Yuanta: 'Lợi nhuận ngân hàng sẽ khởi sắc trong quý 4'

Nhàđầutư
Yuanta Việt Nam dự báo lợi nhuận ngân hàng quý 3 có thể giảm 19% do giảm lãi suất và tăng trích lập dự phòng nhưng sẽ khởi sắc trở lại trong quý cuối năm.
ĐÌNH VŨ
27, Tháng 09, 2021 | 16:26

Nhàđầutư
Yuanta Việt Nam dự báo lợi nhuận ngân hàng quý 3 có thể giảm 19% do giảm lãi suất và tăng trích lập dự phòng nhưng sẽ khởi sắc trở lại trong quý cuối năm.

tin-dung-ndt

Ảnh: Trọng Hiếu

Công ty chứng khoán Yuanta Việt Nam vừa có báo cáo phân tích lợi nhuận ngành ngân hàng cuối năm 2021. Theo đó, đơn vị này dự báo lợi nhuận ngân hàng quý 3 sẽ giảm 19% so với quý 2 nhưng sẽ phục hồi trở lại trong quý 4.

Cụ thể, trong 8 tháng đầu năm 2021, tăng trưởng tín dụng đạt 7,4%, NIM của ngân hàng cũng được dự báo giảm trong quý 3 do tác động của việc ngân hàng cắt giảm lãi suất để hỗ trợ cho khách hàng, cũng như tăng trích lập dự phòng rủi ro.

Theo đó, các ngân hàng có thể tăng chi phí dự phòng trong quý 3 thêm 20% so với quý trước, đặc biệt là tại các ngân hàng có tỷ lệ bao phủ nợ xấu (LLR) tương đối thấp. Do đó, lợi nhuận trước thuế quý 3 có thể sẽ giảm 19% so với quý 2/2021.

Tuy nhiên, Yuanta kỳ vọng NHNN sẽ tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ ít nhất là đến cuối năm; NIM ngân hàng thương mại sẽ cải thiện nhẹ trong quý 4 khi nhu cầu tín dụng tăng trở lại. Cùng với việc tăng trưởng tín dụng hồi phục, thu nhập phí trong quý 3/2021 tăng sẽ là động lực chính giúp thúc đẩy lợi nhuận ngân hàng trong quý cuối năm.

Trước đó, nhóm Nghiên cứu BIDV đã đưa ra dự báo, năm 2021, lợi nhuận ngành ngân hàng sẽ giảm 41,3 nghìn tỷ đồng do tác động của việc giảm lãi suất, tái cơ cấu nợ.

Cụ thể, Thông tư 14 sẽ làm lợi nhuận của ngành ngân hàng ước giảm thêm 3,4 nghìn tỷ đồng và tăng trích lập dự phòng rủi ro thêm 70 nghìn tỷ đồng. Tính chung cả 3 Thông tư (01, 03 và 14) lợi nhuận ngân hàng sẽ làm giảm khoảng 92,6 nghìn tỷ đồng giai đoạn 2020-2022 (năm 2020 là 18,3 nghìn tỷ đồng, năm 2021 khoảng 41,3 nghìn tỷ đồng và năm 2022 khoảng 33 nghìn tỷ đồng), chưa bao gồm trích lập dự phòng rủi ro tín dụng.

Tuy nhiên, nhóm Nghiên cứu BIDV cũng nhận định, từ quý 2/2022, nền kinh tế Việt Nam dự báo sẽ có sự hồi phục rõ nét hơn và áp lực trích lập dự phòng rủi ro tín dụng cũng sẽ giảm dần trong giai đoạn 2021-2023.

Về nợ xấu, nhóm Nghiên cứu BIDV cho rằng do cả ba Thông tư (01, 03 và 14) đều cho phép cơ cấu lại nợ và giữ nguyên nhóm nợ, nên tỷ lệ nợ xấu nội bảng có thể tăng lên không nhiều (khoảng hơn 2% cuối năm 2021 và từ 2,2-2,5% năm 2022), nhưng có thể sẽ cao hơn từ năm 2024 khi quy định giữ nguyên nhóm nợ hết hiệu lực, nếu tình hình phục hồi kinh tế thiếu khả quan. Mặc dù vậy, các TCTD vẫn phải tính toán nợ xấu và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tương ứng với lộ trình 3 năm (2021-2023).    

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