Vốn FDI Trung Quốc vào Việt Nam: Tăng nhưng nhiều bất cập

NGỌC LINH
09:09 23/07/2019

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ Trung Quốc vào Việt Nam tăng mạnh. Đặc biệt, dòng vốn này đi theo nhiều con đường (thay đổi nguồn gốc, qua các hợp đồng EPC) và tồn tại nhiều bất cập.

VON TQ VAO VN

Nhà máy nhiệt điện Cẩm Phả do nhà thầu Trung Quốc xây gặp nhiều vấn đề kỹ thuật

Thống kê của Tổng cục Thống kê cho thấy, 6 tháng đầu năm 2019, trong 95 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam, Hồng Kông (Trung Quốc) dẫn đầu với tổng vốn đầu tư 5,3 tỷ USD; Trung Quốc đứng vị trí thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký 2,29 tỷ USD, chiếm 12,4%.

Tại hội thảo công bố kết quả nghiên cứu nhận định về vốn đầu tư của Trung Quốc tại Việt Nam ngày 22/7, ông Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) đánh giá: Trong bối cảnh hội nhập kinh tế sâu rộng, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam ngày càng lớn. Tác động của chiến tranh thương mại cũng khiến nguồn vốn FDI từ Trung Quốc xâm nhập vào Việt Nam tăng nhanh chóng.

“Vốn FDI vào Việt Nam theo cách đặc biệt là qua các hợp đồng EPC (Thiết kế- cung ứng vật tư, thiết bị - Xây dựng) hoặc thay đổi xuất xứ. Một số doanh nghiệp Trung Quốc từng cho biết, do Việt Nam có cái nhìn chưa thiện cảm với vốn đầu tư Trung Quốc nên nhà đầu tư thường thành lập công ty ở nước khác như Nhật Bản hay Hồng Kông, sau đó đầu tư vào Việt Nam”, ông Thành nói.

Đại diện VEPR cũng đưa ra ví dụ, với trường hợp nhiều khu đất đẹp dọc bãi biển miền Trung, người Trung Quốc thuê người địa phương đứng tên. Chính quyền địa phương dùng cách thay đổi quy hoạch để hạn chế tình trạng này.

Nghiên cứu của VEPR chỉ ra, vốn FDI vào Việt Nam chủ yếu trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và đóng góp vào GDP ngày càng lớn. Mức độ tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của sản phẩm hàng hóa Việt Nam ngày càng tăng lên. Vào năm 1995, tỷ lệ tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của Việt Nam khoảng 34% giá trị sản phẩm, trong đó có 12% sản phẩm của doanh nghiệp nội địa. Đến nay, tỷ lệ đóng góp của Việt Nam đạt khoảng 50% nhưng sản phẩm nội địa giảm xuống 11%.

“Việt Nam xâm nhập sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu nhưng giá trị tạo ra của doanh nghiệp trong nước sau hơn 20 năm giảm xuống. Điều này cho thấy sự thất bại của doanh nghiệp Việt Nam trong việc tham gia chuỗi giá trị toàn cầu”, ông Thành đánh giá.

Đại diện VEPR cũng đánh giá, vốn FDI chảy từ Trung Quốc vào Việt Nam không từ những dự án tốt nhất. Các dòng vốn có công nghệ cao từ Trung Quốc thường đến các nước có nguồn lao động chất lượng cao. Vốn FDI từ Trung Quốc vào Việt Nam chủ yếu vào khai khoáng, dệt may, hóa chất.

Theo nguyên Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển, trong điều kiện chuyển đổi công nghệ mới, Trung Quốc có xu hướng đẩy công nghệ cũ ra nước ngoài. Tuy nhiên, quan trọng nhất là quyền lựa chọn nhà thầu, công nghệ, dự án đầu tư của Việt Nam.

“Chúng ta vay vốn Trung Quốc phải có điều kiện giám sát chặt trong nước. Như trường hợp của dự án đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông chậm, có lỗi của cơ quan quản lý của Việt Nam thay đổi kết cấu, giám sát chưa chặt chẽ. Vì vậy, chúng ta phải nâng cao tinh thần trách nhiệm, năng lực để lựa chọn nhà thầu, lựa chọn vốn đầu tư, tránh việc ham giá rẻ như trước đây”, ông Tuyển khuyến cáo.

Cẩn trọng với hợp đồng EPC

Theo ông Phạm Sỹ Thành, Giám đốc Chương trình nghiên cứu kinh tế Trung Quốc, nguồn vốn của Trung Quốc lãi suất thấp nhưng kèm theo rất nhiều chi phí như phí thực thi hợp đồng, phí đảm bảo. Một trong những điều kiện khi tiếp cận nguồn vốn vay từ Trung Quốc là ký hợp đồng EPC. Nghiên cứu về đầu tư của Trung Quốc dưới hình thức EPC qua trường hợp của ngành điện than đã chỉ rõ các bất cập của dòng vốn này như chậm tiến độ, gặp trục trặc kỹ thuật và nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.

