Xây dựng văn hoá doanh nghiệp nhìn từ DigiWorld

Nhàđầutư
Mới đây tại sự kiện "Đổi mới để phát triển tổ chức" do Newing Company tổ chức, đại diện Công ty CP Thế giới số (DigiWorld) chia sẻ về kinh nghiệm xây dựng văn hoá doanh nghiệp nhằm chuyển hoá và làm mới tổ chức trong bối cảnh suy thoái kinh tế.
THIÊN KỲ
12, Tháng 03, 2024 | 08:27

Nhàđầutư
Mới đây tại sự kiện "Đổi mới để phát triển tổ chức" do Newing Company tổ chức, đại diện Công ty CP Thế giới số (DigiWorld) chia sẻ về kinh nghiệm xây dựng văn hoá doanh nghiệp nhằm chuyển hoá và làm mới tổ chức trong bối cảnh suy thoái kinh tế.

431019613_380041664889259_5206162014177752057_n

Bà Tô Hồng Trang (bìa phải) trao đổi với các chuyên gia, đại diện doanh nghiệp về cách xây dựng văn hoá trong bối cảnh suy thoái kinh tế. Ảnh: TK

Trong bối cảnh kinh tế suy thoái, nhiều doanh nghiệp đang có xu hướng thay đổi văn hoá để tối ưu lợi thế cũng như sắp xếp lại sự vận hành cho phù hợp với tình thế.

Văn hóa doanh nghiệp hiểu đơn giản là sự thay đổi hành vi của cá nhân  sao cho đồng nhất với hành vi của tổ chức, doanh nghiệp. Điều này không chỉ thể hiện ở tầm nhìn, giá trị cốt lõi mà còn thể hiện qua môi trường làm việc cởi mở, phúc lợi cho nhân viên, lương thưởng để tạo sự gắn kết.

Vì vậy, văn hóa doanh nghiệp được coi là lợi thế cạnh tranh hàng đầu, mang lại thành công bền vững cho doanh nghiệp. Trong kinh doanh, đối thủ có thể sao chép những điểm nổi bật hoặc tiên phong của doanh nghiệp như chiến lược, sản phẩm, hệ thống nhưng riêng văn hóa doanh nghiệp không thể sao chép được.

Trả lời phóng viên Nhadautu.vn, ông Matt Lyon - Giám Đốc Mảng Tư Vấn tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, công ty Arcadia Consulting nhận định, văn hoá là câu chuyện và hành vi của một tập thể doanh nghiệp, nói đến câu chuyện chúng ta là ai, làm gì?

Văn hoá của một doanh nghiệp ổn định là khi các câu chuyện cá nhân và câu chuyện của doanh nghiệp, tổ chức "khớp" với nhau. Vậy thì các cá nhân sẽ nắm bắt được hành vi của mình sau nó làm sao thay đổi để phù hợp với hành vi của doanh nghiệp, vì mục tiêu chung, đó là cách hiểu đơn giản của quá trình xây dựng văn hoá doanh nghiệp.

"Bước cơ bản để xây dựng văn hoá doanh nghiệp là sẽ đo lường văn hoá có gì tốt để duy trì phát huy, cái gì chưa tốt để thay đổi, cái gì chưa có và muốn có trong tương lai. Có thể có sự đổi mới sáng tạo nhưng phải dựa trên nền tảng sẵn có (gọi là bản chất, chuyên môn) của doanh nghiệp. Khó khăn nhất là làm sao để trong quá trình thay đổi sẽ hợp nhất được hành vi của cá nhân với hành vi chung của tổ chức.", ông Matt Lyon cho hay.

Bà Tô Hồng Trang – đồng sáng lập DigiWorld và giữ vai trò Phó Tổng Giám đốc Phát triển Tổ chức, người đi đầu trong việc xây dựng văn hóa Digiworld cho biết, tại DGW việc xây dựng văn hoá doanh nghiệp lấy yếu tố con người làm cốt lõi và hiệu quả là mục đích cuối.

