Xu hướng Văn hóa doanh nghiệp 2025: Tái thiết văn hóa sau tinh gọn bộ máy là ưu tiên lớn của các doanh nghiệp Việt
Hỗ trợ người lao động thích nghi với sự thay đổi; Xây dựng văn hóa số thúc đẩy chuyển đổi số; Tái thiết văn hóa, duy trì động lực làm việc trong và sau tinh gọn bộ máy… sẽ là những xu hướng nổi bật dẫn dắt văn hóa của các doanh nghiệp Việt trong năm 2025.
Những nhận định này được chỉ ra trong "Báo cáo Đo lường mức độ trưởng thành thực thi Văn hóa doanh nghiệp 2024 và Xu hướng 2025" công bố ngày 30/12, bởi Blue C - đơn vị tư vấn văn hóa doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam.
Báo cáo được xây dựng dựa trên kết quả nghiên cứu, khảo sát của 206 doanh nghiệp vào tháng 11/2024; cùng gần 100 cuộc trò chuyện, phỏng vấn với các nhà lãnh đạo, quản lý văn hóa cùng đội ngũ chuyên trách về Văn hóa doanh nghiệp tại các Tập đoàn, Tổng công ty và các ngân hàng lớn tại Việt Nam, thông qua các dự án tư vấn mà Blue C đã thực hiện trong năm 2024.
Ông Lê Quang Vũ, CEO Blue C cho biết: "Báo cáo không chỉ cung cấp các dữ liệu về bức tranh tổng quan về thực trạng văn hóa tại các doanh nghiệp Việt Nam, mà còn chỉ ra những khoảng cách cần thu hẹp giữa kế hoạch và hành động thực tế. Đặc biệt, báo cáo năm nay dành sự đầu tư cho phần dự báo với 05 xu hướng chính, sẽ dẫn dắt văn hóa của các doanh nghiệp Việt trong năm 2025, trước những biến động lớn về thị trường, chính sách cũng như môi trường làm việc".
Hỗ trợ người lao động thích nghi với sự thay đổi trong thời kỳ chuyển đổi
Sự thay đổi đang diễn ra liên tục, với tốc độ ngày càng nhanh chóng. Kết quả khảo sát của PwC công bố vào tháng 6/2024, tại 14 quốc gia và vùng lãnh thổ ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam cho biết: 97% CEO đang chủ động tái định hình doanh nghiệp để đảm bảo tính bền vững.
Tuy nhiên, không phải người lao động nào cũng sẵn sàng cho sự thay đổi này. 59% cho rằng có quá nhiều thay đổi diễn ra cùng lúc, 50% không hiểu tại sao cần thay đổi. Người lao động đang phải đối diện với nhiều biến động lớn trong công việc.
Hơn hai phần ba nhân viên (68%) cho biết họ đã trải qua nhiều thay đổi trong công việc hơn trong năm vừa qua so với 12 tháng trước đó. Khoảng 48% người lao động trong khu vực đã phải học cách sử dụng công nghệ/công cụ mới và đối mặt với khối lượng công việc tăng lên trong năm vừa qua.
Nằm trong bối cảnh chung của toàn cầu, hỗ trợ người lao động thích nghi với sự thay đổi trong thời kỳ chuyển đổi sẽ trở thành vấn đề cần ưu tiên của doanh nghiệp Việt trong 2025.
Văn hóa trở thành yếu tố quan trọng thúc đẩy chuyển đổi số và ngày càng được quan tâm
Là một trong trong 6 trụ cột quan trọng trong chuyển đổi số doanh nghiệp (theo bộ chỉ số DBI của Bộ Thông tin & Truyền thông), xây dựng văn hóa số hỗ trợ cho chuyển đổi số đang ngày càng được nhiều doanh nghiệp Việt quan tâm.
36.59%, trong tổng số 206 doanh nghiệp tham gia khảo sát đo lường của Blue C, lựa chọn văn hóa số là mục tiêu ưu tiên trong phát triển VHDN năm 2025, xếp thứ 4 trong danh sách 9 mục tiêu.
Các đặc trưng nổi bật của văn hóa số cũng đã được nhận diện, cụ thể: Khách hàng là trung tâm: Tạo ra những trải nghiệm tích cực cho khách hàng thông qua sản phẩm, dịch vụ và các mối quan hệ; Định hướng dữ liệu: Sử dụng dữ liệu để ra quyết định với sự hỗ trợ của công nghệ; Đổi mới: Xây dựng và liên tục cải tiến sản phẩm, quy trình; chấp nhận rủi ro và thử nghiệm các sáng kiến mới; Hợp tác: Hợp tác liên phòng ban trong tổ chức và với các đối tác trong hệ sinh thái để cùng tạo ra các giải pháp đột phá; Phát triển bền vững: Văn hóa số giúp tạo dựng một môi trường làm việc tiến bộ, phù hợp với các tiêu chuẩn môi trường, xã hội và quản trị doanh nghiệp (ESG) theo xu thế hiện đại.
