[Quản trị bằng văn hóa] Bài 3: Các thương hiệu nổi tiếng thế giới làm văn hóa doanh nghiệp như thế nào?

Nhàđầutư
Theo một cuộc khảo sát gần 2.000 CEO và CFO tại Mỹ, 90% tin rằng cải thiện văn hóa doanh nghiệp sẽ tăng giá trị của công ty. Gần 80% số người xếp hạng văn hóa là một trong năm yếu tố quan trọng nhất thúc đẩy định giá công ty của họ.
HIẾU HIẾU
13, Tháng 02, 2024 | 09:27

Nhàđầutư
Theo một cuộc khảo sát gần 2.000 CEO và CFO tại Mỹ, 90% tin rằng cải thiện văn hóa doanh nghiệp sẽ tăng giá trị của công ty. Gần 80% số người xếp hạng văn hóa là một trong năm yếu tố quan trọng nhất thúc đẩy định giá công ty của họ.

zappos

Zappos là một trong những tổ chức đứng đầu về nơi làm việc tốt nhất. Ảnh: ZP.

Mời đọc: Bài 1: Văn hóa doanh nghiệp bị ảnh hưởng ra sao khi kinh tế suy thoái?

Bài 2: Doanh nghiệp Việt dùng 'chiêu vượt cơn gió ngược' giữ chân nhân viên

Một doanh nghiệp khi muốn xây dựng văn hóa công ty vững mạnh sẽ luôn đặt các giá trị cốt lõi ở trung tâm trong tất cả các khía cạnh của cơ cấu tổ chức và hoạt động hàng ngày của công ty. Thế nhưng nếu các giá trị đó không phù hợp với tư tưởng làm việc của cá nhân bạn, thì đó sẽ là một vấn đề lớn.

Lý do là vì nhân viên sẽ luôn yêu thích công việc của mình hơn khi nhu cầu và giá trị của họ phù hợp với những gì công ty đang hướng tới. Điều này cũng góp phần cải thiện khả năng tương tác của bạn với cấp trên và các đồng nghiệp trong quá trình giao tiếp và làm việc.

Văn hoá của sự hy sinh quên mình

Hermes là thương hiệu điều hành 311 cửa hàng trên toàn cầu ở Mỹ, Nga, châu Á với hơn 15.000 nhân viên, là một trong những nhà sản xuất đồ xa xỉ lớn nhất và được ngưỡng mộ nhất trên thế giới cùng doanh thu hơn 8,3 tỷ USD với định giá thương hiệu là 18 tỷ USD.

Thành tích xuất sắc của thương hiệu trong suốt lịch sử 183 năm phần lớn được ghi nhận là do động lực của thương hiệu này để có sự nhất quán về chiến lược, kết hợp khả năng sáng tạo tuyệt vời với sự khéo léo cũng như sự tập trung không ngừng vào văn hóa doanh nghiệp.

Một số dấu ấn văn hóa tạo nên chất riêng cho Hermes có thể kể đến việc nhân viên được tham gia đào tạo văn hóa qua khóa nội bộ kéo dài 3 ngày, "Inside the orange box" - hoạt động huấn luyện, tìm hiểu nguồn gốc, lịch sử, quá trình phát triển của công ty, biểu tượng "Cửa sổ Hermes" - nơi trưng bày phong cách và kỹ thuật thủ công của thương hiệu, được coi là một "Cánh cổng" dẫn lối tới văn hóa công ty.

Một dẫn chứng tiêu biểu khác là ông Lee Iacocca và nhân viên hãng ô tô Chrysler của ông. Năm 1978, khi ông vừa bước chân tới, công ty đang rơi vào tình cảnh phá sản, với 130.000 cán bộ công nhân viên có nguy cơ thất nghiệp. Ông và các cộng sự đã đưa vào văn hoá của sự hy sinh quên mình.

