Xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng tại Việt Nam theo Nghị quyết 42 - Thực tiễn và khuyến nghị
Xử lý nợ xấu theo Nghị quyết số 42 đã đạt được những kết quả tích cực và góp phần quan trọng cơ cấu lại hệ thống các TCTD. Tuy nhiên đến nay thực tiễn đòi hỏi cần ban hành Luật về xử lý nợ xấu hoặc đưa vào một số điều khoản trong Luật sửa đổi, bổ sung Luật các TCTD năm 2010.
Ngày 17/05/2023 tại Hà Nội, Tạp chí Nhà đầu tư tổ chức Hội thảo "Vấn đề xử lý nợ xấu trong Luật Các TCTD (sửa đổi)", nhằm góp ý, nâng cao chất lượng của Dự thảo Luật các TCTD sửa đổi, đặc biệt hành lang pháp lý cho vấn đề xử lý nợ xấu.

PGS. TS Hoàng Xuân Quế (phải) trao đổi tại cuộc Hội thảo do Tạp chí Nhà đầu tư tổ chức sáng nay. Ảnh: Trọng Hiếu
Hội thảo có sự tham dự của đại diện lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước, các Uỷ ban Kinh tế, Pháp luật của Quốc hội, Toà án nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp, Hiệp hội Ngân hàng, Uỷ ban Giám sát tài chính quốc gia, các chuyên gia tài chính, chuyên gia pháp lý và các ngân hàng thương mại.
Tạp chí Nhà đầu tư xin trận trọng giới thiệu bài tham luận của PGS. TS Hoàng Xuân Quế, Viện trưởng Viện Ngân hàng - Tài chính, Đại học Kinh tế quốc dân:
Xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng tại Việt Nam theo Nghị quyết 42 - Thực tiễn và khuyến nghị
Những giải pháp chủ yếu của Nghị quyết 42 được các Tổ chức tín dụng triển khai
Nhìn lại một cách khái quát quá trình thực hiện các chính sách thí điểm xử lý nợ xấu của các TCTD tại Việt Nam quy định tại Nghị quyết số 42/2017/QH14, có thể thấy được 6 nhóm giải pháp cơ bản sau đây:
Thứ nhất, thực hiện quyền thu giữ tài sản bảo đảm của các khoản nợ xấu, bán nợ xấu và tài sản bảo đảm theo giá trị thị trường.
Thứ hai, thực hiện mua, bán khoản nợ xấu có tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai. Thực hiện bán khoản nợ xấu có tài sản bảo đảm đang bị kê biên cho tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu, doanh nghiệp có chức năng kinh doanh mua, bán nợ.
Thứ ba, chuyển nhượng tài sản bảo đảm là dự án bất động sản.
Thứ tư, thực hiện thứ tự ưu tiên thanh toán nghĩa vụ về thuế, phí khi xử lý tài sản bảo đảm.
Thứ năm, bên nhận bảo đảm, bên nhận chuyển nhượng không phải thực hiện nghĩa vụ thuế, phí khác của bên bảo đảm từ số tiền chuyển nhượng tài sản bảo đảm khi thực hiện thủ tục đăng ký, thay đổi quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản bảo đảm.
Thứ sáu, thực hiện phân bổ lãi dự thu, chênh lệch khi bán khoản nợ xấu của tổ chức tín dụng, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu.
Các nhóm giải pháp theo Nghị quyết 42 chưa được sử dụng
Tuy nhiên, trong thực tiễn còn 4 nhóm giải pháp xử lý nợ xấu tại Nghị quyết 42 chưa được các tổ chức tín dụng sử dụng:
Nhóm 1, Áp dụng thủ tục rút gọn trong giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản bảo đảm tại tòa án.
Nhóm 2, Tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu được mua khoản nợ xấu đang hạch toán trong, ngoài bảng cân đối kế toán của tổ chức tín dụng.