Trong năm 2025, trước áp lực của thị trường và yêu cầu từ chính phủ, chuyển đổi số doanh nghiệp càng trở nên mạnh mẽ, việc đầu tư phát triển văn hóa số để gỡ bỏ các rào cản của chuyển đổi số là điều mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần phải lưu tâm.
Tăng cường đào tạo sử dụng AI trong công việc
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong công việc tiếp tục sẽ là xu hướng chủ đạo trong năm 2025 cả trên thế giới và Việt Nam. Điều này đặt ra thách thức lớn về sự thay đổi kỹ năng của người lao động. Người lao động cần nâng cao hiểu biết và khả năng thích ứng với công nghệ để tận dụng tối đa tiềm năng của AI, đảm bảo rằng AI trở thành công cụ hỗ trợ hiệu quả.
Một nghiên cứu mới công bố của Gallup cho biết: Kể từ khi Chat GPT ra mắt vào năm 2022, các nhà lãnh đạo đã đầu tư đáng kể vào AI để tăng năng suất và dịch vụ khách hàng trong tổ chức của họ. Nhưng cho đến nay, việc áp dụng AI tại nơi làm việc của nhân viên vẫn chưa theo kịp kỳ vọng. Cứ 10 nhân viên thì có gần 7 người cho biết họ không bao giờ sử dụng AI; chỉ có 1 người sử dụng hàng ngày hoặc hàng tuần. Những con số này về cơ bản vẫn không thay đổi từ năm 2023 đến năm 2024. Thậm chí, số lượng nhân viên cho biết họ cảm thấy thoải mái khi làm việc với AI đã giảm 6% trong năm nay.
Đây có thể là dấu hiệu cho thấy nguyện vọng và tầm nhìn của các nhà lãnh đạo về việc sử dụng AI tại nơi làm việc vẫn chưa được chuyển thành định hướng rõ ràng hoặc hỗ trợ cho việc áp dụng của nhân viên. Trong khi một số nhân viên hào hứng trong việc thử nghiệm, ứng dụng AI; thì vẫn còn nhiều người chưa sẵn sàng cho đến khi họ nhận được kế hoạch và đào tạo rõ ràng.
Ở một góc độ khác, việc ứng dụng ngày càng mạnh công nghệ vào công việc hàng ngày sẽ làm giảm bớt một khối lượng lớn công việc trước đây vẫn được thực hiện bởi con người. Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp cần có phương án sắp xếp cho nhân sự dôi dư những nhiệm vụ và trách nhiệm mới, cũng như đào tạo các kỹ năng mới để đáp ứng yêu cầu công việc mới cho nhóm nhân sự này.
Tái thiết văn hóa, duy trì động lực làm việc trong và sau tinh gọn bộ máy
Chính sách của Đảng và Nhà nước về tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế trong bộ máy hành chính công sẽ tạo ra lượng lớn nhân sự dôi dư trên thị trường lao động, làm tăng sự cạnh tranh trong việc tìm kiếm việc làm. Người lao động ở nhóm này có thể phải đối mặt với nhiều khó khăn do yêu cầu chuyển đổi kỹ năng để phù hợp với nhu cầu của khu vực tư nhân.
Tuy nhiên, xu hướng này cũng mở ra cơ hội mới cho người lao động. Một số lao động sẽ tận dụng cơ hội để tham gia vào khu vực tư nhân đang phát triển mạnh mẽ, hoặc tự khởi nghiệp.
Các doanh nghiệp, đặc biệt là khu vực tư nhân, có thể hưởng lợi từ nguồn nhân sự dôi dư với trình độ chuyên môn cao. Đây là cơ hội tốt để thu hút nhân tài và mở rộng quy mô hoạt động. Tuy nhiên, từ góc độ văn hóa, doanh nghiệp cần chú ý đến việc tiếp nhận và hòa nhập nhân sự mới.
Còn đối với các tổ chức công, sau khi tinh giản biên chế, cần chú trọng tái thiết văn hóa tổ chức để duy trì động lực và hiệu quả công việc. Sự thay đổi cơ cấu không chỉ làm giảm số lượng nhân sự mà còn ảnh hưởng đến tâm lý của những người ở lại. Do đó, việc củng cố niềm tin nội bộ và khuyến khích sự đồng lòng của từng cá nhân là yếu tố then chốt để tiếp tục phát triển.
