4 tỷ phú Việt đóng góp thế nào cho nền kinh tế

CAO SƠN
16:00 10/03/2018

Một trong những điểm thú vị là 3/4 tỷ phú này tham gia vào lĩnh vực có liên quan tới giao thông.

NDT - ty phu

Ông Trần Bá Dương, Chủ tịch HĐQT Công ty CP ô tô Trường Hải trao tặng xe Kia Optima cho HLV trưởng Đội tuyển bóng đá U23 Việt Nam Park Hang Seo - sau thành công tại giải U23 châu Á - Ảnh: Ngọc Anh

Theo tính toán của Báo Giao thông, tổng tài sản các doanh nghiệp của 4 tỷ phú Việt Nam (ông Phạm Nhật Vượng, bà Nguyễn Thị Phương Thảo, ông Trần Bá Dương và ông Trần Đình Long) vừa được Forbes vinh danh trị giá 334.211 tỷ đồng, tương đương 1/10 vốn hoá thị trường chứng khoán Việt Nam.

Tài sản tương đương 4,77% GDP Việt Nam 2017

Năm 1997, ông Trần Bá Dương thành lập Công ty CP ô tô Trường Hải và ban đầu chỉ phân phối xe. Sau đó, công ty chuyển dần sang lắp ráp và tới nay đã trở thành doanh nghiệp ô tô lớn nhất nước với 3 thương hiệu xe lắp ráp là: Kia, Mazda, Peugeot. Năm 2017, Thaco tiêu thụ được hơn 89.600 chiếc ô tô và nắm trong tay khoảng 36% thị phần ô tô toàn quốc. Tháng 12/2017, Trường Hải đã khánh thành nhà máy Bus Thaco lớn nhất Đông Nam Á tại Quảng Nam, từ tháng 1/2018 chính thức phân phối dòng BMW tại Việt Nam…

Bên cạnh đó, Trường Hải cũng tham gia vào lĩnh vực bất động sản với việc nắm quyền kiểm soát Công ty CP Đầu tư địa ốc Đại Quang Minh. Trong lĩnh vực nông nghiệp, mới đây Trường Hải đã khánh thành nhà máy sản xuất máy nông nghiệp Thaco tại Quảng Nam vốn đầu tư 500 tỷ đồng. Sản phẩm máy kéo được đưa ra thị trường trong nước với mục tiêu đạt 7% thị phần vào năm 2018 với 500 máy kéo và 38% thị phần với 2.100 máy kéo vào năm 2026… Theo báo cáo tài chính mới nhất (năm 2016), Thaco có vốn hóa đạt khoảng 3 tỷ USD.

Cùng ông Trần Bá Dương lần đầu được Forbes vinh danh là ông Trần Đình Long, Chủ tịch Công ty CP Tập đoàn Hòa Phát. Năm 2017, Hòa Phát có mức tăng trưởng vượt bậc đạt doanh thu 46.800 tỷ đồng, tăng 38% so với 2016. Đặc biệt, lợi nhuận sau thuế ghi nhận mức cao nhất trong lịch sử khi đạt 8.000 tỷ đồng, tăng 21% so với năm trước. Hòa Phát đang là doanh nghiệp dẫn đầu ngành thép Việt Nam, trong đó sản phẩm ống thép chiếm tới 26,4% thị phần...

Còn đối với Vietjet Air, đến 30/9/2017, lợi nhuận của doanh nghiệp này đạt 3.000 tỷ đồng, tổng tài sản của đạt 26.289 tỷ đồng. Bà Nguyễn Thị Phương Thảo, Chủ tịch HĐQT Vietjet Air sở hữu khối tài sản trị giá 3,1 tỷ USD. Năm 2018 là năm thứ hai bà Thảo lọt vào danh sách tỷ phú của Forbes.

Gương mặt có tới 7 năm liên tiếp được Forbes ghi danh là ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch VinGroup. Tính đến hiện tại, VinGroup kinh doanh trên nhiều lĩnh vực như giáo dục, y tế, bất động sản, thương mại và mới nhất là sản xuất ô tô. Năm 2017, tổng doanh thu thuần hợp nhất của doanh nghiệp này là 90.355 tỷ đồng, tăng 56,8% so với năm 2016; lợi nhuận trước thuế đạt 8.915 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 5.440 tỷ đồng, tăng lần lượt 53,9% và 54,9% so với năm 2016. Tại thời điểm ngày 31/12/2017, tổng tài sản Vingroup đạt con số khổng lồ là 214.855 tỷ đồng, tăng 17,3% so với cuối năm 2016.

