4 giải pháp phát triển thị trường mua - bán nợ

Nhàđầutư
Để xử lý nợ trong nền kinh tế, đặc biệt là nợ xấu cần phải phát triển thị trường mua bán nợ. Tuy nhiên, ở Việt Nam, thị trường này vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu.
KHÁNH AN
15, Tháng 05, 2023 | 07:00

Nhàđầutư
Để xử lý nợ trong nền kinh tế, đặc biệt là nợ xấu cần phải phát triển thị trường mua bán nợ. Tuy nhiên, ở Việt Nam, thị trường này vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu.

Giao-dich-ngan-hang- tien-1

 Các ngân hàng đang nỗ lực rao bán nhiều khoản nợ có tài sản đảm bảo. Ảnh Trọng Hiếu.

"Chợ" nợ xấu trầm lặng

3 năm khó khăn do dịch COVID-19, thị trường bất động sản và trái phiếu doanh nghiệp "đóng băng" cùng những bất ổn về chính trị ở một số khu vực trên thế giới đã ảnh hưởng đến tình hình tài chính của nhiều doanh nghiệp, làm suy giảm khả năng trả nợ của khách hàng vay, đẩy các ngân hàng phải đối mặt với vấn đề nợ xấu.

Trong báo cáo vừa gửi Quốc hội, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, tỉ lệ nợ xấu toàn hệ thống đến cuối tháng 2/2023 đã lên tới 2,91%, tăng khá mạnh so với mức 2% cuối năm 2022 và gần gấp đôi cuối năm 2021. Ngân hàng Nhà nước xác định tổng nợ xấu nội bảng, nợ bán cho VAMC chưa xử lý và nợ tiềm ẩn thành nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng đến cuối tháng 2/2023 ước chiếm tỷ lệ 5% so với tổng dư nợ.

Hiện các ngân hàng vẫn đang nỗ lực thực hiện những biện pháp thu hồi nợ, sử dụng dự phòng và rốt ráo rao bán nhiều khoản nợ có tài sản đảm bảo. Thậm chí, do khó khăn chung của nền kinh tế sau đại dịch, nên họ chấp nhận bán lỗ, giảm giá sâu các khoản nợ này. Đáng nói, nguy cơ nợ xấu đang có dấu hiệu gia tăng thì "chợ nợ xấu" dù đã có từ hơn 1 năm nay nhưng hoạt động mua bán vẫn khá trầm lắng.

Theo đó, sàn giao dịch nợ VAMC đã hoạt động từ tháng 10/2021, nhưng thông tin từ công ty này cho biết, lũy kế tính đến hết năm 2022 mới có gần 160 thành viên đăng ký, ký hợp đồng nguyên tắc với 18 khách hàng là tổ chức tín dụng và các đơn vị thành viên. Tổng giá trị các khoản nợ trên sàn khoảng 38.000 tỷ đồng và VAMC đã thực hiện thành công hợp đồng tư vấn cùng khách hàng với tổng giá trị khoản nợ, tài sản bảo đảm gần 340 tỷ đồng.

Tại tọa đàm "Phát triển thị trường mua bán nợ xấu tại Việt Nam" được tổ chức cuối năm 2022, ông Nguyễn Tiến Đông, Chủ tịch Hội đồng thành viên VAMC khẳng định quy mô của thị trường mua bán nợ Việt Nam so với một số nước trong khu vực như Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia… vẫn còn rất khiêm tốn.

"Ngoài vấn đề về khuôn khổ pháp lý cũng như công tác quản lý, giám sát và vận hành thị trường mua bán nợ, các đối tượng tham gia thị trường mua bán nợ còn ít, hàng hóa giao dịch trên thị trường mua bán nợ chưa đa dạng và mới chỉ chiếm tỉ trọng rất nhỏ trong số các khoản nợ xấu cần xử lý", lãnh đạo VAMC nói.

Phó thống đốc Nguyễn Kim Anh cũng nhận định thị trường mua bán nợ Việt Nam về cơ bản vẫn còn khá sơ khai, còn nhiều vấn đề cần phải giải quyết. Đó là khung pháp lý cho hoạt động thị trường mua bán nợ chưa thống nhất, bất cập, thiếu và yếu. Thị trường chưa thu hút được đa dạng thể tham gia, dẫn đến số lượng chủ thể còn ít. Hàng hóa trên thị trường mua bán nợ chưa đa dạng. Quy mô thị trường mua bán nợ còn khiêm tốn so với các quốc gia trong khu vực. Kỹ thuật, phương pháp định giá khoản nợ còn thiếu tính thị trường. Cùng với đó, hạ tầng công nghệ thông tin còn nhiều bất cập, chưa có sự kết nối thông tin chặt chẽ giữa các chủ thể tham gia thị trường.