Sau đó, ai ai cũng cố gắng làm việc vì sự sống còn của công ty, thậm chí làm cả cuối tuần và Chryler đã lội ngược dòng ngoạn mục. Sau một thời gian, Chrysler đã có thể đứng trên đôi chân của mình và trả được tất cả các khoản vay của Chính phủ.

Doanh nghiệp đều mong muốn có thể đem đến những sản phẩm, dịch vụ tốt nhất nhằm đem lại trải nghiệm tốt nhất cho không chỉ khách hàng mà còn cho nhân viên. Văn hóa doanh nghiệp theo hướng quan tâm tới cảm nhận và sự hài lòng của nhân viên sẽ giúp đạt được những lợi ích không tưởng.

3M - một doanh nghiệp đa quốc gia tại Mỹ về công nghiệp đã tiến hành một chương trình mang tên "15% thời gian công việc', cho phép nhân viên nghỉ ngơi 15% thời gian làm việc của mình để sáng tạo hoặc nghiên cứu những hạng mục công việc mà hàng ngày họ không có đủ thời gian theo dõi. Nhờ đó, Art Fry - một nhà nghiên cứu của doanh nghiệp này, đã thành công sáng chế ra giấy note - một trong những văn phòng phẩm được sử dụng rộng rãi sau này.

Google cũng thực hiện một chiến dịch tương tự 3M với tên gọi "20% thời gian công việc" và từ đây, những phát minh nổi tiếng như Gmail, Google Earth, Google Talk cũng đã ra đời. Văn hóa doanh nghiệp đã đem lại cho nhân viên của tổ chức sự hài lòng và hạnh phúc với những gì mình đang được trải nghiệm để nhờ đó mà hiệu suất làm việc của họ cũng cao hơn, mang lại thành công cho doanh nghiệp.

Phòng ngừa các rủi ro từ sự khác biệt

"Tỷ phú bán giày" Tony Hsieh, CEO Zappos là nhà lãnh đạo bằng văn hóa. Câu nói nổi tiếng của ông: "Ngay cả khi là ngôi sao trong công việc tại Zappos, nếu bạn kém về ứng xử văn hóa, chúng tôi sẽ sa thải bạn".

Zappos là công ty kinh doanh giày online với vốn đầu tư ban đầu khá nhỏ nhưng chỉ sau một thời gian ngắn đã được tập đoàn Amazon mua lại với giá 1,2 tỷ USD vào năm 2009. Thành công của Zappos được đúc kết là từ các giá trị mà văn hóa doanh nghiệp đã mang lại từ ngày đầu khởi nghiệp.

Mọi nhân viên của Zappos đều được tuyển dụng, đào tạo, huấn luyện và làm việc theo 10 giá trị cốt lõi. Chính việc đồng nhất trong mọi hành vi, biểu hiện theo một giá trị cốt lõi đã giúp Zappos giảm thiểu những sự xung đột và mâu thuẫn, ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp.

Mekong Capital - ngày mới thành lập, Chris Freund - CEO của doanh nghiệp này chủ yếu chọn cách làm việc với nhân viên qua email, mà không chú trọng đến các hoạt động gắn kết đội ngũ. Hậu quả kéo theo đó là sự thiếu rõ ràng khi nhận thông điệp từ cấp trên, nhân viên làm việc thiếu chuyên nghiệp và không tạo ra kết quả như mong muốn.

Đội ngũ nhân viên bắt đầu chia rẽ, bè phái, gây mất đoàn kết nội bộ và cuối cùng là không ai đứng ra chịu trách nhiệm về kết quả cần phải tạo ra. Điều đó thực sự đã tạo nên một cuộc khủng hoảng nội bộ tại Mekong Capital khiến doanh nghiệp này điêu đứng.

Sau đó, vị CEO này đã thay đổi bằng cách xây dựng và chuyển đổi văn hóa doanh nghiệp. Các thành viên chủ chốt ngồi lại với nhau trong suốt 14 ngày liên tục để tạo ra tầm nhìn, sứ mệnh cho doanh nghiệp, xây dựng giá trị cốt lõi. Ba năm sau đó, Mekong Capital dần khắc họa rõ nét hơn văn hóa doanh nghiệp của mình.

