'7 xanh' để duy trì sản xuất

Nhàđầutư
Đó là đề xuất của “vua tôm” Lê Văn Quang Chủ tịch HĐQT Tập đoàn thủy sản Minh Phú.
AN HÒA
15, Tháng 09, 2021 | 14:47

Nhàđầutư
Đó là đề xuất của “vua tôm” Lê Văn Quang Chủ tịch HĐQT Tập đoàn thủy sản Minh Phú.

7 xanh de san xuat

Tổng giám đốc Tập đoàn Thủy sản Minh Phú đề xuất “7 xanh” để duy trì sản xuất. Ảnh: An Hòa

Vừa chống dịch vừa sản xuất là giải pháp duy nhất

Theo ông Quang, Tổng giám đốc Tập đoàn Thủy sản Minh Phú: trước diễn biến phức tạp, kéo dài của dịch COVID-19 thì doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp thủy sản nói riêng không còn lựa chọn nào khác là phải “vừa chống dịch, vừa sản xuất” nếu không muốn phá sản.

Đối với ngành thủy sản thì tính chất mùa vụ là rất quan trọng, ở thời điểm vùng nguyên liệu thu hoạch rộ, doanh nghiệp không đẩy mạnh sản xuất được thì khi hết nguyên liệu làm sao nhà máy hoạt động được. Đó là chưa nói đến hệ lụy khi nhà máy dừng sản xuất, hàng triệu tấn tôm, cá nguyên liệu thì chỗ đâu mà trữ cho hết. Do vậy, dù khó khăn thế nào Minh Phú cũng cố gắng duy trì sản xuất không để đứt gãy chuỗi cung ứng.

Trong điều kiện dịch bệnh COVID-19 còn diễn biến phức tạp khó lường, vaccine chưa đủ để miễn dịch cộng đồng nhưng Tập đoàn Thủy sản Minh Phú vẫn đặt ra mục tiêu sản xuất đạt từ 70% kế hoạch trong năm 2021. Để đạt mục tiêu đó Tập đoàn Thủy sản Minh Phú sẽ áp dụng các biện pháp an toàn phòng chống dịch để sản xuất và sản xuất phải an toàn bằng việc áp dụng phương án “7 Xanh”, đó là:

“Nhà máy xanh” thực hiện khử khuẩn toàn bộ nhà máy vào giữa ca, cán bộ công nhân viên cam kết không tự ý tiếp xúc bên ngoài;

“Công nhân xanh” công nhân phải thực hiện 5K, được xông hơi bằng tinh dầu, được đo thân nhiệt, test COVID-19 ba ngày/lần;

“Di chuyển xanh” công nhân chỉ di chuyển trên 1 cung đường và trong suốt quá trình di chuyển luôn mang khẩu trang tiêu chuẩn N95 và kính ngăn giọt bắn;

“Nơi ở xanh” gia đình hay phòng trọ công nhân ở phải là nơi ở xanh, thành viên gia đình xanh và tuân thủ các quy định về phòng chống dịch;

“Nhà cung cấp xanh” tài xế phải thực hiện test COVID-19 âm tính trong vòng 72 giờ. Tài xế phải ngồi trong cabin khi vào nhà máy, hoặc nghỉ tại khu vực cách ly do công ty bố trí; “Trạm y tế xanh”: trạm y tế tại công ty phải được trang bị đầy đủ sinh phẩm y tế và thuốc trị chữa trị COVID-19.

Để thực hiện thành công 7 Xanh, Tập đoàn Thủy sản Minh Phú sẽ cung cấp miễn phí cho CBCNV: Khẩu trang tiêu chuẩn N95, kính ngăn giọt bắn, nước muối 0,9%, nước uống ngâm tỏi, và máy xông hơi và dầu xả, chanh, dầu gừng tại công ty và nhà máy. Công nhân được khuyến cáo thực hiện “vaccine xanh” ăn uống đủ chất, tăng cường sức đề kháng và áp dụng một số biện pháp phòng bệnh dân gian như: xông tinh dầu, uống nước tỏi, gừng ngâm…

Ngoài ra, ông Quang còn kiến nghị Chính phủ tăng mức hỗ trợ cho lực lượng tuyến đầu phòng chống dịch, cấp phép khẩn cấp cho vaccine sản xuất tại Việt Nam, vì chậm bao phủ vaccine 1 ngày thì đất nước bị thiệt hại kinh tế hàng trăm ngàn tỷ đồng.