Ngoài ra, tổ chức cũng cần chú trọng đào tạo và phát triển năng lực cho nhóm nhân sự ở lại. Khi bộ máy gọn nhẹ hơn, mỗi vị trí đều cần đảm nhiệm nhiều trọng trách hơn. Cung cấp các chương trình bồi dưỡng kỹ năng sẽ giúp nhân viên thích nghi với vai trò mới để duy trì hiệu quả công việc.
Tập trung vào sự quan tâm tại nơi làm việc
Trong môi trường làm việc nhiều biến động như ngày nay, nhân viên sẽ đánh giá mức độ quan tâm mà tổ chức dành cho họ và cân nhắc liệu nó có xứng đáng với nỗ lực và sự gắn bó của họ không.
Thách thức lớn của doanh nghiệp trong năm 2025 đó là thu hẹp khoảng cách giữa phúc lợi mà doanh nghiệp mang đến cho nhân viên và những gì nhân viên cần để tồn tại và phát triển. Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp có thể bắt đầu bằng cách đặt sự quan tâm làm trung tâm trong chiến lược văn hóa của mình. Theo nghiên cứu của O.C. Tanner, khi nhân viên cảm thấy tổ chức quan tâm đến họ, khả năng họ cảm thấy phát triển tăng 378%. Ngược lại, khi không cảm thấy được quan tâm, khả năng phát triển giảm 80%. Ngoài ra, sự quan tâm đến nhân viên còn mang lại lợi ích kinh doanh, bởi vì những nhân viên phát triển tại nơi làm việc sẽ ít bị kiệt sức hơn, ít rời bỏ tổ chức hơn, khả năng gắn kết cao hơn 12 lần, khả năng làm việc xuất sắc cao hơn 7 lần.
Ngoài các thông tin về xu hướng, "Báo cáo Đo lường mức độ trưởng thành thực thi Văn hóa doanh nghiệp" cũng đưa ra đánh giá chung về mức độ trưởng thành văn hóa của doanh nghiệp, các điểm sáng trong thực thi văn hóa cùng những khó khăn và mục tiêu ưu tiên trong năm 2025. Các dữ liệu, nhận định từ báo cáo sẽ là căn cứ quan trọng giúp các doanh nghiệp đưa ra các định hướng đúng trong việc xây dựng văn hóa tổ chức trong năm tới.
- Cùng chuyên mục
Doanh nghiệp ở Bình Định thưởng Tết cao nhất gần 123 triệu đồng
Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Định vừa có báo cáo tình hình tiền lương, tiền thưởng; trong đó, mức thưởng Tết cao nhất thuộc về một doanh nghiệp ở khu vực dân doanh với gần 123 triệu đồng.
Sự kiện - 30/12/2024 11:50
Công bố Nghị quyết thành lập TP. Huế trực thuộc Trung ương
Tối 29/12, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức buổi lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về việc thành lập TP. Huế thành thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đến dự và chỉ đạo buổi lễ.
Sự kiện - 30/12/2024 09:38
Dứt khoát bỏ tư duy 'không biết mà vẫn quản, không quản được thì cấm'
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh cần dứt khoát bỏ tư duy "không quản được thì cấm, không biết mà vẫn quản", quán triệt tư duy "ai quản lý tốt nhất thì giao", người dân và doanh nghiệp được làm những gì luật không cấm, cái gì cấm thì đưa vào luật, cái gì không cấm thì phải tạo không gian cho sáng tạo, cái gì doanh nghiệp và người dân làm được, làm tốt hơn thì Nhà nước dứt khoát không làm.
Sự kiện - 30/12/2024 07:25
Những sự kiện nổi bật của Đà Nẵng năm 2024
Năm 2024, TP. Đà Nẵng đã đạt được nhiều dấu ấn nổi bật về kinh tế, như: Quốc hội cho phép thành lập Khu thương mại tự do, Bộ Chính trị đồng ý xây dựng Trung tâm Tài chính khu vực, thu hút đầu tư khởi sắc…
Sự kiện - 29/12/2024 13:27
Bộ Xây dựng thoái hết vốn Nhà nước tại 5 doanh nghiệp
Theo Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Xây dựng đã chuyển giao 5 doanh nghiệp về SCIC và thoái hết vốn Nhà nước tại 5 doanh nghiệp này.