Đến nay, từ 5 giá trị gốc, Mekong Capital đã xây dựng 8 giá trị cốt lõi hướng đến trách nhiệm lãnh đạo và quan tâm đến việc giao tiếp với nhân viên nhiều hơn. Một trong 8 giá trị cốt lõi đó là giao tiếp trọn vẹn - giao tiếp một cách đầy đủ và thẳng thắn để không có hiểu lầm, vướng mắc mà không được giải quyết, hiểu được điều người khác giao tiếp và giao tiếp để người khác hiểu.

Doanh nghiệp này còn chú trọng đào tạo để mỗi nhân viên đều hiểu và thực hành văn hóa doanh nghiệp. Việc phát triển văn hóa doanh nghiệp là một trong những lý do mà hiện tại doanh nghiệp này có chỉ số gắn kết của nhân viên lên tới 88%!

Nhân viên mới khi lựa chọn công ty cũng sẽ quan tâm đến văn hóa tổ chức. George Bradt – một chuyên gia về Chiến lược lãnh đạo nhận định trên trang Forbes rằng: “Nhân viên có xu hướng thất bại trong công việc bởi không hòa hợp tốt hoặc không điều chỉnh để phù hợp với công ty”. Do vậy, thể hiện rõ văn hóa doanh nghiệp ngay thời gian đầu sẽ là “cánh buồm” dẫn lối để mỗi tân binh khi bước chân lên “thuyền” được định hướng đúng đắn.

Văn hóa doanh nghiệp giúp ngăn ngừa khủng hoảng

Một doanh nghiệp có văn hóa doanh nghiệp được xây dựng bài bản, triển khai hiệu quả còn góp phần ngăn ngừa những khủng hoảng nội bộ cũng như từ bên ngoài một cách nhanh chóng. Starbucks là một trong số những doanh nghiệp làm được điều đó.

Tháng 3/2015, Starbucks cho ra đời một chiến dịch mang tên "Race Together" - một trong những chiến dịch tiếp thị tai tiếng nhất của hãng đồ uống này. Theo đó, chiến dịch này khuyến khích các nhân viên pha chế (barista) viết lên những chiếc cốc đựng nước dòng chữ "Race Together" với mong muốn những nhân viên này sẽ tích cực trao đổi, trò chuyện với khách hàng về vấn đề chủng tộc.

Sau một thời gian tổ chức nhiều diễn đàn trao đổi nội bộ với nhân viên, vị CEO của hãng này, Howard Schultz đã tiến hành mở phạm vi rộng hơn, nhằm mục đích đưa chủ đề này “nóng” hơn trong cộng đồng.

Chiến dịch này sau đó đã nhận rất nhiều bình luận tiêu cực trên các trang mạng xã hội và bị chấm dứt sau sáu ngày bởi lẽ các khách hàng cho rằng Starbucks đã đơn giản hóa một vấn đề phức tạp như vấn đề chủng tộc. Họ cảm thấy mình không có thời gian cũng như động lực để trao đổi về một vấn đề mang tính vĩ mô như vậy.

Mặc dù tại thời điểm đó, Starbucks đang gặp phải một cuộc khủng hoảng truyền thông như vậy, nhưng Howard Schultz đã rất sáng suốt khi có một hành động kịp thời để trấn an nội bộ. Theo dõi thêm tại đây.

Không chỉ tạo hiệu quả cho việc gắn kết nội bộ, thu hút nhân tài, văn hóa doanh nghiệp còn là công cụ tuyệt vời mà doanh nghiệp có thể tận dụng để gia tăng thiện cảm của cộng đồng. Có thể thấy rõ nhất điều này qua câu chuyện của các doanh nghiệp như Nike, KFC… sống cùng giá trị cốt lõi trong giai đoạn COVID-19 vừa qua.

(Mời đón đọc bài 4: Doanh nghiệp kiếm ăn từng ngày cũng cần chiến lược xây dựng văn hóa)

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