Những tuyến đường thuỷ mới ở Đà Nẵng liệu sẽ thúc đẩy du lịch phát triển?

Nhàđầutư
Với những tuyến đường thuỷ như Đà Nẵng - Cù Lao Chàm (tỉnh Quảng Nam); Đà Nẵng - Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi); tuyến đường thuỷ trên sông Cổ Cò..., ngành du lịch Đà Nẵng sẽ có thêm nhiều sản phẩmdu lịch mới lạ, hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.
THÀNH VÂN
14, Tháng 03, 2021 | 09:39

Nhàđầutư
Với những tuyến đường thuỷ như Đà Nẵng - Cù Lao Chàm (tỉnh Quảng Nam); Đà Nẵng - Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi); tuyến đường thuỷ trên sông Cổ Cò..., ngành du lịch Đà Nẵng sẽ có thêm nhiều sản phẩmdu lịch mới lạ, hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.

Các tuyến đường thuỷ trên biển

Vừa qua, Sở Giao thông vận tải (GTVT) Đà Nẵng tham mưu UBND thành phố có Công văn số 977/UBND-SGTVT gửi Bộ GTVT về việc đề xuất mở tuyến vận tải khách đường thủy từ bờ ra đảo trong vùng biển Việt Nam, bổ sung 2 tuyến vận tải khách bằng đường thủy nội địa đến đảo Cù Lao Chàm (tỉnh Quảng Nam) và đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi).

Theo Sở GTVT Đà Nẵng, việc mở thêm 2 tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo trong vùng biển Việt Nam từ Đà Nẵng đi đảo Cù Lao Chàm (tỉnh Quảng Nam) và từ Đà Nẵng đi đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, cũng như để thu hút du khách từ TP. Đà Nẵng du lịch ở 2 đảo trên.

Sau đó, tại cuộc làm việc với UBND TP. Đà Nẵng vào ngày 23/2, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Nhật đã đồng ý với đề xuất và chỉ đạo sớm đề xuất sửa đổi, bổ sung Thông tư 36/2019/TT-BGTVT ngày 12/9/2012 của Bộ trưởng Bộ GTVT, đưa hai tuyến vận tải khách Đà Nẵng - Cù Lao Chàm, Đà Nẵng - Lý Sơn vào danh mục các tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo trong vùng biển Việt Nam, trình lãnh đạo Bộ GTVT ký ban hành.

Việc quy hoạch cảng biển Đà Nẵng được triển khai trong đó có mở tuyến đường thủy ven bờ như Đà Nẵng - Cù Lao Chàm (tỉnh Quảng Nam), Đà Nẵng - Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) sẽ tạo điều kiện để hình thành các sản phẩm du lịch mới. 

taulyson-1614943662426

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi ủng hộ việc mở tuyến đường thuỷ Đà Nẵng - Lý Sơn. Ảnh: Dân trí.

Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng Cao Trí Dũng đánh giá, khi các tuyến đường thuỷ này được mở thì sẽ thuận lợi cho khách hơn rất nhiều. Đặc biệt, du khách có nhiều thời gian nghỉ ngơi, trải nghiệm trên biển. Cùng với đó, doanh nghiệp du lịch cũng dễ dàng lên các chương trình tour, tạo được sản phẩm mới cho khách.

Ông Nguyễn Xuân Bình, Phó Giám đốc Sở Du lịch Đà Nẵng cho biết, việc mở các tuyến đường thủy Đà Nẵng - Cù Lao Chàm, Đà Nẵng - Lý Sơn sẽ đem lại rất nhiều thuận lợi. Trong đó, sẽ tạo thêm tuyến đường thuỷ mới, điều này không chỉ tốt cho ngành du lịch mà còn thuận lợi cho người dân địa phương. 

“Đà Nẵng, là cửa ngõ, trung tâm của vùng, việc có thêm tuyến đường thủy sẽ rất thuận lợi cho du khách khi đến thành phố. Hiện vấn đề này đang được Bộ GTVT triển khai, khi đi vào hoạt động ngành du lịch sẽ tham gia để tạo thêm nguồn khách”, ông Bình cho hay. 

Liên quan đến vấn đề này, về phía Quảng Ngãi, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Đặng Văn Minh cho biết, việc mở thêm tuyến Đà Nẵng - Lý Sơn là cần thiết bởi hiện du lịch liên kết vùng miền không thể cục bộ địa phương, gây khó cho kết nối. Bên cạnh đó, du khách đi từ Đà Nẵng đến Lý Sơn bằng đường thủy không những góp phần tăng lượt du khách cho đảo Lý Sơn mà còn góp phần tăng thu nhập cho người dân ở trên đảo.

"Đảo Lý Sơn còn có ý nghĩa rất lớn về chủ quyền, càng nhiều du khách đến càng tốt. Từ những lý do trên, UBND tỉnh đồng ý mở tuyến đường thủy Đà Nẵng - Lý Sơn. Đây là việc làm cần thiết, bởi vừa có thêm hoạt động thu hút du khách vừa đóng góp nhiều hơn cho ngân sách chung", Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi khẳng định.