Nhóm 3, Tài sản bảo đảm của bên phải thi hành án đang bảo đảm cho nghĩa vụ trả nợ tại tổ chức tín dụng không bị kê biên để thực hiện nghĩa vụ khác.
Nhóm 4, Hoàn trả tài sản bảo đảm là vật chứng trong vụ án hình sự.
Vướng mắc và nguyên nhân dẫn đến một số nhóm giải pháp xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42 chưa được sử dụng hoặc sử dụng hạn chế
Việc chưa sử dụng 4 nhóm giải pháp trên khi xử lý nợ xấu hay việc áp dụng 6 nhóm giải pháp đã được sử dụng nhưng còn hạn chế, còn nhiều vướng mắc nảy sinh trong thực tiễn xử lý nợ xấu của các TCTD tại Việt Nam do các nguyên nhân chính sách, công tác thực thi, phối hợp triển khai từ các bộ, ngành và địa phương chưa rõ ràng, đồng bộ và chậm trễ. Cụ thể:
Một là, về qui định "hoàn trả vật chứng...."
Điều 14 Nghị quyết 42 quy định: "Sau khi hoàn tất thủ tục xác định chứng cứ và xét thấy không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án và thi hành án, cơ quan tiến hành tố tụng có trách nhiệm hoàn trả vật chứng trong vụ án hình sự là tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu theo đề nghị của bên nhận bảo đảm là tổ chức tín dụng...". Tuy nhiên, hiện nay chưa có văn bản quy phạm pháp luật giải thích cụ thể về việc "Không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án và thi hành án".
Do đó, việc hoàn trả vật chứng trong vụ án hình sự là tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu phụ thuộc nhiều vào quan điểm của cơ quan tiến hành tố tụng, dẫn đến các tổ chức tín dụng rất chậm nhận được tài sản bảo đảm để xử lý, thu hồi nợ đối với các khoản nợ xấu.
Chưa có qui định rõ về qui trình, thủ tục hoàn trả TSBĐ là vật chứng trong vụ án hình sự.
Hai là, về qui định "thu giữ tài sản đảm bảo của khoản nợ xấu"
Tại Điều 7 Nghị quyết 42 quy định: "Tại hợp đồng bảo đảm có thỏa thuận về việc bên bảo đảm đồng ý cho tổ chức tín dụng có quyền thu giữ tài sản bảo đảm…". Thế nhưng các hợp đồng bảo đảm được ký kết trước thời điểm Nghị quyết số 42 có hiệu lực đều không quy định trực tiếp nội dung này (vì tại thời điểm hợp đồng được ký kết thì Nghị định 163/2006/NĐ-CP không quy định nội dung này).
Do vậy, để đủ điều kiện áp dụng quyền thu giữ tài sản bảo đảm theo quy định trên, các tổ chức tín dụng phải đàm phán lại với bên vay, bên bảo đảm để ký lại hợp đồng bảo đảm có điều khoản thu giữ. Song, khách hàng thường không hợp tác nên các tổ chức tín dụng rất khó để thực hiện việc thu giữ tài sản bảo đảm.
Nghị quyết 42 chưa quy định chế tài xử lý hoặc cơ chế, cách thức tiến hành cưỡng chế trong trường hợp bên bảo đảm, bên giữ tài sản không hợp tác. Do đó, khi thực hiện quyền thu giữ TSBĐ trên thực tế, TCTD gần như phụ thuộc vào sự phối hợp của bên bảo đảm. Trong khi đó, đến thời điểm ngân hàng xử lý nợ thì đa số bên bảo đảm đều không hợp tác.
Ba là, về qui định "bán, chuyển nhượng tài sản đảm bảo của khoản nợ xấu"
Để bán, chuyển nhượng tài sản đảm bảo là quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, dự án bất động sản thì việc đăng ký thay đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, dự án bất động sản là rất quan trọng. Tuy nhiên trong quá trình xử lý nợ xấu, hầu hết các chủ tài sản đều không hợp tác...
