1,34 tỷ USD vốn FDI ‘chảy’ vào TP.HCM trong 5 tháng đầu năm

Nhàđầutư
Số liệu từ Cục Thống kê TP.HCM cho thấy, trong 5 tháng đầu năm, thành phố thu hút 1,34 tỷ USD vốn FDI bao gồm vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, giảm 16,52% so với cùng kỳ.
ĐÌNH NGUYÊN
29, Tháng 05, 2021 | 10:46

Nhàđầutư
Số liệu từ Cục Thống kê TP.HCM cho thấy, trong 5 tháng đầu năm, thành phố thu hút 1,34 tỷ USD vốn FDI bao gồm vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, giảm 16,52% so với cùng kỳ.

Theo Cục Thống kê TP.HCM, tính từ ngày 1/1 - 20/5, tổng vốn đầu tư nước ngoài vào thành phố đạt 1,34 tỷ USD bao gồm vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, giảm 16,52% so với cùng kỳ năm trước.

Cấp mới 187 dự án với vốn đăng ký đạt 378,8 triệu USD, giảm 58,4% về số giấy phép và tăng 52,3% về vốn so với cùng kỳ năm trước.

Vốn đăng ký tập trung chủ yếu ở 2 ngành là thương nghiệp và kinh doanh bất động sản (chiếm hơn 95% tổng vốn cấp mới). Trong đó, thương nghiệp có 86 dự án, vốn đạt 236,3 triệu USD, chiếm 62,4% tổng vốn vốn cấp mới và ngành kinh doanh bất động sản có 5 dự án, với vốn đạt 125,8 triệu USD (chiếm 33,2%).

tp.hcm

Thương nghiệp và bất động sản là 2 ngành dẫn đầu về thu hút vốn đăng ký mới trong 5 tháng đầu năm. Ảnh: VnBusiness

Các quốc gia có vốn đầu tư cao gồm Nhật Bản 212 triệu USD (chiếm 56,3%); Hà Lan 80,9 triệu USD (chiếm 21,4%) và Singapore là 42,6 triệu USD (chiếm 11,2%); Hàn Quốc 14,3 triệu USD (chiếm 3,8%). Theo hình thức đầu tư thì có 172 dự án 100% vốn nước ngoài với tổng vốn đăng ký là 374,6 triệu USD; liên doanh có 15 dự án, vốn đăng ký là 4,2 triệu USD. 

Mặt khác, có đến 42 dự án điều chỉnh vốn đầu tư với số vốn tăng thêm là 416,3 triệu USD, giảm 47,5% về số giấy phép và tăng gấp 3 lần về vốn so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, có 7 dự án thuộc ngành công nghiệp chế biến, chế tạo với vốn đăng ký là 267,4 triệu USD; kế đến là hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ có 11 dự án, vốn tăng là 85,5 triệu USD; thương nghiệp 15 dự án, vốn đăng ký điều chỉnh là 32,9 triệu USD.

Các quốc gia có vốn điều chỉnh tăng cao là Nhật Bản 270,8 triệu USD; Singapore 72,4 triệu USD; Anh 27 triệu USD; Trung Quốc 23,9 triệu USD.  - Góp vốn, mua cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài có 726 trường hợp với tổng vốn đạt 542,7 triệu USD, giảm 55,9% về vốn so với cùng kỳ.

Bên cạnh đó, tổng vốn cấp phép mới, điều chỉnh vốn và góp vốn mua cổ phần phân theo ngành nghề và đối tác đầu tư cũng có nhiều điểm đáng chú ý.

Cụ thể, có 4 ngành nghề dẫn đầu về vốn là ngành thương nghiệp với 352,2 triệu USD, chiếm 26,3% tổng vốn. Tiếp theo là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo có 328,3 triệu USD, chiếm 24,5%; hoạt động kinh doanh bất động sản là 298,7 triệu USD, chiếm 22,3%; hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ là 202,6 triệu USD, chiếm 15,2%. 

Còn theo đối tác đầu tư, trên địa bàn thành phố có 70 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư. Nhật Bản, Singapore và Hàn Quốc là 3 quốc gia chiếm 77% tổng vốn, trong đó, Nhật Bản có số vốn là 498 triệu USD (chiếm 37,2%); Singapore 312,8 triệu USD (chiếm 23,4%); Hàn Quốc 221,6 triệu USD (chiếm 16,6%).

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