Với mục tiêu phát triển trong dài hạn của DigiWorld là đạt tốc độ tăng trưởng kép ít nhất 25%/năm và dẫn dắt DigiWorld lớn mạnh như hiện tại, ngay từ những ngay đầu khởi nghiệp, công ty đã luôn duy trì chiến lược 3C. Chiến lược này gồm 3 từ: Con người, Cơ sở vật chất và Cơ hội kinh doanh.

Đáng nói, đại diện DGW chọn phương châm 'sân chơi công bằng" là yếu tố để mọi ước mơ lớn trở thành hiện thực. Digiworld tạo dựng văn hóa doanh nghiệp với 5 giá trị cốt lõi gồm "Đồng thuận, Tận tâm, Làm chủ, Chính trực và Trách nhiệm", tổ chức các chương trình đào tạo, tương tác nội bộ để tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh để mỗi cá nhân phát huy được năng lực.

Theo đó, DigiWorld sẽ có những hoạt động khác nhau để xây dựng văn hóa doanh nghiệp như: tổ chức các khóa đào tạo về giá trị cốt lõi, áp dụng tốt những chương trình MT (Management Trainee) tuyển chọn những quản lý tập sự từ các trường đại học tốt nhất, danh tiếng nhất - là các bạn sinh viên năm cuối được đưa vào DGW tập sự, sau đó luân chuyển qua các bộ phận của DGW để hiểu được hoạt động kinh doanh của Công ty.

Được biết, thời điểm hiện tại, DigiWorld đã và đang giữ vai trò phát triển thị trường Việt Nam cho rất nhiều thương hiệu ngoại ở nhiều ngành hàng khác nhau. Đối với ngành hàng công nghệ, Digiworld hiện đang phân phối cho các thương hiệu lớn như Acer, Levono, Asus, Apple, Xiaomi, Huawei…

Đối với ngành hàng thiết bị văn phòng, nhiều thương hiệu lớn như Microsoft, Logitech, Philips…cũng đang đặt niềm tin vào năng lực phân phối của DigiWorld. Đặc biệt, trong 2 năm gần đây, Digiworld đã ký hợp đồng phân phối sản phẩm với nhiều thương hiệu tiềm năng như Whirlpool và Joyong trong ngành hàng gia dụng, hàng tiêu dùng với ABInBev và thiết bị công nghiệp thông qua sáp nhập Achison. Đây sẽ là chất xúc tác tăng trưởng cho công ty trong giai đoạn tiếp theo của tiêu dùng Việt Nam.

Trước Digiworld, chưa từng có doanh nghiệp nào cung cấp Dịch vụ phát triển thị trường với tư duy giải pháp hoàn chỉnh như những giải pháp của DigiWorld. Đó là lý do, DGW từ một công ty tư nhân nhỏ bé chuyển dịch lên doanh nghiệp vốn hóa nghìn tỷ và là một trong số hiếm hoi doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán đạt doanh thu xấp xỉ 1 tỷ USD năm 2022.

Cả năm 2023, kết quả kinh doanh DigiWorld ghi nhận là 18.818 tỷ đồng doanh thu và 354 tỷ đồng lợi nhuận (đạt 94% kế hoạch doanh thu và 89% kế hoạch năm). 

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24675.00 24695.00 25015.00
EUR 26141.00 26246.00 27411.00
GBP 30532.00 30716.00 31664.00
HKD 3113.00 3126.00 3228.00
CHF 26871.00 26979.00 27815.00
JPY 159.92 160.56 168.00
AUD 15832.00 15896.00 16382.00
SGD 18029.00 18101.00 18636.00
THB 660.00 663.00 690.00
CAD 17973.00 18045.00 18577.00
NZD   14540.00 15029.00
KRW   17.60 19.20
DKK   3510.00 3640.00
SEK   2258.00 2345.00
NOK   2225.00 2313.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