9 dự án khơi thông đường thủy quốc gia phía Nam

PHAN CƯỜNG
08:28 09/07/2021

Theo các chuyên gia, việc ưu tiên đầu tư đường thủy, hàng hải cho khu vực phía Nam là rất cần thiết nhằm khai thác tiềm năng to lớn về sông nước khu vực này.

Bộ GTVT vừa có báo cáo tổng hợp kết quả quy hoạch năm ngành quốc gia về GTVT thời kỳ 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2050, trong đó có danh mục các dự án ưu tiên đầu tư về đường thủy - hàng hải.

Theo đó, từ nay đến năm 2030, Bộ GTVT sẽ ưu tiên đầu tư chín dự án giao thông đường thủy nội địa, cảng logistics khu vực Đông Nam bộ và ĐBSCL để khai thông tuyến đường thủy - hàng hải khu vực này.

Hơn 87.750 tỉ đồng đầu tư chín dự án

Cụ thể, khu vực Đông Nam bộ, Bộ GTVT ưu tiêu đầu tư nâng cấp hai dự án quan trọng.

Thứ nhất, đầu tư nâng cấp tuyến luồng Cái Mép - Thị Vải từ phao số “0” vào khu bến cảng container Cái Mép (Bà Rịa-Vũng Tàu) với số vốn là 1.400 tỉ đồng.

Thứ hai, kêu gọi đầu tư khu bến cảng và logistics Cái Mép Hạ (Bà Rịa-Vũng Tàu) với nguồn vốn 23.000 tỉ đồng. Dự án hiện đã được tổ chức thi ý tưởng quy hoạch.

Đối với dự án này, UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cũng đã tổ chức lập và phê duyệt quy hoạch phân khu xây dựng tỉ lệ 1/2.000 với tổng diện tích lập quy hoạch 1.763 ha (Trung tâm logistics và bến cảng Cái Mép Hạ, 1.122 ha; trung tâm năng lượng sạch 198 ha, mặt nước 443 ha).

p9hinhbai_zhch

Từ nay tới năm 2030, Bộ GTVT sẽ tập trung thực hiện chín dự án nhằm khơi thông giao thông thủy quốc gia phía Nam. Ảnh: HẢI DƯƠNG

Trước vị trí quan trọng của trung tâm logistics Cái Mép Hạ, chính phủ Hà Lan và Bỉ đã có nhiều công hàm gửi Thủ tướng Chính phủ đề nghị giao cho liên danh nhà đầu tư EU - Việt Nam gồm: Hateco - Bisix - Boskalis - Tpei thực hiện dự án. Đáng chú ý, Besix và Boskalis đều là những tập đoàn lâu đời từng đầu tư nhiều công trình hàng hải, vận tải biển trên thế giới.

Tại khu vực ĐBSCL, Bộ GTVT sẽ ưu tiên đầu tư bảy dự án. Cụ thể, bộ sẽ đầu tư khu bến cảng Trần Đề - Sóc Trăng (50.000 tỉ đồng); nâng cấp tuyến kênh Chợ Gạo, giai đoạn 2 (1.500 tỉ đồng); phát triển các hành lang đường thủy và logistics khu vực phía Nam (5.700 tỉ đồng); nâng cao tĩnh không các tuyến đường thủy nội địa quốc gia (1.200 tỉ đồng).

Ba dự án còn lại thuộc các dự án nâng cấp tuyến đường thủy nội địa. Các dự án này gồm: Kênh Mương Khai - Đốc Phủ Hiền, tuyến giao thông quan trọng nối sông Tiền và sông Hậu thuộc tỉnh Đồng Tháp với 2.276 tỉ đồng; sông Hàm Luông tỉnh Bến Tre với 877 tỉ đồng; tuyến luồng Hà Tiên - Rạch Giá - Cà Mau với 1.800 tỉ đồng).

Báo cáo của Bộ GTVT cũng cho biết một trong những tồn tại thời gian qua là việc đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông còn chậm so với quy hoạch và chưa đáp ứng nhu cầu phát triển.

“Nhiều tuyến đường thủy nội địa chưa được nâng cấp đồng bộ, một số luồng hàng hải chưa được đầu tư đáp ứng nhu cầu vận tải, chậm đầu tư kết nối các phương thức vận tải khác” - báo cáo của Bộ GTVT nêu.