Do đó, TCTD đề xuất sử dụng Biên bản thu giữ thay cho văn bản về việc bàn giao tài sản thế chấp/văn bản về việc bàn giao tài sản mua bán nợ nhưng không được Văn phòng đăng ký đất đai chấp thuận. Từ đó dẫn đến các bên liên quan không thực hiện được việc chuyển quyền sở hữu, sử dụng tài sản cho bên mua tài sản. Thực tế việc chuyển nhượng các dự án chưa có Giấy chứng nhận vẫn gặp phải khó khăn khi tiến hành các thủ tục chuyển nhượng dự án tại các cơ quan có thẩm quyền.
Bốn là, về quy định "áp dụng thủ tục rút gọn"
Về áp dụng thủ tục rút gọn trong giải quyết tranh chấp về nghĩa vụ giao TSBĐ và xử lý TSBĐ (quy định tại Điều 8 Nghị quyết số 42). Hiện nay, số lượng các vụ việc xử lý nợ xấu thông qua thủ tục rút gọn tại Tòa án rất hạn chế, điều này phần nào ảnh hưởng đến kết quả xử lý nợ xấu nói chung. Một số TCTD đã áp dụng hình thức rút gọn trong giải quyết tranh chấp liên quan đến TSBĐ và đang được Tòa án các cấp xem xét giải quyết. Tuy nhiên, đến nay thực tế vẫn chưa có trường hợp nào được giải quyết theo thủ tục rút gọn.
Năm là, về qui định "nộp thuế khi chuyển nhượng"
Thực tế, việc phải nộp các khoản thuế trước khi thực hiện nghĩa vụ ưu tiên thanh toán cho bên nhận bảo đảm là TCTD đã làm giảm số tiền thu hồi nợ của TCTD, nhiều trường hợp số tiền bán TSBĐ không đủ thu hồi nợ cho TCTD nhưng TCTD vẫn phải nộp thuế, gây khó khăn cho cả bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm, ảnh hưởng lớn đến quyền lợi chủ nợ có bảo đảm là TCTD.
Sáu là, về "cơ chế tiếp cận thông tin về tình trạng TSBĐ" (quy định tại Điều 7 Nghị quyết số 42).
Hiện nay Tòa án, Cơ quan thi hành án dân sự không có hệ thống dữ liệu cho phép các TCTD trích xuất, tra cứu thông tin tài sản có liên quan đến vụ việc đang được thụ lý giải quyết. Đồng thời, cũng chưa có hướng dẫn về cơ chế xác định tài sản nào đang tranh chấp, tài sản nào đang phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, dẫn đến cách hiểu về tài sản tranh chấp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng tại nhiều nơi, nhiều cấp khác nhau, gây khó khăn khi áp dụng các biện pháp xử lý tài sản theo Nghị quyết số 42.
Bảy là, về quy định "cơ chế thẩm định giá TSBĐ"
Việc thẩm định giá khoản nợ đang được các tổ chức thẩm định giá áp dụng theo Hệ thống Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam (được áp dụng chung cho thẩm định giá các loại tài sản) nên khi định giá các khoản nợ đôi khi việc vận dụng của các tổ chức thẩm định giá là khác nhau, gây khó khăn cho các bên trong việc lựa chọn mức giá tham khảo làm cơ sở xác định mức giá khởi điểm trong giao dịch mua bán nợ.
Việc giới hạn tổ chức thẩm định giá phải nằm trên địa bàn tỉnh, thành phố đã làm hạn chế cơ hội lựa chọn được tổ chức định giá có đủ uy tín, năng lực để thực hiện định giá tài sản. Nhiều địa phương còn thiếu tổ chức thẩm định giá hoặc năng lực của tổ chức thẩm định giá còn yếu, dẫn đến chất lượng thẩm định giá chưa cao. Thậm chí có khả năng xảy ra tình trạng thiếu minh bạch, câu kết giữa chấp hành viên với thẩm định giá viên và đấu giá viên.