VEPR dẫn chứng từ nhà máy nhiệt điện Cẩm Phả, đơn vị thi công Songling Power Environmental Equipment của Trung Quốc. Từ khi vận hành vào năm 2011 đến nay, nhà máy xảy ra nhiều sự cố gây hậu quả nghiêm trọng như: Phải dừng vận hành trong 4 tháng do cánh quạt của tổ máy phát điện số 2 bị hỏng. Năm 2016, xảy ra sự cố cháy nổ ở phòng ắc quy và hỏng cánh quạt của tổ máy phát điện. Sai sót này khiến nhà máy dừng hoạt động trong 6 tháng, giảm 50% sản lượng điện.

“Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 xây dựng theo hình thức hợp đồng EPC với Trung Quốc và gây ra tác động môi trường. Việc vận chuyển chất thải, hệ thống xả thải không đảm bảo. Tổng cục Môi trường đã xử phạt 62.000 USD vi phạm môi trường. Bên cạnh đó, các nhà máy thủy điện chậm tiến độ cũng đa số do nhà thầu Trung Quốc thực hiện, như Thủy điện An Khe - Kanak chậm tiến độ 2 năm. Thủy điện Thượng Kon Tum, nhà thầu Trung Quốc thiếu thiện chí, chậm tiến độ thi công buộc chủ đầu tư phải chấm dứt hợp đồng và tố tụng dai dẳng, tốn kém...”, ông Phạm Sỹ Thành dẫn ví dụ.

Trước thực trạng này, VEPR khuyến nghị, cơ quan chức năng cần xem xét kỹ với khoản vay và dự án thực hiện theo hình thức EPC để tránh hệ lụy như phụ thuộc tài chính, hiệu quả kinh tế, môi trường.

Năm 2017, vốn FDI Trung Quốc và Hồng Kông đạt 3,7 tỷ USD, năm 2018 tăng lên 5,8 tỷ USD và 6 tháng đầu năm 2019 đã đạt 7,59 tỷ USD.

Theo Bộ Kế hoạch & Đầu tư

(Theo Tiền Phong)

  • Cùng chuyên mục
Loạt nhà máy điện gió nghìn tỷ sắp được Bình Định đấu thầu chọn nhà đầu tư

Loạt nhà máy điện gió nghìn tỷ sắp được Bình Định đấu thầu chọn nhà đầu tư

Bình Định vừa bổ sung 22 khu đất sẽ đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư; trong đó, 8 khu đất sẽ được xây dựng nhà máy điện mặt trời, điện gió và điện địa nhiệt…

Đầu tư - 10/05/2025 15:54

Đà Nẵng nghiên cứu lấn biển, làm đường sắt đô thị nối Quảng Nam

Đà Nẵng nghiên cứu lấn biển, làm đường sắt đô thị nối Quảng Nam

Đà Nẵng lập hai tổ công tác nghiên cứu lấn biển tại vịnh Đà Nẵng và nghiên cứu đầu tư tuyến đường sắt đô thị nối Quảng Nam.

Đầu tư - 10/05/2025 15:53

Nhiều tập đoàn hàng đầu sẽ tham dự Diễn đàn Hợp tác công nghệ cao và Đổi mới sáng tạo Việt Nam – Áo 2025

Nhiều tập đoàn hàng đầu sẽ tham dự Diễn đàn Hợp tác công nghệ cao và Đổi mới sáng tạo Việt Nam – Áo 2025

Sự kiện sẽ diễn ra vào ngày 16/5 tới tại Vienna (Áo) với sự tham dự của các tập đoàn hàng đầu về công nghệ cao và đổi mới sáng tạo của Áo và Việt Nam. Đây là lần đầu tiên Diễn đàn này được tổ chức tại châu Âu.

Đầu tư - 10/05/2025 12:41

Nghị quyết 68: Cơ hội bứt phá cho doanh nghiệp địa ốc?

Nghị quyết 68: Cơ hội bứt phá cho doanh nghiệp địa ốc?

VARS cho rằng, Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển đột phá của thị trường bất động sản trong chu kỳ mới. Trong đó, các chủ thể của thị trường sẽ được hưởng lợi đáng kể từ những thay đổi tích cực trong cách tiếp cận và thiết kế chính sách.

Đầu tư - 10/05/2025 12:40

Việt Nam có thể dẫn đầu thế giới nếu làm AI sức khoẻ

Việt Nam có thể dẫn đầu thế giới nếu làm AI sức khoẻ

Các chuyên gia cho rằng, Việt Nam sở hữu lợi thế lớn về nguồn dữ liệu sức khoẻ và có thể dẫn đầu thế giới nếu công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) về chăm sóc sức khoẻ.

Công nghệ - 10/05/2025 12:38

Bắc Giang muốn AeonMall xây nhanh trung tâm thương mại 7,7ha

Bắc Giang muốn AeonMall xây nhanh trung tâm thương mại 7,7ha

Dự án Trung tâm thương mại kết hợp kinh doanh văn phòng, hoạt động du lịch có tổng mức đầu tư tối thiểu hơn 3.900 tỷ đồng và có thời gian hoạt động 50 năm.

