World Bank hạ dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam xuống 2-2,5%

Nhàđầutư
World Bank đã điều chỉnh dự báo tăng trưởng GDP cho Việt Nam trong năm 2021, ước tính vào khoảng từ 2% đến 2,5%
THANH TRẦN
13, Tháng 10, 2021 | 15:15

Nhàđầutư
World Bank đã điều chỉnh dự báo tăng trưởng GDP cho Việt Nam trong năm 2021, ước tính vào khoảng từ 2% đến 2,5%

7-1750

Phục hồi sản xuất đang là một yếu tố quan trọng để hỗ trợ nền kinh tế hậu COVID.  Ảnh: Trọng Hiếu.

Cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam sáng 13/10, World Bank cho biết GDP quý III/2021 của Việt Nam đã suy giảm 6,2% (so cùng kỳ năm trước), ghi dấu mức giảm lớn nhất kể từ khi Việt Nam tính toán và công bố dữ liệu GDP theo quý.

Ngành dịch vụ bị ảnh hưởng nặng nề nhất do nhạy cảm với các biện pháp giãn cách xã hội, giảm đến 9,3% (so cùng kỳ năm trước), đóng góp 60% trong tổng mức giảm GDP. Ngành công nghiệp cũng bị ảnh hưởng trầm trọng, giảm 5% (so cùng kỳ năm trước) khi các trung tâm công nghiệp chế biến, chế tạo ở khu vực phía Nam phải đóng cửa để kiềm chế dịch lây lan.

Ngược lại, ngành nông nghiệp vẫn đạt kết quả tương đối vững, tăng trưởng 1% (so cùng kỳ năm trước).

Với GDP giảm sâu trong quý III/2021, và phụ thuộc vào mức độ mạnh mẽ của quá trình phục hồi kinh tế trong quý IV/2021 khi mà cả Hà Nội và TP.HCM đang gỡ bỏ dần các hạn chế, World Bank hiện ước tính tăng trưởng GDP của Việt Nam trong 2021 sẽ đạt mức từ 2% đến 2,5%, thấp hơn đáng kể so với dự báo 4,8% mà ngân hàng này đưa ra hồi tháng 8/2021.

Đáng chú ý, World Bank lưu ý rằng việc vận hành trở lại của nền kinh tế cũng sẽ đối diện với một số thách thức trong thời gian tới. Theo đó, ngân hàng này đã nhắc đến rủi ro thiếu hụt lao động, gián đoạn chuỗi cung ứng trong hoạt động sản xuất công nghiệp và cung cấp dịch vụ.

Đối với việc giải quyết các vấn đề tồn đọng về logistics, World Bank nhấn mạnh Việt Nam cần tiếp tục thực hiện xét nghiệm và tiêm vaccine, đồng thời khuyến khích dịch chuyển lao động.

Bên cạnh đó, World Bank cũng mong muốn các cấp có thẩm quyền nên áp dụng chính sách tài khóa mở rộng và sử dụng các công cụ tài khóa khác nhau trong khả năng để hỗ trợ nền kinh tế phục hồi. Trước hết là giảm sự cứng nhắc về thủ tục trong chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển. Điều này sẽ giúp hỗ trợ tổng cầu.

Ngoài ra, Chính phủ cần mở rộng hơn nữa việc hỗ trợ cho người lao động cả nhóm chính thức lẫn phi chính thức, cũng như các hộ gia đình. Nhờ vậy, người lao động có thể vượt qua khó khăn, sớm quay lại sản xuất bình thường. World Bank cho biết, Việt Nam cũng cần tiếp tục hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp để tái khởi động các hoạt động kinh doanh sau một thời kỳ dài đóng cửa, đặc biệt trong ngành dịch vụ du lịch, ăn uống và lưu trú.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