Tám là, về "cơ chế phối hợp" khi thực thi Nghị quyết 42
Mặc dù đã có Quy chế phối hợp giữa NHNN và Bộ Tư pháp về hoạt động thi hành án dân sự, song tại một số địa phương do nhiều nguyên nhân khác nhau, hoạt động thi hành án ngân hàng còn chưa thật sự hiệu quả, nhiều vụ việc kéo dài… phát sinh nhiều chi phí cho TCTD xử lý nợ.
Đồng thời, sự phối hợp của các cơ quan hữu quan tại địa phương trong một số trường hợp chưa kịp thời về xác minh thông tin khách hàng, hỗ trợ thu giữ TSBĐ. Trong quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, việc thừa kế nghĩa vụ trả nợ giữa pháp nhân mới thành lập và pháp nhân cũ chưa được rõ ràng…dẫn đến tranh chấp kéo dài tại Tòa án.
Chín là, xung đột với một số luật khác hay thiếu, văn bản pháp lý có liên quan
Một ví dụ điển hình: Ngày 23/3/2020 Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có Công văn số 1498/BTNMT-ĐCKS hướng dẫn việc thế chấp quyền khai thác khoáng sản của tổ chức, cá nhân tại các TCTD, trong đó có định hướng tháo gỡ liên quan đến việc thế chấp và xử lý tài sản thế chấp là quyền khai thác khoáng sản. Tuy nhiên, hiện nay Luật Khoáng sản và các văn bản hướng dẫn vẫn chưa sửa đổi, bổ sung cơ chế xử lý đối với quyền khai thác khoáng sản được thế chấp tại các TCTD, vì vậy việc triển khai xử lý đối với các tài sản bảo đảm này thực tế vẫn gặp nhiều vướng mắc, chưa có cơ chế để thực hiện.
Để tạo dựng một thị trường mua bán nợ chuyên nghiệp, công khai, minh bạch thì cơ sở pháp lý trong việc xác định giá trị khoản nợ là rất cần thiết. Tuy nhiên, hiện nay Bộ Tài chính vẫn chưa ban hành quy định, hướng dẫn cách thức thẩm định giá khoản nợ của TCTD. Nội dung này gây nhiều khó khăn cho TCTD cũng như khách hàng có nhu cầu mua nợ trong việc xem xét giá trị khoản nợ.
Đối với các khoản nợ có nhiều tài sản thế chấp tọa lạc tại các huyện, tỉnh khác nhau, theo quy định của pháp luật về thi hành án thì không được phát mại đồng thời các tài sản mà phải thực hiện cuốn chiếu từng tài sản theo từng địa bàn, dẫn tới thời gian thu hồi nợ kéo dài, không xử lý tổng thể, dứt điểm được toàn bộ TSBĐ tại cùng thời điểm, gây thiệt hại cho TCTD. Đến nay vẫn chưa có văn bản pháp lý tháo gỡ.
Khi thực hiện thu giữ TSBĐ là nhà ở hoặc công trình gắn liền với đất (nhà xưởng, nhà kho,...) thì ngoài TSBĐ còn có những tài sản khác không thuộc TSBĐ được đặt trong/gắn với TSBĐ như vật dụng, đồ đạc, thiết bị, dụng cụ, vật tư,...Tuy nhiên pháp luật chưa quy định về trình tự, thủ tục thông báo, cưỡng chế tháo dỡ, di dời, bảo quản, xử lý... mà TCTD, cơ quan có thẩm quyền phải thực hiện đối với các loại tài sản này.