Đầu tư - 10/05/2025 11:07

APEC 2027 có phải là 'liều thuốc tiên' cho bất động sản Phú Quốc?

APEC 2027 có phải là 'liều thuốc tiên' cho bất động sản Phú Quốc?

Trong bối cảnh thị trường bất động sản nghỉ dưỡng gần như "ngủ đông" mấy năm qua, thông tin Phú Quốc được chọn là địa điểm đăng cai APEC 2027 làm dấy hy vọng cho nhiều nhà đầu tư đã đang và sắp đầu tư ở thành phố này. Thậm chí, nhiều người còn hy vọng có sự bùng nổ giống như thị trường Đà Nẵng năm 2017 khi APEC cũng được diễn ra tại đây.

Đầu tư - 10/05/2025 07:36

Doanh nghiệp FDI vẫn quan ngại thủ tục hành chính thuế

Doanh nghiệp FDI vẫn quan ngại thủ tục hành chính thuế

Mặc dù niềm tin kinh doanh của các doanh nghiệp FDI trong năm 2024 đã tăng lên đáng kể, song thủ tục hành chính vẫn là sự phiền hà lớn, trong đó quan ngại nhất vẫn là thủ tục hành chính thuế.

Đầu tư - 09/05/2025 17:37

Hàng trăm 'ông lớn' về chuyển đổi số, AI sẽ ký hợp tác với Tập đoàn FPT

Hàng trăm 'ông lớn' về chuyển đổi số, AI sẽ ký hợp tác với Tập đoàn FPT

Theo ông Vũ Anh Tú, Giám đốc Công nghệ Tập đoàn FPT, sắp tới, sẽ có hơn 300 lãnh đạo các doanh nghiệp hàng đầu về chuyển đổi số, AI trên thế giới đến Đà Nẵng để ký kết hợp tác với FPT.

Công nghệ - 09/05/2025 16:57

'Siêu' đô thị mới của vùng Đông Nam Bộ sau sáp nhập

'Siêu' đô thị mới của vùng Đông Nam Bộ sau sáp nhập

Đề án sáp nhập TP.HCM với Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu đã chính thức trình Chính phủ, hứa hẹn kiến tạo một siêu đô thị mới tại vùng Đông Nam Bộ.

Đầu tư - 09/05/2025 15:42

Dự án xây biệt thự lấn sông Hàn đủ điều kiện bán

Dự án xây biệt thự lấn sông Hàn đủ điều kiện bán

Dự án bất động sản và bến du thuyền Đà Nẵng được thông báo về điều kiện đưa vào kinh doanh đối với nhà ở hình thành trong tương lai.

Đầu tư - 09/05/2025 10:32

Huế thu hồi đất dự án sân golf 1.800 tỷ đồng

Huế thu hồi đất dự án sân golf 1.800 tỷ đồng

UBND TP. Huế vừa có thông báo thu hồi đất Dự án Khu quần thể sân golf Huế của CTCP Thiên An, tại phường Thủy Dương, thị xã Hương Thủy.

Đầu tư - 09/05/2025 08:54

Bình Định nghiên cứu lấy cát nhiễm mặn để san nền cao tốc Quy Nhơn - Pleiku

Bình Định nghiên cứu lấy cát nhiễm mặn để san nền cao tốc Quy Nhơn - Pleiku

Thời gian qua, Bình Định xuất hiện tình trạng thiếu cát xây dựng, vì vậy, địa phương đánh giá việc nghiên cứu vật liệu mới và vật liệu thay thế để san nền phục vụ thi công các công trình là rất cấp thiết.

Đầu tư - 09/05/2025 08:53

RMIT: Thuế quan Mỹ là cú hích cho ngành công nghệ Việt Nam

RMIT: Thuế quan Mỹ là cú hích cho ngành công nghệ Việt Nam

Theo chuyên gia tại Đại học RMIT Việt Nam, các mức thuế mới của Mỹ có thể trở thành cú hích giúp đẩy nhanh quá trình chuyển đổi công nghệ quốc gia của Việt Nam.

Đầu tư - 09/05/2025 07:56

Nhà ở xã hội tại Huế: Nhu cầu vượt khả năng cung ứng của thị trường

Nhà ở xã hội tại Huế: Nhu cầu vượt khả năng cung ứng của thị trường

Nhu cầu NOXH hiện nay ở Huế đang rất cao, bởi những ưu đãi về giá, đáp ứng được cho đối tượng có thu nhập thấp, công nhân trong các khu công nghiệp chưa có nhà ở.

Đầu tư - 09/05/2025 07:20

Quảng Nam muốn đưa nhà máy bia Heineken hoạt động trở lại

Quảng Nam muốn đưa nhà máy bia Heineken hoạt động trở lại

Tỉnh Quảng Nam muốn tiếp tục đưa Nhà máy bia Heineken Quảng Nam đi vào vận hành, hoạt động sản xuất kinh doanh, sử dụng hiệu quả máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất hiện có.

Đầu tư - 09/05/2025 07:19