Đầu tư đường thủy để giảm tải cho đường bộ

Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, TS Phạm Văn Hùng, Phó Phân viện trưởng Phân viện Khoa học công nghệ GTVT phía Nam, nhận định: “Rất dễ để thấy tuyến kênh Chợ Gạo và một số đoạn tuyến khác về đường thủy khu vực phía Nam thời gian qua vẫn kẹt liên tục, chưa thể khai thông”.

Theo ông Hùng, về mặt tổng thể, chúng ta phải phát triển đường thủy để giảm tải trọng và bớt lưu lượng cho đường bộ, hàng không và đường sắt. Bởi trong bối cảnh hiện nay đường bộ cao tốc về miền Tây hay khu Đông Nam bộ chưa có nhiều.

“Vấn đề là các dự án đường thủy, hàng hải khi nào đầu tư, đoạn nào quan trọng? Những vấn đề này cần cân nhắc trước khi triển khai và chỉ triển khai theo trọng điểm để có hiệu quả phát triển kinh tế. Mặt khác, về đường thủy, khi lưu lượng lưu thông nhiều, ta nên chú ý đến vấn đề chống sạt lở” - ông Hùng góp ý.

Về góc độ hiệu quả kinh tế, TS Ngô Trí Long, chuyên gia kinh tế, cho rằng hạ tầng cơ sở, giao thông được ví như “mạch máu” phát triển kinh tế. Hiện nay chúng ta dễ nhận thấy vấn đề yếu nhất là liên quan đến đầu tư phát triển hạ tầng.

“Về miền Tây, có lợi thế về kênh rạch, sông ngòi thì hướng phát triển đường thủy là cần thiết trong bốn phương thức đường bộ, đường sắt, đường thủy và hàng không. Ngoài ra, đầu tư đường thủy thì chi phí cũng thấp hơn nhưng cần quan tâm đến vấn đề nạo vét và cầu cảng cho tốt” - ông Long phân tích.

Ông Long cũng nêu quan điểm việc kết nối hạ tầng giao thông thủy phía Nam là quan trọng nhằm phát triển kinh tế khu vực này cũng như khai thác hết tiềm năng vốn có về sông nước ở phía Nam.

Đã đầu tư nhiều dự án đường thủy nội địa, hàng hải

Trong báo cáo về các dự án đường thủy, hàng hải trên cả nước, Bộ GTVT cho biết thời gian qua ngành giao thông đã đầu tư nhiều dự án đường thủy nội địa, hàng hải.

Cụ thể, về đường thủy nội địa: Ngành giao thông đã cải tạo, nâng cấp 17 tuyến vận tải (đạt 38% mục tiêu) với tổng chiều dài 3.317 km (đạt 54%); 165 cảng hàng hóa (đạt 127%), 12 cảng khách (đạt 32%). Đồng thời đưa vào khai thác các tuyến vận tải sông pha biển và tuyến vận tải ven biển Bắc - Nam.

Về hàng hải: Ngành giao thông đã nâng cấp, cải tạo luồng sông Hậu, luồng Lạch Huyện, luồng Cái Mép - Thị Vải và thực tế đã áp dụng các phương án đảm bảo an toàn để đón tàu trọng tải đến 214.000 DWT/18.000 TEU vào cảng quốc tế Cái Mép.

Cạnh đó, ngành giao thông đã đầu tư, nâng cấp đưa vào khai thác 575 cầu cảng với 94 km (đạt 81% mục tiêu) với tổng công suất khoảng 750 triệu tấn, trong đó có hai cảng biển cửa ngõ quốc tế (Lạch Huyện, Cái Mép - Thị Vải).

(Theo PLO)

  • Cùng chuyên mục
Ông Mai Tiến Dũng, Dương Văn Thái bị khai trừ Đảng

Ông Mai Tiến Dũng, Dương Văn Thái bị khai trừ Đảng

Ban Chấp hành Trung ương Đảng khai trừ ra khỏi Đảng đối với ông Dương Văn Thái, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang và ông Mai Tiến Dũng, cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ. Đồng thời, cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng đối với ông Lê Thanh Hải, cựu Bí thư TP.HCM.