Khuyến nghị
Từ những nội dung phân tích ở trên, để luật hóa xử lý nợ xấu, tạo môi trường pháp lý rõ ràng, minh bạch, đồng bộ cho vấn đề này, bài viết đề nghị, kế thừa toàn bộ nội dung Nghị quyết 42/2017/QH14, sửa đổi, bổ sung, khắc phục những tồn tại vướng mắc nói trên. Bài viết cũng xin nhấn mạnh một số nội dung chính cần sửa đổi, bổ sung mới trong văn bản Luật hóa tới đây như sau:
Thứ nhất, cụ thể hóa chính sách về quyền thu giữ (trong quyền phát mại) tài sản đảm bảo của TCTD, sẽ giúp giảm các vụ việc phải giải quyết tại tòa án, rút ngắn được quá trình xử lý tài sản bảo đảm, qua đó giảm thiểu chi phí cho Nhà nước và TCTD, tối đa hóa giá trị thu nợ từ tài sản bảo đảm, giảm nợ xấu của hệ thống TCTD. Quyền thu giữ tài sản bảo đảm đã được các TCTD thực hiện từ hơn 10 năm qua theo quy định tại Nghị định 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm (Điều 63), Nghị quyết 42 chỉ quy định nhằm nối tiếp các quyền này của chủ nợ là TCTD.
Trong hợp đồng tín dụng, khách hàng cam kết dùng tài sản làm đảm bảo cho khoản vay, có nghĩa là khi khách hàng không trả nợ đầy đủ và đúng hạn, TCTD có quyền phát mại tài sản đảm bảo để thu nợ. Quyền phát mại luôn phải gắn với quyền thu giữ. Luật cần cụ thể quyền này trong hợp đồng tài sản đảm bảo ( thỏa thuận điều kiện thu giữ, qui trình thu giữ, trách nhiệm bảo quản, nghĩa vụ đền bù thiệt hại).
Thứ hai, bổ sung các qui định về định giá và thẩm định giá đối với tài sản đảm bảo. Việc xác định giá trị của tài sản đảm bảo được TCTD thực hiện thường xuyên trong suốt thời hạn tín dụng. Tuy nhiên đến khi TCTD phải phát mại, khách hàng thường không đồng thuận. Tài sản đảm bảo trong hoạt động tín dụng ngày càng đa dạng về chủng loại, tồn tại ở nhiều vùng địa lý khác nhau, nhiều tài sản đảm bảo không có thị trường mua bán rõ ràng để đối sách. Thực tế, có tài sản đảm bảo, TCTD phải phát mại nhiều lần, tốn chi phí, kéo dài thời gian do qui định không hợp lý trong định giá và thẩm định giá. Luật cần qui định “ khung” về định giá, và cho phép TCTD cùng khách hàng thỏa thuận về phương án định giá tài sản đảm bảo ngay từ khi ký hợp đồng tài sản đảm bảo.
Thứ ba, cần tiếp tục duy trì chính sách về thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản bảo đảm làm tăng khả năng thu hồi nợ của các TCTD, giảm áp lực tài chính cho TCTD trong quá trình xử lý nợ xấu, bảo đảm nguyên tắc khi xử lý tài sản bảo đảm phải ưu tiên thanh toán cho bên nhận tài sản bảo đảm.
Thứ tư, khắc phục toàn bộ những vướng mắc, xung đột với các luật, văn bản pháp quy khác nêu ở phần trên. Quốc hội cần quy định một điều khoản cụ thể theo hướng được ưu tiên xử lý nợ, xử lý TSĐB, quyền khai thác TSĐB của TCTD khi đang bị vướng với các Luật khác.
Kết luận
Đến nay, việc luật hóa các quy định của Nghị quyết 42 dưới hình thức ban hành một Luật về xử lý nợ xấu, hay đưa vào một số điều của Luật các TCTD sửa đổi, bổ sung mang tính cấp bách. Luật về xử lý nợ xấu sẽ kế thừa các quy định của Nghị quyết 42 còn phù hợp và sửa đổi, bổ sung các nội dung khác để phù hợp với thực tiễn hoạt động xử lý nợ xấu, khắc phục những khó khăn, bất cập khi thực hiện Nghị quyết 42, góp phần đẩy nhanh việc xử lý nợ xấu của TCTD.