Đi tìm giải pháp

Trao đổi với Nhadautu.vn, TS. Cấn Văn Lực đánh giá khung pháp lý của thị trường mua bán nợ xấu tại Việt Nam chưa được hoàn thiện. Nghị định 69/2016 của Chính phủ đã đề nghị cơ quan quản lý với đầu mối là Bộ Tài chính có phương án, đề án phát triển thị trường mua bán nợ, tuy nhiên việc triển khai vẫn còn tương đối chậm. Bên cạnh đó, pháp luật chỉ cho phép 2 phương thức mua bán nợ là đàm phán trực tiếp và đấu giá. Điều này dẫn tới thiếu cơ sở định giá khoản vay và thiếu các cơ chế về công khai thông tin.

Ngoài ra, việc mua bán nợ chỉ đang được thực hiện vòng vo trên 4 chủ thể là VAMC, DATC, AMC và tổ chức tín dụng. Nghị quyết 42 cho phép các tổ chức khác tham gia mua bán nợ xấu nhưng không quy định chi tiết về kế thừa quyền, nghĩa vụ đối với tài sản bảo đảm khi tổ chức đó không phải là tổ chức tín dụng.

Theo ông Lực, điều này đã hạn chế chủ thể tham gia thị trường. Ngoài ra, thị trường mua bán nợ của Việt Nam hiện cũng rất thiếu các nhà môi giới chuyên nghiệp, định giá tài sản độc lập, các định chế tài chính khác như công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư, quỹ hưu trí, công ty chứng khoán... và thị trường thứ cấp hầu như chưa có.

Từ đó, TS. Cấn Văn Lực nêu bốn kiến nghị đối với thị trường mua bán nợ tại Việt Nam.

Một là, hoàn thiện khung pháp lý đồng bộ, trước mắt là nghị định về thị trường mua-bán nợ. Về lâu dài có thể xây dựng luật theo hướng bổ sung các chủ thể tham gia thị trường (tổ chức, cá nhân, định chế tài chính phi ngân hàng; nhà đầu tư tư nhân trong và ngoài nước...). Mở rộng phương thức mua-bán nợ và sản phẩm, dịch vụ liên quan (cho phép chứng khoán hóa), luật hóa Nghị quyết 42 trong Luật TCTD sửa đổi trên cơ sở tiếp thu, chỉnh sửa những vướng mắc trong quá trình triển khai và nhu cầu thời gian tới.

Hai là, nhất quán, đồng bộ quy định việc tham gia của nhà đầu tư tư nhân (gồm cả nhà đầu tư nước ngoài) khi sửa Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản theo hướng cho phép các tổ chức tài chính nước ngoài được nhận thế chấp quyền sử dụng đất, bất động sản (nhà ở, BĐS du lịch nghỉ dưỡng…) thông qua trung gian (có thể là các TCTD Việt Nam).

Ba là, đưa ra các giải pháp thúc đẩy sự phát triển của các chủ thể tham gia thị trường, cho phép thành lập Hiệp hội các doanh nghiệp mua-bán nợ (dạng như LSTA của Mỹ...); tổ chức nhận ủy thác (trustee) cho nhà đầu tư nước ngoài, công ty định giá, tổ chức xếp hạng tín nhiệm, công ty môi giới…v.v.

Bốn là, phát triển thị trường thứ cấp, tăng tính thanh khoản (nghiên cứu thành lập công ty tái cho vay thế chấp). Ngoài ra, cần phát triển hạ tầng tài chính (thông tin-dữ liệu, kế toán, kiểm toán, thanh toán bù trừ, định hạng tín nhiệm...); đẩy nhanh tiến trình cơ cấu lại các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp nhà nước.

Nhằm góp ý, nâng cao chất lượng của Dự thảo Luật các TCTD sửa đổi, đặc biệt hành lang pháp lý cho vấn đề xử lý nợ xấu, ngày 17/05/2023 tại Hà Nội, Tạp chí Nhà đầu tư sẽ tổ chức Hội thảo "Vấn đề xử lý nợ xấu trong Luật Các TCTD (sửa đổi)".

Hội thảo có sự tham dự của đại diện lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước, các Uỷ ban Kinh tế, Pháp luật của Quốc hội, Toà án nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp, Hiệp hội Ngân hàng, Uỷ ban Giám sát tài chính quốc gia, các chuyên gia tài chính, chuyên gia pháp lý và các ngân hàng thương mại.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25187.00 25487.00
EUR 26723.00 26830.00 28048.00
GBP 31041.00 31228.00 3224.00
HKD 3184.00 3197.00 3304.00
CHF 27391.00 27501.00 28375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16226.00 16291.00 16803.00
SGD 18366.00 18440.00 19000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18295.00 18368.00 18925.00
NZD   14879.00 15393.00
KRW   17.79 19.46
DKK   3588.00 3724.00
SEK   2313.00 2404.00
NOK   2291.00 2383.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