mặt bằng chung của hệ thống ngân hàng thương mại.

Trong đó nợ nhóm 3, nhóm 4 tăng mạnh lần lượt lên cao gấp 2 và 2,2 lần so với năm 2018 lên mức 291 tỷ đồng và 423 tỷ đồng. 

Số trái phiếu đặc biệt VAMC mà ABBank đang duy trì là 1.088 tỷ đồng. Nếu cộng cả nợ xấu đang tồn đọng tại VAMC và nợ xấu hiện thời thì con số nợ xấu của ABBank năm 2019 là 4,2%.

Với số dư nợ trái phiếu tại VAMC 1.088 tỷ đồng, mỗi năm ABBank phải trích ra phần lớn lợi nhuận để dự phòng rủi ro cho số trái phiếu đặc biệt này. Cụ thể năm 2019 ABBank phải trích lập 364 tỷ đồng, còn năm 2018 là 904 tỷ đồng cho khoản nợ xấu tại VAMC.

Cùng với đó, với mức dư nợ của nợ xấu là 1.312 tỷ đồng (chưa tính của VAMC), ABBank mới chỉ trích lập 732 tỷ đồng rủi ro cho vay, thì tỷ lệ bao phủ nợ xấu của ABBank ở mức 55% là mức thấp so với các ngân hàng trong hệ thống hiện nay. 

Năm 2020 đã đi hết quý đầu tiên. Đây là năm quan trọng của ngành ngân hàng khi hàng loạt các yêu cầu về chỉ tiêu tài chính, chuẩn mực như Basel II, yêu cầu niêm yết trên thị trường chứng khoán của Ngân hàng Nhà nước với các ngân hàng thương mại sẽ hết hạn.

ABBank đã tuân thủ Basel II theo Thông tư 41 của NHNN từ ngày 1/1/2020, tuy nhiên vẫn đang để ngỏ về yêu cầu niêm yết, lên sàn chứng khoán trong năm nay. Không những thế việc nợ xấu tồn đọng quá nhiều tại VAMC khiến ngân hàng phải trích lập hàng trăm tỷ đồng mỗi năm cũng là một vấn đề lớn mà ABBank cần sớm giải quyết trong thời gian tới. Nợ xấu cũ chưa qua thì cùng với đó là tỷ lệ nợ xấu mới đang tăng mạnh đang đặt ra câu hỏi lớn của ABBank trong năm tài chính 2020.

Mối quan hệ với Geleximco

Các tài sản có khác của ABBank năm 2019 giảm 10% so với đầu năm với các khoản phải thu giảm hơn 1 nửa. Trong đó, đáng chú ý có khoản phải thu đến CTCP Xuất nhập khẩu Tổng hợp Hà Nội (Geleximco), cổ đông lớn của ABBank - liên quan đến hợp đồng bán chứng khoán. Cụ thể là khoản phải thu bán chứng khoán là 35,8 tỷ đồng. Ngân hàng và các công ty con đã lập dự phòng cho toàn bộ khoản phải thu này. 

Hiện nay ABBank vẫn còn 2 khoản uỷ thác đầu tư tại Geleximco và Công ty Cổ phần Tân Hoàng Cầu lần lượt là 69 tỷ đồng và 200 tỷ đồng. 

Được biết, 2 khoản uỷ thác đầu tư này đều có mục đích để đầu tư vào bất động sản. Cụ thể, với khoản vốn góp 69 tỷ tại Geleximco nhằm khai thác và xây dựng khu C thuộc Dự án Khu đô thị Lê Trọng Tấn. Khoản đầu tư này đến hạn vào ngày 11/9/2020.

Với khoản vốn góp 200 tỷ Tân Hoàn Cầu có mục đích để xây dựng dự án Trung tâm thương mại, dịch vụ và nhà văn phòng tại khu đất địa

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24600.00 24610.00 24930.00
EUR 26213.00 26318.00 27483.00
GBP 30551.00 31735.00 31684.00
HKD 3105.00 3117.00 3219.00
CHF 27051.00 27160.00 28008.00
JPY 159.87 160.51 167.97
AUD 15844.00 15908.00 16394.00
SGD 18015.00 18087.00 18623.00
THB 664.00 667.00 694.00
CAD 17865.00 17937.00 18467.00
NZD   14602.00 15091.00
KRW   17.66 19.27
DKK   3523.00 3654.00
SEK   2299.00 2389.00
NOK   2259.00 2349.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