du bao thieu nguyen lieu

Dự báo nguyên liệu thủy sản sẽ thiếu hụt vào những tháng cuối năm. Ảnh: An Hòa

Chuỗi cung ứng thủy sản sắp đứt gãy

“Miền Nam là khu vực trọng điểm của ngành nuôi trồng và sản xuất tôm. Thế nhưng do dịch bệnh kéo dài, nhà máy sản xuất cầm chừng nên chỉ thu mua được một lượng ít tôm nguyên liệu làm cho giá tôm giảm mạnh, người nuôi lao đao không dám thả nuôi tiếp cho vụ sau. Và như thế nếu dịch bệnh được kiểm soát, nhà máy tăng công suất trở lại thì không có đủ nguyên liệu để chế biến”, ông Quang, Tổng giám đốc Tập đoàn Minh Phú nhận định.

Đồng quan điểm trên, ông Võ Đông Đức, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty CP xuất khẩu Thủy sản Caseamex, cho biết công ty đã sản xuất theo “ba tại chỗ” từ ngày đầu giãn cách xã hội nhưng năng suất rất kém vì đa số công nhân có tâm lý nhớ nhà sau vài ngày ở lại công ty làm việc.

“Đặc thù ngành chế biến thủy sản là phải chế biến nguyên liệu tươi sống được vận chuyển từ ao đến nhà máy trong thời gian nhanh nhất. Công nhân trong nhà máy phải có đủ các khâu thì mới sản xuất được. Cắt giảm lao động theo phương án “ba tại chỗ” khiến cho việc vận hành dây chuyền sản xuất rất khó khăn.

Đối với vùng nguyên liệu cá trong ao chưa kịp chế biến thì phải cho ăn quá thời gian thu hoạch, cá quá size chế biến không hiệu quả. Trong lúc khó khăn này, các gói hỗ trợ của Chính phủ là cần thiết, tuy nhiên điều mà doanh nghiệp trông chờ nhiều hơn đó chính là cơ chế, chính sách thuận lợi để doanh nghiệp vực dậy sản xuất. Đối với ngành chế biến thủy sản, chúng tôi chỉ mong Chính phủ có cơ chế ưu tiên vaccine cho công nhân và chính quyền địa phương tạo điều kiện dễ dàng để doanh nghiệp trong vận chuyển thức ăn thủy sản đến vùng nuôi và thu hoạch vận chuyển cá nguyên liệu về nhà máy nhanh nhất’, ông Đức đề xuất.

Theo Bộ NN&PTNT, tổng sản lượng thủy sản cả nước trong 8 tháng qua đạt gần 5,7 triệu tấn, tăng 1,4% so với cùng kỳ 2020. Trong đó có gần 3 triệu tấn được nuôi trồng (tăng 1,8%), gồm: 932.000 tấn cá tra, 622.000 tấn tôm các loại.

Mặc dù sản lượng thủy sản tăng nhưng theo Bộ NN&PTNT, hiện chỉ có 30% doanh nghiệp chế biến thủy sản phía Nam hoạt động với công suất trung bình từ 30-35%; 15 nhà máy thức ăn thủy sản, 120 nhà máy chế biến thủy sản có ca F0 phải dừng hoạt động, do vậy nhu cầu nguyên liệu phục vụ chế biến, xuất khẩu giảm 50% so với cùng kỳ.

“Hiện nay việc bốc dỡ, mua bán, đặc biệt là khâu vận chuyển thủy sản đi qua các tỉnh vẫn còn gặp khó khăn do quy định khác nhau đã dẫn đến tiêu thụ thủy sản chậm, nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng, giá giảm 15-20% so cùng kỳ. Giá nguyên liệu thủy sản giảm, trong khi giá thức ăn, thuốc thủy sản, chi phí khác tăng làm cho người nuôi thủy sản có tâm lý e ngại không muốn thả nuôi vụ sau, dự báo trong những tháng cuối năm nguồn nguyên liệu thủy sản sẽ thiếu hụt 20-30%”, báo cáo của Bộ NN&PTNT cho biết.

Diễn đàn Vượt qua COVID diễn ra từ 15/9/2021 đến 31/12/2021 trên nhadautu.vn. Bài tham dự diễn đàn vui lòng gửi về email: [email protected], tiêu đề ghi rõ: Bài tham dự diễn đàn “Vượt qua COVID”.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