Nếu tính chung tổng tài sản của 4 doanh nghiệp của 4 vị tỷ phú USD nói trên thì đã đạt 334.211 tỷ đồng, tương đương khoảng 1/10 tổng vốn hóa của toàn bộ thị trường cổ phiếu Việt Nam tính đến cuối năm 2017. Còn tổng tài sản của 4 vị tỷ phú này theo công bố của Forbes đạt 10,5 tỷ USD, tương đương 4,77% quy mô của cả nền kinh tế Việt Nam năm 2017.

Tạo hàng vạn việc làm, đóng góp “khủng” cho ngân sách

Mặc dù những con số trên chưa hoàn toàn đầy đủ, song có thể cho thấy khối tài sản của 4 tỷ phú USD của Việt Nam được Forbes ghi nhận cũng như quy mô các công ty làm nên tên tuổi của các tỷ phú này.

Ở một góc độ khác, theo báo cáo tài chính của các doanh nghiệp, năm 2017, Hòa Phát, Vietjet Air và Vingroup đóng góp cho ngân sách Nhà nước 8.956,3 tỷ đồng. Trong đó, Hòa Phát nộp thuế các loại 5.000 tỷ đồng, Vietjet Air 172,3 tỷ đồng, còn lại là của Vingroup.

Riêng Trường Hải do chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán nên số liệu mới cập nhật đến năm 2016. Theo số liệu đưa ra tại Đại hội cổ đông Trường Hải ngày 12/4/2017, tổng nộp ngân sách năm 2016 của Trường Hải là 18.000 tỷ đồng, tăng gần 4.200 tỷ đồng so với năm 2015, trong đó nộp tại Quảng Nam 14.350 tỷ đồng trong tổng thu ngân sách của tỉnh này là gần 21.000 tỷ đồng.

Theo một nguồn tin của Báo Giao thông, chỉ riêng ở khu phức hợp Chu Lai Trường Hải đang tạo công ăn việc làm cho 8.300 lao động. Ngoài ra, có 120.000 lao động gián tiếp trong chuỗi cung ứng của doanh nghiệp này trên cả nước.

Trong khi đó, tính đến hết năm 2016, có gần 2.500 lao động đang làm việc cho Vietjet Air với thu nhập bình quân 46,2 triệu đồng/người/tháng.

Còn với Tập đoàn Vingroup, số lượng cán bộ, công nhân viên của tập đoàn này lên tới hơn 5 vạn người. Điểm đáng chú ý, trước khi Forbes công bố danh sách 2018, Tạp chí này đã ghi nhận tỷ phú Phạm Nhật Vượng là làm giàu từ đa ngành nghề (diversified) thay vì chỉ làm giàu từ bất động sản (real estate) như trước đây.

Góc nhìn mới của Forbes có thể coi là sự thừa nhận về thành công của tỷ phú Phạm Nhật Vượng trong việc xây dựng hệ sinh thái Vingroup, không chỉ có bất động sản và du lịch - giải trí mà còn bao gồm cả bán lẻ, y tế, giáo dục, nông nghiệp và mới đây nhất là bước chân vào ngành công nghiệp ô tô. Đây cũng là một cách ghi nhận những thành tựu cũng như đóng góp của ông Phạm Nhật Vượng đối với nền kinh tế - xã hội. Bởi theo nhiều ý kiến, không phải cứ có nhiều tiền là được ghi nhận là tỷ phú. Ông Phạm Nhật Vượng hiện là tỷ phú duy nhất nằm trong top 500 người giàu nhất thế giới. Tuy nhiên, ông Vượng cho biết: “Tôi không quan tâm đến chuyện đó. Cứ cái gì tốt cho xã hội, tốt cho nhiều người và chúng tôi thấy mình có đủ năng lực thì chúng tôi sẽ làm”.