- Cùng chuyên mục
ACBS giảm 31% lãi trong quý I
Chi phí hoạt động của ACBS tăng mạnh 60,9% lên 527,9 tỷ đồng trong quý I/2025, chủ yếu do tăng dự phòng chi phí cho vay, lỗ tài sản tài chính FVTPL… Qua đó, lãi ròng công ty giảm 31% còn 146 tỷ đồng.
Tài chính - 20/04/2025 14:32
Chủ tịch DIC cam kết quý II có kết quả tốt để báo cáo cổ đông
Chủ tịch DIC Corp ước tính quý I/2025 lãi 10 tỷ đồng, cải thiện đáng kể so với khoản lỗ năm ngoái, cam kết điểm rơi lợi nhuận quý II có kết quả tốt. Đồng thời, dự định huy động 1.800 tỷ đồng từ phát hành 150 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với giá 12.000 đồng/cp.
Tài chính - 18/04/2025 17:52
Chủ tịch SSI: ‘Sẽ tham gia tài sản số nếu an toàn và hiệu quả’
SSI lên kế hoạch lãi 4.252 tỷ đồng năm nay, tăng 20% và lập kỷ lục mới. Quý I, công ty đã thực hiện 24% kế hoạch lợi nhuận, lãnh đạo doanh nghiệp bày tỏ tự tin hoàn thành.
Tài chính - 18/04/2025 16:01
Ông Vũ Văn Tiền:‘Thời đại số hoá rồi, ngân hàng không cần phải đông người'
Trong phần chia sẻ hơn 10 phút với cổ đông, ông Vũ Văn Tiền – Phó Chủ tịch HĐQT ABBank đã chỉ ra những điểm còn hạn chế, đồng thời cũng hé lộ những định hướng thời gian tới của ngân hàng.
Tài chính - 18/04/2025 13:44
CII trần tình nghịch lý ‘đầu tư càng lớn càng lỗ’ của doanh nghiệp BOT
CII sẽ đầu tư mạnh để đón đầu “thời kỳ vàng” phát triển hạ tầng đất nước. Doanh nghiệp đang xúc tiến dự án mở rộng cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận.
Tài chính - 18/04/2025 11:19
Hòa Phát chi 14.000 tỷ đầu tư dự án sản xuất đường ray
Ông Trần Đình Long cho biết Tập đoàn Hòa Phát có dự án mới sản xuất ray đặt tại Khu liên hợp Gang thép Dung Quất 2, tổng mức đầu tư khoảng 14.000 tỷ đồng, phấn đấu tháng 5/2027 có sản phẩm đường ray đầu tiên.
Tài chính - 17/04/2025 15:01
Lãi ròng Hòa Phát 3 tháng đầu năm đạt 3.300 tỷ đồng, cao nhất 11 quý trở lại đây
Quý I/2025, doanh thu Tập đoàn Hòa Phát đạt 37.000 tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kỳ năm trước. Lãi ròng 3.300 tỷ đồng, tăng 15%. Xét theo quý, đây là kết quả lợi nhuận cao nhất của Tập đoàn tính từ quý III/2022 trở lại.
Tài chính - 17/04/2025 10:37
Novaland muốn phát hành gần 100 triệu cổ phiếu ESOP
Novaland trình phát hành gần 100 triệu cổ phiếu ESOP thay các đợt phát hành chưa triển khai trong 3 năm qua. Doanh nghiệp đang tuyển hơn 1.000 nhân sự chuẩn bị cho giai đoạn tăng trưởng sắp tới.
Tài chính - 17/04/2025 10:36
SSI Research: Nhóm tài chính sẽ bị các ETF bán mạnh
SSI Research dự báo nhóm tài chính như ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm thuộc VN30 sẽ bị các ETF bán hàng triệu đơn vị, hạn cuối cơ cấu danh mục là 25/4.