Sự kiện - 16/05/2024 19:04

Trung ương bầu bổ sung 4 Ủy viên Bộ Chính trị, giới thiệu nhân sự Chủ tịch Quốc hội

Trung ương bầu bổ sung 4 Ủy viên Bộ Chính trị, giới thiệu nhân sự Chủ tịch Quốc hội

Ông Lê Minh Hưng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương; ông Nguyễn Trọng Nghĩa, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; bà Bùi Thị Minh Hoài, Trưởng Ban Dân vận Trung ương và ông Đỗ Văn Chiến, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được bầu bổ sung vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.

Sự kiện - 16/05/2024 18:49

Đại tướng Lương Cường giữ chức vụ Thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường giữ chức vụ Thường trực Ban Bí thư

Bộ Chính trị báo cáo Ban Chấp hành Trung ương Đảng về việc quyết định phân công Đại tướng Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tham gia Ban Bí thư và giữ chức vụ Thường trực Ban Bí thư.

Sự kiện - 16/05/2024 18:30

Trung ương đồng ý cho bà Trương Thị Mai thôi giữ các chức vụ

Trung ương đồng ý cho bà Trương Thị Mai thôi giữ các chức vụ

Trong thời gian giữ cương vị Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương, bà Trương Thị Mai đã có một số vi phạm, khuyết điểm. Nhận thức rõ trách nhiệm trước Đảng và Nhân dân, bà Mai đã có đơn xin thôi giữ các chức vụ được phân công và nghỉ công tác.

Sự kiện - 16/05/2024 18:16

SLINK – Sản phẩm kết tinh từ sự thấu hiểu khách hàng và sáng tạo của con người SHB

SLINK – Sản phẩm kết tinh từ sự thấu hiểu khách hàng và sáng tạo của con người SHB

SLINK là sản phẩm từ ý tưởng sáng tạo, đổi mới của cán bộ nhân viên SHB qua thời gian lắng nghe khách hàng. Trong môi trường văn hóa thúc đẩy đổi mới, sáng tạo với Chiến lược Chuyển đổi mạnh mẽ và toàn diện, ngân hàng và con người SHB đã tạo nên các giải pháp dịch vụ thiết thực mang tới khách hàng.

Doanh nghiệp - 16/05/2024 16:12

Thủy điện Nước Trong - Quảng Ngãi đang làm ăn ra sao?

Thủy điện Nước Trong - Quảng Ngãi đang làm ăn ra sao?

Trong năm 2024, CTCP Thủy điện Nước Trong đặt kế hoạch doanh thu khá khiêm tốn với chỉ 90,9 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế chỉ khoảng 37,5 tỷ đồng, giảm sâu so với kết quả đạt được trong năm 2023.

Tài chính - 16/05/2024 16:03

Midland không đủ năng lực, kinh nghiệm làm khu dân cư hơn 1.500 tỷ đồng ở Lạng Sơn

Midland không đủ năng lực, kinh nghiệm làm khu dân cư hơn 1.500 tỷ đồng ở Lạng Sơn

CTCP Dịch vụ và Đầu tư Bất động sản Midland là nhà đầu tư duy nhất đăng ký thực hiện dự án Khu dân cư Hồ Sơn 3 có tổng mức đầu tư hơn 1.545 tỷ đồng ở Lạng Sơn nhưng nhà thầu này đã không đáp ứng được các yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm do Lạng Sơn đưa ra.

Bất động sản - 16/05/2024 15:45

‘Biến lớn’ tại DRH Holdings: Đơn vị kiểm toán bất ngờ ngưng hợp tác

‘Biến lớn’ tại DRH Holdings: Đơn vị kiểm toán bất ngờ ngưng hợp tác

DRH Holdings chậm nộp BCTC kiểm toán 2023 và BCTN do cần thống nhất với đối tác về phương án tái cấu trúc để cung cấp cho kiểm toán xem xét, đánh giá khả năng hoạt động liên tục. Song, đến ngày 14/5, đơn vị kiểm toán bất ngờ thông báo ngưng hợp tác.