Phát triển du lịch trên sông

Mới đây, UBND TP. Đà Nẵng đã khởi động Tiểu dự án 1: Nạo vét, thoát lũ khẩn cấp sông Cổ Cò (đoạn qua địa phận quận Ngũ Hành Sơn, TP. Đà Nẵng). Theo đó, dự án là một phần thuộc dự án nạo vét sông Cổ Cò nối liền 2 tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng.

Tiểu dự án này gồm: tuyến kè với chiều dài 3.652m, dọc theo bờ sông Cổ Cò (từ vị trí chùa Hương Sơn đến gần giáp cầu Bãi Dài), đầu tư nâng cấp cầu Biện đạt yêu cầu khổ thông thuyền sông cấp IV, đầu tư bến đón trả khách và neo đậu tàu thuyền phục vụ tàu du lịch tại vị trí trước chùa Quán Thế Âm. Dự án có tổng mức đầu tư hơn 486 tỷ đồng.

Ông Lê Trung Chinh, Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng khẳng định, Dự án nạo vét khơi thông sông Cổ Cò là chủ trương được Đà Nẵng, Quảng Nam thống nhất rất cao, đã đề xuất với Chính phủ để triển khai dự án với nguồn vốn từ Trung ương và hai địa phương.

“Việc khơi thông sông Cổ Cò nối liền Đà Nẵng – Quảng Nam có ý nghĩa rất quan trọng trong phát triển kinh tế, du lịch của 2 địa phương. Sắp tới đây cảnh quan 2 bên bờ sông Cổ Cò sẽ được thiết kế đẹp, cùng với đó là sự hình thành nên các khu đô thị, các dự án tạo nên sự đồng bộ”, Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng cho hay. 

Ông Nguyễn Xuân Bình, Phó Giám đốc Sở Du lịch Đà Nẵng cho biết, hiện nay lãnh đạo hai địa phương đang rất quyết liệt trong việc nạo vét và khai thông sông Cổ Cò. Nạo vét và khơi thông sông Cổ Cò đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội của cả 2 địa phương Quảng Nam và Đà Nẵng, đặc biệt là trong lĩnh vực du lịch.

“Hiện nay Đà Nẵng và Quảng Nam đang có những liên kết hợp tác thúc đẩy phát triển du lịch, việc nạo vét và khai thông sông Cổ Cò hoàn thành sẽ phát triển du lịch đường sông kết nối giữa Đà Nẵng và Quảng Nam. Phát triển du lịch đường sông sẽ hỗ trợ, làm giàu công trình di sản văn hóa kết nối giữa hai địa phương”, ông Bình nói.  

Trước đó, UBND TP. Đà Nẵng đã phê duyệt Quy hoạch chi tiết phát triển giao thông vận tải đường thủy nội địa trên địa bàn TP. Đà Nẵng đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030. Theo quy hoạch được duyệt, thành phố sẽ quy hoạch phát triển du lịch bằng đường thủy nội địa theo 2 phương thức gồm: Vận tải khách du lịch trên sông đến các điểm du lịch được áp dụng cho tất cả các tuyến vận tải thủy; Du thuyền trên sông được áp dụng cho tuyến đường thủy nội địa trên sông Hàn mục đích ngắm cảnh các công trình ven sông, đặc biệt về đêm.  

Đồng thời, Đà Nẵng quy hoạch 8 tuyến vận tải du lịch gồm 4 tuyến (Tuyến cầu sông Hàn - Trần Thị Lý, tuyến sông Hàn - cửa biển - bán đảo Sơn Trà, tuyến sông Hàn - Hòn Chảo (đảo Ngọc), tuyến sông Hàn - Cù Lao Chàm) và 4 tuyến mở mới (tuyến sông Hàn - Ngũ Hành Sơn, tuyến sông Hàn - Cẩm Lệ - Túy Loan - Thái Lai, tuyến sông Cu Đê - Trường Định, tuyến sông Hàn - Vĩnh Điện).

Ngoài ra, Đà Nẵng cũng quy hoạch các tuyến đường thủy nội địa phục vụ du lịch trên các sông: sông Cu Đê, sông Hàn, sông Cẩm Lệ, sông Túy Loan, sông Yên, sông Vĩnh Điện (đoạn qua địa phận Đà Nẵng), sông Quá Giáng (Bầu Sấu), sông Cổ Cò. 

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25187.00 25487.00
EUR 26723.00 26830.00 28048.00
GBP 31041.00 31228.00 3224.00
HKD 3184.00 3197.00 3304.00
CHF 27391.00 27501.00 28375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16226.00 16291.00 16803.00
SGD 18366.00 18440.00 19000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18295.00 18368.00 18925.00
NZD   14879.00 15393.00
KRW   17.79 19.46
DKK   3588.00 3724.00
SEK   2313.00 2404.00
NOK   2291.00 2383.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