3/4 tỷ phú liên quan đến lĩnh vực giao thông

Một trong những điểm thú vị là 3/4 tỷ phú tham gia vào lĩnh vực có liên quan tới giao thông. Đến nay, sau 20 năm khởi nghiệp, ông Dương được mệnh danh là “vua ô tô” của thị trường Việt Nam. “Nữ tướng” duy nhất trong danh sách 4 tỷ phú USD, bà Nguyễn Thị Phương Thảo là người thành công với thương hiệu Vietjet Air trong suốt hơn 6 năm qua. Bà được xã hội ghi nhận là người đã giúp hàng ngàn, hàng triệu lượt người dân bình thường có cơ hội đi máy bay. Người mới nhất tham gia vào lĩnh vực có liên quan tới giao thông là tỷ phú số 1 Việt Nam Phạm Nhật Vượng khi ông “dấn thân” vào lĩnh vực ô tô với việc thành lập thương hiệu VinFast năm 2017 khi Việt Nam đã chính thức thừa nhận thất bại trong ngành công nghiệp này.

(Theo baogiaothong.vn)

  • Cùng chuyên mục
'Báo chí Hà Tĩnh cần xác lập vai trò tiên phong trong công cuộc chuyển đổi số toàn diện'

'Báo chí Hà Tĩnh cần xác lập vai trò tiên phong trong công cuộc chuyển đổi số toàn diện'

Sáng 9/6, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh Hà Tĩnh long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025).

Sự kiện - 09/06/2025 14:36

Thủ tướng: Việt Nam sẵn sàng tham gia, dẫn dắt trong các cơ chế hợp tác về biển

Thủ tướng: Việt Nam sẵn sàng tham gia, dẫn dắt trong các cơ chế hợp tác về biển

Nhân dịp tham dự tham dự Hội nghị UNOC 3 tại Nice, Cộng hòa Pháp, nhận lời mời của Hoàng thân Monaco Albert II, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tham dự Diễn đàn Kinh tế và Tài chính xanh tại Công quốc Monaco.

Sự kiện - 09/06/2025 07:06

Đầu tháng 7 sẽ công bố sáp nhập Quảng Nam và TP. Đà Nẵng

Đầu tháng 7 sẽ công bố sáp nhập Quảng Nam và TP. Đà Nẵng

Thông tin được công bố tại Hội nghị giữa Ban Chấp hành Đảng bộ TP. Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam để cho ý kiến về xây dựng văn kiện Đại hội lần thứ XXIII Đảng bộ TP. Đà Nẵng mới, nhiệm kỳ 2025-2030 diễn ra vào ngày 6/6.

Sự kiện - 08/06/2025 10:53

Lãnh đạo UBND cấp xã mới cần có những yêu cầu nào ?

Lãnh đạo UBND cấp xã mới cần có những yêu cầu nào ?

Lãnh đạo, quản lý UBND cấp xã mới phải đáp ứng được các yêu cầu của Bộ Chính trị, có năng lực lãnh đạo, kinh nghiệm quản lý nhà nước, có tư duy đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.

Sự kiện - 08/06/2025 06:47

[Cafe Cuối tuần] Nhà ở xã hội: Cơ hội thực - Thể chế mới

[Cafe Cuối tuần] Nhà ở xã hội: Cơ hội thực - Thể chế mới

Trong suốt nhiều năm qua, phát triển nhà ở xã hội luôn là một chủ trương đúng, mang đậm tính nhân văn, nhưng lại triển khai rất chật vật. Nguyên nhân không chỉ nằm ở thiếu vốn hay vướng mắc về quỹ đất, mà sâu xa hơn là thiếu một thể chế đủ cởi mở, đủ khích lệ để khu vực tư nhân thật sự nhập cuộc.

Sự kiện - 07/06/2025 10:30

Nguyên Chủ tịch Tập đoàn Cao su Trần Ngọc Thuận bị khai trừ Đảng

Nguyên Chủ tịch Tập đoàn Cao su Trần Ngọc Thuận bị khai trừ Đảng

Ban Bí thư đã quyết định khai trừ ra khỏi Đảng đối với ông Trần Ngọc Thuận, nguyên Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam.