Tài chính - 16/05/2024 14:59

Khai mạc Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Khai mạc Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Tổng Bí thư đề nghị Trung ương quan tâm thảo luận cụ thể về Tờ trình và dự thảo Chỉ thị, làm rõ mục đích, yêu cầu, nội dung đại hội đảng bộ các cấp và công tác chuẩn bị nhân sự và bầu cử cấp ủy.

Sự kiện - 16/05/2024 14:01

Jeff Bezos tiết lộ bí quyết thành công của Amazon 25 năm trước: 'Nhân viên cần khiếp sợ khách hàng'

Jeff Bezos tiết lộ bí quyết thành công của Amazon 25 năm trước: 'Nhân viên cần khiếp sợ khách hàng'

Quay trở lại những năm 90 của thế kỷ trước, tỷ phú Jeff Bezos đã lập kỷ lục khi hy vọng nhân viên của mình sẽ thức dậy với nỗi khiếp sợ ở trên giường, đổ mồ hôi vì kinh hãi. Điều này trên thực tế mang lại một lợi ích lớn hơn: Đó là sự tôn trọng tới khách hàng, tạp chí Fortune viết.

Phong cách - 16/05/2024 13:22

Việt Nam lọt Top 20 thị trường có lượng người tiêu dùng lớn nhất thế giới

Việt Nam lọt Top 20 thị trường có lượng người tiêu dùng lớn nhất thế giới

Theo Savills, đến năm 2030, 9/20 thị trường quy mô người tiêu dùng lớn nhất thế giới sẽ nằm tại Châu Á - Thái Bình Dương, gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Pakistan, Bangladesh, Việt Nam, Thái Lan và Philippines. Điều này thể hiện sức ảnh hưởng của người tiêu dùng châu Á trong việc định hình thị trường bán lẻ toàn cầu.

Thị trường - 16/05/2024 12:48

NHNN dự kiến cho kéo dài thời gian giãn nợ, hoãn nợ đến hết năm 2024

NHNN dự kiến cho kéo dài thời gian giãn nợ, hoãn nợ đến hết năm 2024

NHNN vừa công bố dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 02 quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn đến hết năm 2024 thay vì chỉ đến cuối tháng 6/2024.

Tài chính - 16/05/2024 11:40

‘Duyên mỏng’ giữa An Gia với các đối tác chiến lược

‘Duyên mỏng’ giữa An Gia với các đối tác chiến lược

Ngay sau khi Bất động sản An Gia lên sàn, các đối tác chiến lược lần lượt rút vốn, chốt lời khoản đầu tư. Chủ tịch An Gia cho biết luôn rộng cửa chào đón cổ đông lớn, tổ chức vào cùng đồng hành phát triển dự án.

Tài chính - 16/05/2024 09:11

Đề nghị giải quyết dứt điểm các dự án 'treo' nhiều năm

Đề nghị giải quyết dứt điểm các dự án 'treo' nhiều năm

Dự án Gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2; công tác giải phóng mặt bằng, thu hồi đất dự án Cảng Hàng không Quốc tế Long Thành; đường Vành đai 4... được các đại biểu quan tâm về tiến độ, đồng thời đề nghị có giải pháp khắc phục hiệu quả, ngăn chặn lãng phí tài sản nhà nước, nguồn lực xã hội.

Sự kiện - 16/05/2024 09:08

Hàng loạt sàn giao dịch bất động sản 'rút lui' khỏi Phú Yên

Hàng loạt sàn giao dịch bất động sản 'rút lui' khỏi Phú Yên

Đã có tới 6/7 sàn giao dịch bất động sản (BĐS) ở Phú Yên tạm dừng hoạt động hoặc không còn hoạt động. Nguyên nhân chính vẫn là thị trường đang rơi vào tình trạng trầm lắng, nguồn cung không nhiều.

Đầu tư - 16/05/2024 06:30

Hà Nội tìm nhà đầu tư cho siêu dự án 35.183 tỷ đồng

Hà Nội tìm nhà đầu tư cho siêu dự án 35.183 tỷ đồng

Dự án khu đô thị thông minh - sinh thái tại các xã Tàm Xá, Vĩnh Ngọc, Xuân Canh, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội có diện tích khoảng 268 ha, với tổng mức đầu tư 35.183 tỷ đồng.

Bất động sản - 16/05/2024 06:30