Sự kiện - 29/12/2024 08:45
Đại tá Nguyễn Tiến Trung giữ chức Giám đốc Công an tỉnh Lạng Sơn
Trong quá trình công tác, Đại tá Nguyễn Tiến Trung từng nắm các chức danh như Phó Trưởng phòng, Trưởng phòng thuộc Cục An ninh kinh tế; từ tháng 6/2022 đến nay ông là Phó Cục trưởng Cục An ninh kinh tế.
Sự kiện - 29/12/2024 07:41
10 sự kiện nổi bật của ngành xây dựng năm 2024
Quốc hội thông qua luật quan trọng về đất đai, nhà ở và bất động sản; tăng trưởng ngành vượt chỉ tiêu; đẩy mạnh triển khai nhà ở xã hội; thị trường bất động sản vượt qua giai đoạn khó khăn nhất; tinh gọn bộ máy để mạnh hơn... là những sự kiện nổi bật của ngành xây dựng trong năm 2024.
Sự kiện - 28/12/2024 17:01
Thủ tướng yêu cầu ngành KH&ĐT 'nghĩ sâu làm lớn, nhìn xa trông rộng'
Khẳng định vai trò quan trọng của kế hoạch trong phát triển kinh tế- xã hội, Thủ tướng yêu cầu ngành KH&ĐT "đổi mới tư duy, nghĩ sâu làm lớn, nhìn xa trông rộng", làm tốt hơn nữa công tác điều hành kế hoạch và điều phối kinh tế vĩ mô…
Sự kiện - 28/12/2024 17:01
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Biến 'điểm nghẽn của điểm nghẽn' thành 'đột phá của đột phá' cho phát triển
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng ngành KH&ĐT đã quyết tâm tháo gỡ mọi rào cản thể chế, biến "điểm nghẽn của điểm nghẽn" thành "đột phá của đột phá" cho phát triển, khơi thông, giải phóng mọi nguồn lực của nền kinh tế.
Sự kiện - 28/12/2024 12:52
'Úc muốn thành đối tác số 1 của Việt Nam về công nghệ, khoáng sản quý hiếm'
Úc chọn Việt Nam là một trong những nước ưu tiên triển khai Chiến lược Kinh tế Đông Nam Á đến năm 2040, với trọng tâm là xúc tiến đầu tư.
Sự kiện - 28/12/2024 06:11
Tạp chí Nhà đầu tư tổng kết công tác năm 2024
Sáng ngày 27/12, Tạp chí Nhà đầu tư đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Sự kiện - 27/12/2024 20:09
Dấu ấn Quốc hội năm 2024 và những quyết sách hệ trọng quốc gia
Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Quốc hội khoá XV đã đồng hành, phối hợp chặt chẽ với Chính phủ, kịp thời quyết nghị nhiều vấn đề quan trọng, đáp ứng yêu cầu thực tiễn và mong mỏi của cử tri, nhân dân và doanh nghiệp.
Sự kiện - 27/12/2024 08:53
Quảng Bình xuất hiện các sở mới sau sáp nhập
Tỉnh ủy Quảng Bình sẽ chấm dứt hoạt động 9 đảng đoàn, ban cán sự đảng cấp tỉnh, các cơ quan Đảng, thành lập nhiều sở mới.
Sự kiện - 27/12/2024 06:50
Thủ tướng: 'Công an gương mẫu đi đầu trong sắp xếp tổ chức bộ máy'
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, lực lượng công an nhân dân đã gương mẫu, đi đầu trong sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, để lại nhiều kinh nghiệm quan trọng cho các ban, bộ ngành khác trong hệ thống chính trị.
Sự kiện - 26/12/2024 17:43
Hà Nội 'chốt' vị trí xây cầu Thượng Cát
UBND TP. Hà Nội đã có quyết định phê duyệt phương án, vị trí cầu Thượng Cát và đường hai đầu cầu kết nối phường Thượng Cát (quận Bắc Từ Liêm) với xã Đại Mạch (huyện Đông Anh).
Sự kiện - 26/12/2024 15:56
SJC có quyền Tổng giám đốc mới
Phó tổng giám đốc Đào Công Thắng được giao quyền Tổng giám đốc Công ty SJC thay bà Lê Thúy Hằng.
Sự kiện - 26/12/2024 15:27
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Phó Đức Nam - Mr.Pips, đằng sau sự hào nhoáng xa hoa tuổi 30
Pháp luật - Update 3 week ago
Doanh nhân Chu Lập Cơ - Từ đỉnh cao đến vực sâu
Pháp luật - Update 3 week ago
Bộ Tài chính Mỹ: Việt Nam không thao túng tiền tệ
Thị trường - Update 1 month ago