Sự kiện - 06/06/2025 20:23

Việt - Mỹ ký thêm thỏa thuận nông sản 600 triệu USD

Việt - Mỹ ký thêm thỏa thuận nông sản 600 triệu USD

Tiếp tục chuyến công tác ở Mỹ, phái đoàn do Bộ trưởng Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy dẫn đầu đã ký các thỏa thuận hợp tác thương mại nông sản trị giá 600 triệu USD.

Sự kiện - 06/06/2025 06:45

'Cấm mua, bán dữ liệu cá nhân'

'Cấm mua, bán dữ liệu cá nhân'

Dự thảo Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân tiếp thu, bổ sung nhiều hành vi nghiêm cấm dữ liệu cá nhân trong đó có cấm mua, bán.

Sự kiện - 05/06/2025 14:21

Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi buôn lậu, gian lận thương mại

Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi buôn lậu, gian lận thương mại

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện 82/CĐ-TTg ngày 4/6/2025 về tiếp tục đẩy mạnh cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Sự kiện - 05/06/2025 08:43

Báo VietNamNet trực thuộc Bộ Dân tộc và Tôn giáo

Báo VietNamNet trực thuộc Bộ Dân tộc và Tôn giáo

Chính phủ ban hành Nghị định quy định Báo VietNamNet về trực thuộc Bộ Dân tộc và Tôn giáo.

Sự kiện - 04/06/2025 18:48

Thủ tướng: Vướng về
thể chế thì 'khó đến mấy cũng phải tháo gỡ'

Thủ tướng: Vướng về thể chế thì 'khó đến mấy cũng phải tháo gỡ'

Với các khó khăn, vướng mắc về thể chế, pháp luật, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5, Thủ tướng yêu cầu dứt khoát phải tháo gỡ, "khó mấy cũng phải tháo gỡ", để biến thể chế thành lợi thế cạnh tranh. Đồng thời, dành thêm hơn 20.000 tỷ đồng, bảo đảm đủ ít nhất 3% ngân sách cho khoa học công nghệ.

Sự kiện - 04/06/2025 14:34

Kịch bản nào cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam đến năm 2045?

Kịch bản nào cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam đến năm 2045?

Bám sát mục tiêu tăng trưởng 2 con số trong giai đoạn 2026-2030, các chuyên gia vừa đưa ra nhận định về các kịch băn tăng trưởng kinh tế Việt Nam đến năm 2045.

Sự kiện - 04/06/2025 10:43

[Gặp gỡ thứ Tư]'Bỏ thuế khoán với hộ kinh doanh - tăng tính công bằng quản lý thuế'

[Gặp gỡ thứ Tư]'Bỏ thuế khoán với hộ kinh doanh - tăng tính công bằng quản lý thuế'

"Việc xóa bỏ hình thức thuế khoán đối với hộ kinh doanh mang nhiều ý nghĩa quan trọng như tăng tính minh bạch và công bằng trong quản lý thuế", Phó cục trưởng Cục Thuế Mai Sơn nhận định.

Sự kiện - 04/06/2025 08:56

Phân biệt rõ hơn giữa đặc khu và đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt

Phân biệt rõ hơn giữa đặc khu và đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt

Dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) đã bổ sung một số tiêu chí cụ thể làm định hướng cho việc thành lập đơn vị này, đồng thời giúp phân biệt rõ hơn giữa đặc khu và đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.

Sự kiện - 03/06/2025 17:54

Thủ tướng: Lập quỹ Nhà ở quốc gia ngay trong tháng 6

Thủ tướng: Lập quỹ Nhà ở quốc gia ngay trong tháng 6

Thủ tướng Phạm Minh Chính giao Bộ Xây dựng chủ trì với các bộ, ngành liên quan khẩn trương rà soát, cắt giảm thủ tục rườm rà liên quan tới nhà ở xã hội; chủ trì nghiên cứu, xây dựng, trình Chính phủ thành lập Quỹ nhà ở quốc gia, hoàn thành trong tháng 6.

Sự kiện - 03/06/2025 07:04

Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh xử lý tài sản sau sắp xếp

Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh xử lý tài sản sau sắp xếp

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký công điện yêu cầu các bộ ngành, địa phương đẩy mạnh công tác triển khai thực hiện phương án xử lý tài sản sau sắp xếp, tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính các cấp.

Sự kiện - 02/06/2025 12:00