Tài chính - 17/04/2025 09:46
Đề xuất ưu đãi vượt trội cho ngân hàng nước ngoài vào Trung tâm tài chính
Để phát triển Trung tâm tài chính quốc tế tại TP.HCM và Đà Nẵng, các chuyên gia đề xuất, cần nhiều cơ chế vượt trội liên quan đến hạ tầng tài chính, công nghệ, ưu đãi cho ngân hàng nước ngoài chuyển trụ sở, chi nhánh vào Việt Nam.
Tài chính - 16/04/2025 16:34
Phát Đạt hoàn tất hoán đổi khoản vay 30 triệu USD với đối tác ngoại
Phát Đạt đã chuyển đổi khoản vay 30 triệu USD thành cổ phiếu giúp giảm áp lực nợ đáng kể, bởi nếu không hoàn thành trước 23/4 thì sẽ phải thanh toán khoản vay trước ngày 24/9.
Tài chính - 16/04/2025 14:40
BVBank trình phương án chuyển sàn năm thứ 3 liên tiếp
BVBank sẽ thực hiện chuyển sàn năm nay để đón đầu các triển vọng khởi sắc sắp tới. Đồng thời, ngân hàng chào bán tiếp cổ phiếu cho cổ đông và ESOP để tăng vốn lên 7.676 tỷ đồng.
Tài chính - 16/04/2025 08:23
Chủ tịch FPT: Bằng mọi giá thực hiện mục tiêu lợi nhuận năm 2025 tăng trưởng 21%
Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FPT, ông Trương Gia Bình khẳng định mục tiêu kinh doanh năm 2025 dù khó khăn, song Tập đoàn sẽ cố gắng thực hiện bằng mọi giá.
Tài chính - 15/04/2025 17:40
Doanh nghiệp và lãnh đạo đồng loạt nhảy vào ‘cứu giá’ cổ phiếu
Giá lao dốc sau biến cố thuế quan, nhiều doanh nghiệp lên kế hoạch mua lại cổ phiếu bất chấp việc giảm vốn. Các lãnh đạo cũng dự chi hàng chục tỷ gom cổ phiếu.
Tài chính - 15/04/2025 13:16
Lãnh đạo Chứng khoán MB: Thời kỳ Tổng thống Donald Trump 2.0 mở ra các cơ hội kinh doanh hấp dẫn
Dù TTCK trong nước đã có những biến động do sự kiện áp thuế đối ứng, song HĐQT Chứng khoán MB nhìn nhận vẫn có nhiều điều kiện thuận lợi và thông tin hỗ trợ tích cực như Chính phủ giảm chi phí, thuế, nâng hạng thị trường chứng khoán...
Tài chính - 15/04/2025 12:50
Chuyên gia ACBS: Nhà đầu tư không nên 'lướt sóng' cổ phiếu
Bà Đỗ Minh Trang, Giám đốc Trung tâm Phân tích, Công ty TNHH Chứng khoán ACB (ACBS) cho rằng nhà đầu tư cá nhân không nên tham gia lướt sóng hay sử dụng margin vào lúc này vì rủi ro biến động giá vẫn rất cao.
Tài chính - 15/04/2025 10:47
- Đọc nhiều
-
1
Lãi ròng Hòa Phát 3 tháng đầu năm đạt 3.300 tỷ đồng, cao nhất 11 quý trở lại đây
-
2
13 người tham lam nổi tiếng nhất trong lịch sử nhân loại
-
3
Hòa Phát chi 14.000 tỷ đầu tư dự án sản xuất đường ray
-
4
Đầu tư thế nào trong bối cảnh toàn cầu có nhiều yếu tố bất định?
-
5
Trung Quốc 'sẵn sàng đàm phán' nếu Hoa Kỳ thể hiện 'sự tôn trọng'
Đáng đọc
- Đáng đọc
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 2 week ago
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 4 week ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 1 month ago
Tổng Giám đốc ACB hiến kế giải bài toán khó ‘an cư lạc nghiệp’ cho người trẻ
Tài chính - Update 1 month ago